2.2.1.1.Cơ sở pháp lý
2.2.3.4. Mức độ trích lập dự phịng rủi ro và tổn thất tín dụng
Việc trích lập dự phịng rủi ro của VPBank được thực hiện định kỳ hàng tháng theo đúng dư nợ quá hạn thực tế và giá trị tài sản bảo đảm, tỷ lệ trích lập thực hiện theo đúng Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý RRTD trong hoạt động NHTM của TCTD và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 493 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Quỹ dự phòng rủi ro của VPBank tăng đều qua các năm tương ứng với việc tăng của dư nợ quá hạn.
Bảng 2.10: Trích lập dự phịng rủi ro tín dụng qua các năm
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng
Dư đầu kỳ 92,5 130,5 229,2
Số tiền trích trong năm 40 101 88 229
Số tiền dự phịng sử dụng
để XLRR trong năm 2 2,3 3 7,3
Dư cuối kỳ 130,5 229,2 314,2
Nguồn: Báo cáo tín dụng VPBank năm 2009-2011
Quỹ dự phịng trích lập đóng vai trị quan trọng việc chống đỡ rủi ro; tài sản đảm bảo được coi là nguồn trả nợ thứ cấp khi Khách hàng không trả được nợ đồng thời nhằm tăng trách nhiệm của người đi vay đối với NHTM.
Tổn thất tín dụng được thể hiện qua số tiền dùng quỹ dự phòng để xử lý RRTD hàng năm sau khi đã trừ đi phần thu hồi được từ những khoản nợ khó địi đã được xử lý bằng quỹ dự phịng. Mức độ tổn thất tín dụng của VPBank trong 3 năm qua từ năm 2009 đến năm 2011 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.11: Mức độ tổn thất tín dụng qua các năm
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị Giá trị +/-10/09(%) Giátrị +/-11/10(%)
1 Số dư quỹ dự phòngRRTD 92,5 130,5 41,08% 229,2 75,63% 2 Dư nợ xấu được xử lýbằng quỹ dự phòng 2 2,3 15,00% 3 30,43% 3 Số nợ đã xử lý bằng quỹdự phòng thu hồi được 0,8 1 25,00% 1,2 20,00% 4 Tổng mức độ tổn thất tíndụng (=2-3) 1,2 1,3 8,33% 1,8 38,46%
Thời gian vừa qua, với phương châm kinh doanh tín dụng “bảo thủ”, VPBank cho vay khách hàng phải có tài sản bảo đảm, chỉ tín chấp đối với trường hợp vay thấu chi, vay thơng qua phát hành thẻ tín dụng. Dư nợ xấu được xử lý bằng quỹ dự phòng chủ yếu là khoản nợ xấu do vay thấu chi, vay thẻ tín dụng nên giá trị nhỏ, mức độ tổn thất tín dụng tại VPBank là nhỏ. Tuy nhiên thời gian tới, vì muốn mở rộng thị phần VPBank đã dần nới rộng hoạt động tín dụng, cho vay một phần tín chấp, một phần bảo đảm bằng tài sản nên mức độ rủi ro cao hơn đặt ra u cầu VPBank phải ngày càng hồn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng của mình để đảm bảo phát triển bền vững.