Nguyên nhân từ phía VPBank.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) (Trang 80 - 81)

T Loại tài sản bảo đảm

2.3.3.1. Nguyên nhân từ phía VPBank.

- Do chịu sức ép chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

- Khâu phân tích thẩm định, giám sát tín dụng cịn nhiều bất cập:

VPBank chưa có bộ phận nghiên cứu ngành nghề, khả năng phân tích, đánh giá ngành nghề, thành phần kinh tế của VPBank cịn yếu kém, thiếu và khơng đưa ra các dự báo và định hướng cho hoạt động tín dụng nhằm khuyến khích và hạn chế vào những ngành nghề phù hợp với khả năng hiện có của NH.

Việc giám sát tín dụng mới chỉ được thực hiện đối với từng khoản vay, còn việc giám sát tổng thể danh mục khoản vay để đánh giá chất lượng tín dụng theo danh mục, đưa ra những cảnh báo và hạn chế mức độ tập trung tín dụng cao vào một ngành hay khu vực kinh tế… chưa được quan tâm

- Trình độ cán bộ tín dụng cịn nhiều bất cập

Con người là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của một NHTM nói chung. Đối với VPBank là một "NH trẻ", nên việc thiếu nguồn nhân lực có trình độ, có kinh nghiệm, có khả năng dự đốn và phân tích là điều khơng thể tránh khỏi. Vấn đề này là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng tới quy trình thẩm định của NH. Sự hiệu quả và khoa học của quy trình tín dụng phụ thuộc rất lớn vào trình độ của CBTD. Hiện nay CBTD làm cơng tác thẩm định trình độ chun mơn chưa đáp ứng u cầu. Từ đó xác định mức cho vay, thời hạn cho vay

từ các dự án sản xuất đang còn nhiều hạn chế. Đặc biệt đối với khâu thẩm định các dự án trung và dài hạn. Bên cạnh đó trình độ và kinh nghiệm của CBTD còn nhiều bất cập trong việc phân tích các thơng tin kinh tế - xã hội, chậm phát hiện các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay.

Công tác đào tạo thiếu tính định hướng và chưa đạt hiệu quả cao, đặc biệt tại các Chi nhánh. Chưa tổ chức được những buổi gặp gỡ, trao đổi với những chuyên gia hàng đầu về kinh tế trong và ngoài nước để nâng cao nghiệp vụ của cán bộ tín dụng.

- Đa dạng hoá khách hàng kém

Đa dạng hoá khách hàng là một trong những biện pháp phòng chống rủi ro. Cơ cấu khách hàng tại VPBank mất cân đối, khách hàng chủ yếu hiện nay vẫn là cá nhân vay tiêu dùng, kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nên tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thị trường bất động sản khó khăn. Thời gian tới, VPBank nên mở rộng đối tượng khách hàng là các cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất kinh doanh hàng hóa phục vụ tiêu dùng, sản xuất, … để phân tán rủi ro tín dụng. Muốn thực hiện việc đa dạng hố này hiệu quả địi hỏi Ngân hàng phải có chính sách và biện pháp phù hợp thu hút khách hàng nhất là những khách hàng có khả năng tài chính lành mạnh.

- Hệ thống báo cáo tín dụng chưa kịp thời và chính xác

Các báo cáo hầu như đều thiếu sự phân tích tập trung, cũng như chưa đưa ra các nguyên nhân biến động, đề xuất giải pháp khắc phục.

- Hệ thống công nghệ thông tin cần phải đầu tư nhiều hơn

Số liệu lưu trên hệ thống T24 chưa được chi tiết. Một chi nhánh không thể kiểm tra số liệu tín dụng của một khách hàng tại chi nhánh khác có thể dẫn tới cho vay vượt thẩm quyền, quyết định cho vay khơng chính xác.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w