Những vấn đề chung của nền kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) (Trang 82 - 83)

T Loại tài sản bảo đảm

2.3.3.3.Những vấn đề chung của nền kinh tế xã hộ

- Hoạt động tín dụng của VPBank đều có quan hệ đến sự phát triển của nền kinh tế. Trong giai đoạn này, tỷ lệ lạm phát nền kinh tế cũng có sự biến động mạnh: chỉ số CPI năm 2010, 2011 lần lượt là 11,75%, 18,12%. Điều này gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh: đó là sự tăng giá nguyên vật liệu, năng lượng,... gây khó khăn về tài chính và dẫn tới nhu cầu tín dụng tăng. Đặc biệt nợ trong thời điểm này không thay đổi tương ứng với sức mua đồng tiền vì vậy đã trở nên gánh nặng đối với người đi vay, kết quả là không trả được nợ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Sự biến động lãi suất của một số đồng tiền mạnh đã ảnh hưởng rất lớn đặc biệt lãi suất huy động luôn phải điều chỉnh tăng. Chính vấn đề này tạo áp lực cho

người dân và cả doanh nghiệp trong khi nhu cầu vay vốn ngày càng lớn. Khi lãi suất huy động tăng tất yếu sẽ làm lãi suất cho vay sẽ tăng điều này cũng đồng nghĩa với khả năng gia tăng nợ khó đòi, đây cũng là rủi ro lớn nhất mà các NHTM phải đối mặt nói chung và VPBank nói riêng.

- Việt Nam đang trong quá trình đổi mới và hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực, nên các chính sách vĩ mô luôn luôn được điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh đất nước và thông lệ thế giới. Vì vậy sự thay đổi này sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, sẽ tạo bất lợi cho những doanh nghiệp nào chưa kịp thích ứng, dễ gây nên rủi ro trong kinh doanh dẫn tới mất khả năng thanh toán.

- Việc thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn hạn chế: Ảnh hưởng đến thời gian thanh toán do dùng trực tiếp bằng tiền mặt, đồng thời khó khăn cho VPBank khi kiểm soát dòng tiền và đánh giá trả nợ của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) (Trang 82 - 83)