- Mơi trường pháp lý có ảnh hưởng lớn đến việc hạn chế RRTD. Nếu môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ sẽ góp phần tích cực vào hiệu quả của các biện pháp hạn chế RRTD. Ngược lại, nếu môi trường pháp lý không đồng bộ, không phù hợp với xu thế phát triển kinh tế hiện tại sẽ tạo môi trường pháp lý cạnh tranh không lành mạnh, tạo ra nhiều kẽ hở để các doanh nghiệp làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau và lừa đảo chính NHTM. Khi đó việc triển khai các biện pháp hạn chế RRTD tại NHTM sẽ gặp khó khăn thậm chí thực thi sẽ khơng có tác dụng.
- Những biến động của nền kinh tế thị trường như: lạm phát, biến động tỷ giá, suy thối,... ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp kinh doanh, trong đó có khách hàng vay vốn của NHTM. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cho NHTM, gây ra RRTD ở các mức độ khác nhau cho NHTM tuỳ thuộc vào mức độ triển khai các biện pháp hạn chế RRTD của NHTM.
- Mơi trường chính trị, văn hố - xã hội có ảnh hưởng tới các biện pháp hạn chế RRTD của NHTM. Tuy nhiên các ảnh hưởng này là khơng rõ nét và khơng mang tính chất quyết định đến hiệu quả của các biện pháp hạn chế RRTD. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như thiên tai, hoả hoạn gây ra sự cố cho hệ thống công nghệ NHTM đang vận hành, hoặc làm cho NHTM không thể triển khai được các biện pháp hạn chế RRTD,...
Tóm lại, Chương 1 tác giả đã hệ thống hoá và làm rõ hơn một số vấn đề về
khái niệm, các chỉ tiêu phản ánh RRTD tại NHTM. Đặc biệt luận văn đi sâu nghiên cứu và phân tích các nội dung của hạn chế RRTD, chỉ tiêu đánh giá kết quả và các nhân tố ảnh hưởng tới hạn chế RRTD tại NHTM. Đây là nền tảng lý thuyết cơ bản để phân tích và đánh giá thực trạng hạn chế RRTD tại VPBank.