2.2.1.1.Cơ sở pháp lý
2.2.3.1. Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu
Bảng 2.4: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu tại VPBank
Đơn vị: tỷ đồng
T
T Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị Giá trị +/- 10/09 (%) Giá trị +/- 11/10 (%) 1 Tổng dư nợ 15.813 25.324 60,15% 29.184 15,24% 2 Nợ xấu 258 304 17,90% 531 74,78% 3 Nợ nhóm 2 1.075 1.418 31,89% 2.539 79,04% 4 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,63 1,20 1,82 5 Tỷ lệ nợ nhóm 2 (%) 6,8 5,6 8,7
Nguồn: Báo cáo tín dụng VPBank năm 2009-2011
Năm 2010, dư nợ tín dụng tăng trưởng 60,15% so với năm 2009 trong khi nợ xấu và nợ quá hạn vẫn được kiểm soát khá tốt thể hiện ở tốc độ tăng nợ xấu, nợ nhóm 2 so với năm 2009 lần lượt là 17,9% và 31,89%, tỷ lệ nợ xấu năm 2009 và 2010 là 1,63% và 1,2%, tỷ lệ nợ nhóm 2 năm 2009 và 2010 là 6,8% và 5,6%.
Sang năm 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ là 15,24% trong khi nợ xấu và nợ nhóm 2 tăng đột biến 74,78% và 79,04% so với năm 2010, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 vẫn ở mức chấp nhận được là 1,82% và 8,7%.
Trong năm 2011, mặc dù VPBank đã có nhiều thay đổi về chính sách, quy trình tín dụng,… để hạn chế RRTD nhưng do nguyên nhân khách quan xuất phát từ nền
kinh tế như: giá cả nguyên vật liệu leo thang, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát cao khiến cho khiến cho nguồn trả nợ của khách hàng giảm sút, khách hàng không có khả năng trả nợ cho VPBank đúng hạn. Muốn hạn chế việc này đòi hỏi phải có sự điều tiết của chính phủ ổn định nền kinh tế, thúc đẩy luân chuyển hàng hóa, tăng tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán.
Bảng 2.5: Phân tích nợ xấu theo nhóm nợ
Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giá trị +/- 10/09 (%) Giá trị +/- 11/10 (%) Tổng dư nợ xấu. Trong đó 258 304 17,90% 531 74,78% 1 Nhóm 3 130 190 46,15% 300 57,89% Tỷ trọng/NPL (%) 50% 63% 56% 2 Nhóm 4 120 95 -20,83% 180 89,47% Tỷ trọng/NPL (%) 47% 31% 34% 3 Nhóm 5 8 19 143,66% 51 170,80% Tỷ trọng/NPL (%) 3% 6% 10%
Nguồn: Báo cáo tín dụng VPBank năm 2009-2011
Tương tự như sự biến động của nợ quá hạn và nợ xấu, từng nhóm nợ trong tổng nợ xấu cũng biến động: năm 2010 biến động ít, năm 2011 biến động nhiều theo chiều hướng gia tăng. Năm 2010, nợ nhóm 3 tăng 46,15% so với năm 2009, sang năm 2011 nợ nhóm 3 tăng 57,89% so với năm 2010. Năm 2010, nợ nhóm 4 giảm 20,83% so với năm 2009, sang năm 2011 nợ nhóm 4 tăng đột biến 89,47% so với năm 2010. Năm 2010, nợ nhóm 5 tăng 143,66% so với năm 2009, sang năm 2011 nợ nhóm 5 tăng 170,80% so với năm 2010.
Để phân tích sự biến động này là do nguyên nhân nào, ta hãy phân tích cụ thể nợ xấu theo thành phần kinh tế và theo kỳ hạn vay.
Bảng 2.6: Cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng dư nợ 15.813 100,00% 25.324 100,00% 29.184 100,00% Công ty CP + Công ty TNHH 6.184 39,10% 10.100 39,88% 14.172 48,56% DNTN + và Hợp tác xã 474 3,00% 793 3,13% 1.132 3,88% Cá nhân 9.155 57,90% 14.431 56,99% 13.880 47,56% Nợ xấu 258 100,00% 304 100,00% 531 100,00% Công ty CP + Công ty TNHH 133 51,50% 159 52,29% 381 71,76% DNTN + và Hợp tác xã - 0,00% - 0,00% - Cá nhân 125 48,50% 145 47,71% 150 28,24% Tỷ lệ dư nợ xấu/tổng dư nợ 1,63% 100,00% 1,20% 100,00% 1,82% 100,00% Công ty CP + Công ty TNHH 0,84% 51,50% 0,63% 52,29% 1,31% 71,76% DNTN + và Hợp tác xã 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% Cá nhân 0,79% 48,50% 0,57% 47,71% 0,51% 28,24%
Nguồn: Báo cáo tín dụng VPBank năm 2009-2011
Theo số liệu bảng trên ta thấy, tỷ trọng dư nợ xấu của nhóm khách hàng doanh nghiệp trong tổng dư nợ xấu toàn ngân hàng luôn chiếm trên 50% và tăng đột biến lên 71,76% vào năm 2011. Nguyên nhân là do các khách hàng có nợ xấu tại VPBank chủ yếu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản. Năm 2011, thị trường bất động sản đã hoàn toàn chấm dứt chuỗi ngày tăng giá và bước vào vòng xoáy lao dốc, tính thanh khoản trên thị trường giảm sút, cầu giảm. Nhìn
thấy trước vấn đề này, từ đầu năm 2011, VPBank đã có những chỉ thị chỉ đạo định hướng tín dụng như: đẩy mạnh cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, tạm dừng cho vay kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán, hạn chế cho vay tiêu dùng (giảm tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm đối với các khoản cho vay tiêu dùng bớt 10% so với tỷ lệ quy định hiện hành), tạm dừng việc nhận tài sản bảo đảm là nhà, đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng là do: các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng không thu hồi được tiền từ các chủ đầu tư nên không có khả năng trả nợ các khoản vay từ trước, các khoản vay bất động sản của cá nhân không trả được đúng hạn do nguồn trả nợ từ bán bất động sản.
Bên cạnh việc thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, VPBank cũng liên tục có những chỉ đạo về việc tích cực đôn đốc xử lý và thu hồi nợ quá hạn, giảm tỷ lệ nợ xấu như:
- Mỗi tuần 1 lần, các nhân viên quản lý tín dụng và cán bộ tín dụng phải lập và cập nhật danh sách nợ sắp đến hạn trong thời gian 1 tháng sắp tới để thông báo tới từng khách hàng, để khách hàng chủ động thu xếp kế hoạch trả nợ, và để nắm bắt kịp thời các khách hàng có khó khăn, có khả năng không thu xếp kịp tiền trả nợ đúng hạn để có biện pháp xử lý thích hợp.
- Các đơn vị cho vay tự rà soát, củng cố hồ sơ tất cả các khoản tín dụng, bảo đảm chặt chẽ về mặt pháp lý để sẵn sàng cho việc xử lý bằng các biện pháp, chế tài theo quy định của pháp luật.
- Đối với các khoản nợ đã bắt đầu quá hạn, các đơn vị cho vay phải thường xuyên đôn đốc, trực tiếp gặp khách hàng để trao đổi về các kế hoạch xử lý nợ, kế hoạch trả nợ cụ thể của khách hàng cho đến khi toàn bộ dư nợ quá hạn đã thu hồi hết.
- Các chi nhánh nếu có dư nợ xấu từ 5 tỷ đồng trở lên thì cần lập Ban xử lý nợ chuyên trách để xử lý nợ một cách thường xuyên, sâu sát hơn.
- Hàng tuần, các đơn vị cho vay phải báo cáo về kết quả xử lý thu hồi nợ tại chi nhánh để Ban tổng giám đốc biết và có những chỉ đạo kịp thời.
Với sự nỗ lực cố gắng của bản thân mỗi đơn vị cho vay trong việc thu hồi nợ, sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Ban lãnh đạo Ngân hàng mà VPBank đã duy trì tỷ lệ
nợ xấu cả năm 2011 ở mức thấp 1,82% trong điều kiện khó khăn. Đây có thể được đánh giá là một thành tích của VPBank trong việc hạn chế RRTD. Tuy nhiên, để công tác hạn chế RRTD hiệu quả hơn nữa, đội ngũ cán bộ tín dụng tại VPBank phải được đào tạo thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn, có kiến thức sâu rộng về nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh tế khác nhau từ đó nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng đặc biệt là thẩm định khách hàng doanh nghiệp, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu của nhóm khách hàng doanh nghiệp trong tổng dư nợ tại VPBank như hiện nay.
Bảng 2.7: Phân tích nợ xấu theo kỳ hạn
Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giá trị Giá trị +/-10/09 (%) Giá trị +/-11/10 (%) 1 Tổng dư nợ xấu 258 304 17,90% 531 74,78% 2 Ngắn hạn 2.1 Dư nợ ngắn hạn 11.235 17.726 57,77% 20.500 15,65% 2.2 Dư nợ xấu ngắn hạn 150 180 20,00% 250 38,89% 2.3 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn/tổng dư nợ ngắn hạn (=2.2/1.2) 1,34% 1,02% 1,22% 2.4 Tỷ trọng nợ xấu ngắnhạn/NPL (=2.2/1) 58,20% 59,23% 47,07% 3 Trung dài hạn
3.1 Dư nợ trung dài hạn 4.578 7.598 65,97% 8.684 14,29% 3.2 Dư nợ xấu trung dài hạn 108 124 14,98% 281 126,94% 3.3 Tỷ lệ nợ xấu trunghạn/tổng dư nợ trung hạn
(=3.2/3.1) 2,35% 1,63% 3,24%
3.4 Tỷ trọng nợ xấu trunghạn/NPL (=3.2/1) 41,80% 40,77% 52,93% Nguồn: Báo cáo tín dụng VPBank năm 2009-2011
(có kỳ hạn <=12 tháng). Các khoản vay ngắn hạn trung bình chiếm khoảng 70% tổng dư nợ qua các năm. Điều này là hợp lý vì nguồn vốn huy động của VPBank chủ yếu là nguồn ngắn hạn từ tiết kiệm dân cư. Việc VPBank duy trì tỷ lệ cho vay ngắn hạn cao là thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng;
Tuy tỷ lệ cho vay trung dài hạn chỉ chiếm khoảng 30% tổng dư nợ nhưng tỷ lệ nợ xấu trong danh mục cho vay này lại chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nợ xấu 41,80%, 40,77%, 52,93% tương ứng với các năm 2009, 2010, 2011. Những khoản vay có thời gian cho vay kéo dài sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn. Những khoản nợ xấu trong cho vay trung dài hạn là do khách hàng không trả được nợ có nhiều phân kỳ. Do đó, yêu cầu đặt ra trong thời gian sắp tới của công tác cấp tín dụng tại VPBank là cần nâng cao kỹ năng thẩm định phương án đầu tư trung, dài hạn để lựa chọn phương án đầu tư hiệu quả, đồng thời phải tăng cường phương án quản lý, giám sát đối khoản vay trung dài hạn để phát hiện kịp thời những dấu hiệu xấu.