Môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) (Trang 83 - 85)

T Loại tài sản bảo đảm

2.3.3.4.Môi trường pháp lý

- Xử lý tài sản đảm bảo, nợ xấu còn nhiều bất cập: Trong thực tế VPBank gặp khơng ít khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo. Hầu hết các khoản vay của khách hàng đều có tài sản đảm bảo nhưng việc xử lý nó để thu hồi nợ là hết sức khó khăn. Loại trừ một số ít tài sản được định giá vượt khung, tài sản gặp rắc rối về quyền sở hữu, các tài sản đầy đủ giấy tờ sở hữu cũng gặp khơng ít khó khăn trong quá trình xử lý. Sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật cũng làm cho ngân hàng lúng túng trong việc xử lý. Hầu hết các NHTM nói chung và VPBank nói riêng đều gặp khó khăn sau trong việc xử lý tài sản đảm bảo:

Trong các điều khoản của Hợp đồng đảm bảo, VPBank luôn ràng buộc điều kiện "Khi khách hàng vi phạm các điều khoản của Hợp đồng tín dụng thì VPBank được tồn quyền xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ". Trên thực tế, nếu không đạt được sự thoả thuận với khách hàng hoặc khách hàng khơng hợp tác, cố tình chây lỳ để kéo dài thời gian trả nợ thì VPBank chỉ cịn cách khởi kiện.

Luật pháp và các công cụ thực thi pháp luật chưa nghiêm minh, chưa hỗ trợ đầy đủ cho NHTM chủ động xử lý tài sản đảm bảo mà khơng có sự can thiệp của

Tồ án. Do đó, dù có thẩm quyền của Tồ án, NHTM vẫn cịn gặp trở ngại vì khâu thi hành án cịn chậm. Tiếp đến là sự phối hợp khơng đồng đều giữa cơ quan thẩm định, cơ quan bán đấu giá,... Từ lúc khởi kiện đến cưỡng chế, thi hành một vụ mất ít nhất 2 năm, trung bình mất 8-9 năm.

- Hệ thống kế toán, kiểm tốn cịn nhiều bất cập và chưa hồn tồn thống nhất với các chuẩn mực kế toán. Các doanh nghiệp thường cung cấp những số liệu báo cáo tài chính khơng chính xác. Thậm chí cịn có những doanh nghiệp sử dụng đồng thời hai hệ thống kế tốn, một ln lỗ hay lợi nhuận thấp để đối phó với cơ quan thuế và một rất đẹp đẽ khi đặt quan hệ giao dịch với ngân hàng. Vì vậy các số liệu và tình hình tài chính doanh nghiệp cung cấp cho VPBank cũng nằm trong quy luật chung đó làm cho việc tính tốn trong cơng tác tín dụng đối với khách hàng thiếu chính xác gây những rủi ro khơng đáng có.

Tóm lại chương 2: Thơng qua phân tích thực trạng cơng tác hạn chế RRTD

tại VPBank, tác giả đã nhận thấy bên cạnh những thành tựu mà VPBank đã đạt được thì cịn rất nhiều khó khăn cần tháo gỡ. Đây là những căn cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hạn chế RRTD tại VPBank trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) (Trang 83 - 85)