Nhận diện rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) (Trang 32 - 35)

Nhận diện RRTD qua đó có những biện pháp tối ưu giúp ngăn ngừa và xử lý các khoản tín dụng có rủi ro là khâu quan trọng, quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

a) Nhóm dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía khách hàng

Việc kinh doanh khó có thể thất bại qua một đêm, do vậy thất bại đó thường có một vài dấu hiệu xuất hiện trước để báo động. Có dấu hiệu biểu hiện mờ nhạt, có dấu hiệu biểu hiện rất rõ ràng. Ngân hàng cần có cách nhận ra những dấu hiệu ban đầu của khoản vay có vấn đề và phải có hành động cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc xử lý chúng. Nhưng đơi khi có một số dấu hiệu phải mất một q trình lâu dài mới có thể nhận ra được. Chính vì vậy, ngân hàng cần phải có biện pháp nhận biết một cách có hệ thống trong q trình phân tích thơng qua các yếu tố nhất định. Dấu hiệu rủi ro tín dụng phát sinh từ phía khách hàng có thể được chia ra 5 nhóm sau:

* Nhóm 1: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng:

- Trong quá trình hạch tốn kinh doanh của khách hàng, tình hình sử dụng tài khoản của khách hàng qua một quá trình sẽ cung cấp cho ngân hàng một dấu hiệu quan trọng về tình trạng tài chính của khách hàng ví dụ: khách hàng khó khăn trong thanh tốn tiền lương, tăng mức sử dụng bình quân trong các tài khoản, thường xuyên yêu cầu hỗ trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác nhau…

- Trong hoạt động cho vay khách hàng có mức độ vay thường xun gia tăng, thanh tốn chậm các khoản nợ gốc và lãi, thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến, sử dụng vốn vay sai mục đích.

- Trong phương thức tài chính, khách hàng sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động phát triển dài hạn, chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ

đắt nhất như thường xuyên sử dụng nghiệp vụ chiết khấu các khoản phải trả, các hệ số thanh tốn phát triển theo chiều hướng xấu, có biểu hiện giảm vốn điều lệ.

* Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu liên quan tới phương pháp quản lý của khách hàng:

- Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị, ban điều hành; gây mâu thuẫn nội bộ, bất đồng về mục đích quản trị…

- Trong cơng tác điều hành thể hiện sự thiếu trách nhiệm của ban hội đồng quản trị và ban điều hành, thiếu quan tâm đến lợi ích của cổ đơng, của chủ nợ; thun chuyển nhân viên diễn ra thường xun… Quản lý có tính gia đình biểu hiện thiếu tin tưởng vào những người quản lý khơng thuộc gia đình, cho thành viên của gia đình chưa được đào tạo, huấn luyện đầy đủ đảm đương vị trí then chốt. Xảy ra tranh chấp trong q trình quản lý giữa các thành viên trong công ty; phát sinh các chi phí quản lý bất hợp lý…

* Nhóm 3: Nhóm các dấu hiệu liên quan tới các ưu tiên trong kinh doanh:

- Dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: Khách hàng bị ấn tượng bởi một hợp đồng có quy mơ lớn, lợi nhuận cao nhưng không lường trước được khả năng đáp ứng của chính khách hàng và dễ gặp phải vấn đề rủi ro về thời gian và vốn...

- Sự cấp bách khơng thích hợp: do áp lực nội bộ dẫn tới việc tung sản phẩm dịch vụ quá sớm, các hạn mức kinh doanh đưa ra không thực tế, tạo mong đợi trên thị trường khơng đúng lúc.

* Nhóm 4: Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật và thương mại biểu hiện:

- Khách hàng khó khăn trong việc phát triển sản phẩm, các sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao, có sự cắt giảm các chi phí sửa chữa... Do nhu cầu thay đổi của thị trường với khả năng hạn hẹp về vốn, về chiến lược phát triển khách hàng không cập nhật được các kỹ thuật mới từ đó khơng đáp ứng được thị hiếu mới của khách hàng. Bị ứ đọng hàng hoá lớn, vốn lưu động giảm, chậm thanh toán với nhà cung ứng nguyên vật liệu dẫn đến mất lòng tin ở nhà cung ứng.

- Hơn nữa, do những thay đổi về chính sách bảo hộ doanh nghiệp trong nước, hàng hoá ngoại nhập tràn lan với tính năng mới, giá cả hợp lý... sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp không chủ động đổi mới cách thức tổ chức quản lư sản xuất.

* Nhóm 5: Nhóm các dấu hiệu về xử lý thơng tin tài chính, kế tốn của khách hàng thể hiện:

- Khách hàng chậm trễ hay trì hỗn nộp báo cáo tài chính, hoặc nộp khơng đầy đủ. - Những kết luận phân tích tài chính cho thấy: sự gia tăng khơng cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên, khả năng tiền mặt giảm, doanh số bán tăng nhưng lợi nhuận thu được giảm hoặc khơng có lợi nhuận, các tài khoản hạch tốn vốn điều lệ khơng khớp, số khách hàng nợ tăng nhanh và có thời hạn thanh tốn nợ kéo dài, hoạt động không hiệu quả lỗ thường xuyên, thường lệ thuộc vào sản phẩm bất thường để thu lợi nhuận... Ngồi ra, cịn có những dấu hiệu phi tài chính khác như: dấu hiệu về đạo đức, sự xuống cấp trông thấy của nơi kinh doanh...

Trên đây là những dấu hiệu cần thiết thể hiện món vay có an tồn hay khơng, mà các ngân hàng cần quan tâm trong q trình phân tích tín dụng trên giác độ rủi ro.

b) Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng

- Sự đánh giá và phân loại khơng chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng ví dụ như: đánh giá quá cao năng lực tài chính của khách hàng so với thực tế, đánh giá khách hàng không chỉ thông qua thông tin tĩnh do khách hàng cung cấp mà thiếu đi các thông tin động và những thông tin nhạy cảm từ các kênh thông tin khác. Bỏ qua các nghi ngờ được phản ánh qua cấu trúc và cơ cấu của số liệu khi phân tích các dữ liệu tài chính, có dấu hiệu che dấu việc đảo nợ của khách hàng thông qua việc cấp đều đặn thường xuyên và liên tục các khoản vay mới hay che dấu nợ quá hạn thông qua việc điều chỉnh kỳ hạn nợ và gia hạn nợ tràn lan, vơ lối thiếu căn cứ xác thực.

- Cấp tín dụng dựa trên những cam kết khơng chắc chắn và thiếu tính đảm bảo của khách hàng về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn hay các lợi ích do khách hàng đem lại từ khoản tín dụng được cấp.

- Tác động tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng; Cho vay dựa trên các sự kiện bất thường có thể xảy ra chẳng hạn như sát nhập, thay đổi địa vị pháp lý từ chi nhánh lên cơng ty con hạch tốn độc lập.

- Soạn thảo các điều kiện trong hợp đồng tín dụng mập mờ, khơng rõ ràng; khơng xác định rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay; cố ý thoả hiệp các nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có tiềm ẩn rủi ro.

- Chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc lỏng lẻo để kẽ hở cho khách hàng lợi dụng.

- Cung cấp tín dụng với khối lượng lớn cho các khách hàng không phụ thuộc phân đoạn thị trường tối ưu của ngân hàng;

- Hồ sơ tín dụng khơng đầy đủ, thiếu sự tn thủ các quy định hiện hành về phê duyệt tín dụng.

- Các khuynh hướng cạnh tranh thái quá, giảm thấp lãi suất cho vay, phí dịch vụ hay thực hiện chiến lược giữ chân khách hàng bằng khoản tín dụng mới để họ khơng quan hệ với các tổ chức tín dụng khác mặc dù biết rõ các khoản tín dụng định cấp tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w