Định hướng phát triển hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) (Trang 86 - 87)

(VPBANK) 3.1 Định hướng phát triển của VPBank

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng

Song song với việc xây dựng những định hướng phát triển chung toàn ngân hàng, VPBank cũng xây dựng định hướng cụ thể cho hoạt động tín dụng vì đây là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu. Phát triển tín dụng đi đôi với quản trị rủi ro tốt là nội dung chủ yếu của định hướng này, cụ thể:

Một là, Đẩy mạnh cho vay phục vụ các nhu cầu sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống, cho vay phục vụ khu vực nông nghiệp, nông thôn và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa (theo chương trình cho vay ưu đãi của VPBank), cho vay bằng nguồn vốn ủy thác (RDF II, RDF III,…). Thanh lọc và chọn lọc khách hàng cho vay trong phạm vi tăng trưởng dư nợ cho vay ở mức 15%, đảm bảo RRTD ở mức <3%.

khích không quá 16% tổng dư nợ cho vay. Lĩnh vực cho vay không khuyến khích gồm: Cho vay để đầu tư kinh doanh chứng khoán; Cho vay đối với nhu cầu vốn để phục vụ đời sống thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng; Cho vay đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản.

Ba là, Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro đặc biệt là rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và RRTD. Tăng cường chất lượng phân tích và kiểm soát RRTD;

Bốn là, Xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng, phân tích khách hàng để làm cơ sở cho việc thực hiện chính sách giá

Năm là, Xây dựng và hoàn thiện trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung trợ giúp cho các cấp lãnh đạo trong việc ra quyết định, kiểm soát RRTD.

Sáu là, Tích cực giám sát, đánh giá, thu hồi nợ; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các khả năng, trường hợp phát sinh nợ xấu.

Bảy là, Kiểm tra sau cho vay: Các khoản vay phải được kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất lợi của khách hàng có thể dẫn tới không trả nợ đúng hạn. Với các khoản nợ đã quá hạn (từ nhóm 2 trở lên) ít nhất một tháng phải trực tiếp gặp gỡ khách hàng để đôn đốc, trao đổi và yêu cầu khách hàng cam kết kế hoạch trả nợ cụ thể. Biên bản kiểm tra phải được ghi chép đầy đủ có cơ sở thực tế, có tài liệu, hình ảnh chứng minh…

Tám là, Cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản nợ thuộc nhóm 1, 2: đối với các khách hàng vay vốn gặp khó khăn tạm thời do những nguyên nhân khách quan (do tác động của các yếu tố kinh tế trong và ngoài nước làm cho sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, chậm tiêu thụ hàng hoán, ứ đọng hàng tồn kho) không trả được nợ đúng hạn thì VPBank sẽ phối hợp với khách hàng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo đúng quy định của VPBank và Ngân hàng nhà nước tạo điều kiện cho khách hàng vay từng bước phục hồi, duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng trả nợ, giảm nợ xấu.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w