Tiêu chí đánh giá kết quả của việc hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) (Trang 42 - 43)

Kết quả của công tác hạn chế RRTD thực chất là kết quả của việc thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn khả năng RRTD xảy ra đối với hoạt động tín dụng. Có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác quản trị RRTD nhưng luận văn chỉ xin đề cập đến một số chỉ tiêu chủ yếu hiện nay các NHTM thường sử dụng, đó là các chỉ tiêu: nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ quá hạn/tổng dư

nợ, tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ xấu/tổng dư nợ.

- Các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ quá hạn/tổng dư nợ, tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ xấu/tổng dư nợ cao thể hiện chất lượng tín dụng có dấu hiệu suy giảm, cơng tác hạn chế RRTD chưa đạt hiệu quả.

- So sánh giữa tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của NHTM với giới hạn cho phép của Ngân hàng nhà nước (ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn <=10% và tỷ lệ nợ xấu <=5%), với mức trung bình của của hệ thống các NHTM. Nếu tỷ lệ này thấp hơn so với giới hạn và thấp hơn mức trung bình của ngành thì cơng tác hạn chế RRTD hiệu quả.

- Dư nợ quá hạn phát sinh trong năm đánh giá so với tổng dư nợ quá hạn; Dư nợ xấu phát sinh trong năm đánh giá so với tổng dư nợ xấu. Trường hợp những tỷ số này cao chứng tỏ nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng gia tăng, cơng tác hạn chế rủi ro chưa đảm bảo….

Tuy nhiên ngồi việc đánh giá các chỉ tiêu cần đề cập đến các khoản vay chưa đến hạn thanh tốn tiềm ẩn rủi ro, có dấu hiệu suy giảm chất lượng tín dụng (các khoản tín dụng có vấn đề), những khoản nợ có dấu hiệu chuyển Nợ xấu

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w