Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) (Trang 43)

- Khả năng nhận diện RRTD: NHTM cần có cách nhận ra những dấu hiệu ban đầu của khoản vay có vấn đề và có những biện pháp cần thiết để ngăn chặn hoặc xử lý chúng. Việc nhận diện được các dấu hiệu rủi ro thực tế không dễ dàng. Nếu NHTM phát hiện ra được nhiều, chính xác dấu hiệu xảy ra RRTD thì từ đó sẽ có hướng để áp dụng các biện pháp ngăn ngừa hoặc hạn chế RRTD đó. Nếu làm tốt điều này thì các biện pháp hạn chế RRTD của NHTM đã thành công. Ngược lại, nếu không nhận diện rõ RRTD thì các biện pháp của NHTM sẽ không có tác dụng gì, thậm chí còn vô ích.

cán bộ tín dụng thường không nhất trí về cách xem xét các tiêu chí định tính như: chất lượng quản lý, đặc điểm ngành nghề, khả năng cạnh tranh. Do đó chất lượng của việc đánh giá RRTD theo phương pháp định tính phụ thuộc nhiều vào khả năng, trình độ của cán bộ tín dụng. Hơn nữa quá trình đánh giá RRTD phụ thuộc vào tâm lý và nhiều yếu tố chủ quan khác của cán bộ tín dụng. Tất cả những điều đó làm cho công tác đánh giá rủi ro theo phương pháp định tính trở nên rất khó để xác định, thẩm tra.

- Cơ cấu tổ chức tín dụng: Cơ cấu tổ chức tín dụng được tổ chức tốt khoa học, là một phương thức hạn chế RRTD tốt. Một khi cơ cấu tín dụng không đảm bảo phân định trách nhiệm và nhiệm vụ trong quá trình hoạt động (cán bộ tín dụng thực hiện toàn bộ các công việc từ tiếp nhận hồ sơ vay vốn, tiến hành thẩm định; đề xuầt cho vay; thực hiên giải ngân và kiểm soát sau) hoặc cơ cấu tổ chức thiếu quy định trách nhiệm rõ ràng trong khâu phê duyệt tín dụng sẽ dẫn đến việc hạn chế RRTD gặp khó khăn

- Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng không những được coi là các văn bản chỉ đạo hoạt động và hướng dẫn hoạt động tín dụng hàng ngày mà còn được gọi là một phương thức quản trị RRTD đang được các NHTM triển khai trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây vẫn cho thấy chính sách, quy trình tín dụng của NHTM Việt Nam còn nhiều bất cập: vẫn chưa có hệ thống định lượng rủi ro chính thức khiến việc đo lường chất lượng danh mục tín dụng và mức độ RRTD gặp nhiều khó khăn, quy trình giám sát và quản lý tín dụng không được quy định rõ ràng và có xu hướng tập trung vào tuân thủ quy trình hơn là đảm bảo chất lượng tài sản,... Tất cả những bất cập, yếu kém về quy trình, chính sách tín dụng đó đang kìm hãm hiệu quả của các biện pháp quản trị RRTD mà các NHTM Việt Nam đang thực thi

- Đội ngũ cán bộ NHTM: là một trong những nhân tố gây ra RRTD, tác động tới việc thực thi các biện pháp quản trị RRTD. Đội ngũ cán bộ với phẩm chất đạo đức, năng lực nghề nghiệp, sức khỏe và tinh thần trách nhiệm luôn là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến việc triển khai các biện pháp quản trị RRTD. Chất lượng cán bộ tín dụng được đề cập đến bao gồm trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) (Trang 43)