Những kết quả đạt được trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại VPBank

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) (Trang 77 - 78)

T Loại tài sản bảo đảm

2.3.1. Những kết quả đạt được trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại VPBank

Từ thực trạng về tình hình RRTD và thực trạng về cơng tác hạn chế RRTD tại VPBank như đã trình bày ở trên có thể đánh giá khái quát những kết quả đạt được và những mặt hạn chế trong quản trị RRTD tại VPBank như sau:

2.3.1. Những kết quả đạt được trong cơng tác hạn chế rủi ro tín dụng tạiVPBank VPBank

Một là, Duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp

Qua các số liệu về tỷ lệ nợ quá hạn trong bảng 2.4, tỷ lệ nợ quá hạn tại VPBank đang được duy trì ở mức thấp. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu đang duy trì ở mức 1,82% vào cuối năm 2011. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với mức quy định của Ngân hàng nhà nước (5%) và mức trung bình của hệ thống NHTM (3,5%).

Hai là, Quy định, quy trình, quy chế, chính sách liên quan đến tín dụng thường

xuyên được cập nhật, điều chỉnh, ban hành kịp thời phù hợp với thực tế hoạt động tín dụng từng thời kỳ, phù hợp với quy định của Ngân hàng nhà nước. Điều này giúp các chi nhánh cho vay trên toàn hệ thống phát triển tín dụng theo đúng định hướng của Ngân hàng, của Nhà nước và giảm thiểu rủi ro cho VPBank.

Ba là, Quy trình cấp tín dụng được xây dựng bước đầu đã phân tách rõ trách

nhiệm của từng bộ phận liên quan tuy chưa đảm bảo tính khách quan triệt để trong việc thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng nhưng cũng đã phần nào hạn chế sự tập trung quyền chi phối trong việc cho vay của những cấp lãnh đạo như trưởng phòng giao dịch, giám đốc chi nhánh.

+ Đã có sự phân tách giữa khâu thẩm định cho vay và thẩm định tài sản bảo đảm: việc thẩm định tài sản bảo đảm sẽ do cán bộ thuộc Phòng thẩm định tài sản trực thuộc Hội sở chính thực hiện, Cán bộ tín dụng sẽ thẩm định khách hàng về tư cách pháp lý, phương án vay vốn, năng lực tài chính…

+ Đã có sự phân tách giữa khâu thẩm định cho vay, phê duyệt tín dụng và giải ngân: Cán bộ tín dụng thu thập hồ sơ tín dụng, thẩm định khách hàng và đề xuất cho vay, sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt đồng ý cấp tín dụng thì Ban quản lý

tín dụng các chi nhánh chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ khách hàng, hồ sơ giải ngân đảm bảo đúng quy định của VPBank, quy định phê duyệt cụ thể.

Bốn là, Đã chú trọng đến công tác kiểm tra, kiểm tốn định kỳ thơng qua các

đợt kiểm toán nội bộ. Việc kiểm toán định kỳ được thực hiện tại các chi nhánh trong hệ thống của Ngân hàng theo kế hoạch hàng năm hoặc yêu cầu kiểm tra đột xuất. Khối kiểm toán nội bộ đã phát hiện nhiều sai sót trong vận hành quy trình tín dụng tại các chi nhánh như: cho vay vượt quyền phán quyết, họp ban tín dụng khơng đầy đủ, chậm nhập kho tài sản bảo đảm, điều kiện giải ngân sai lệch so với phê duyệt… để đưa ra những kiến nghị mang tính cảnh báo hoặc đề nghị chỉnh sửa kịp thời, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w