II. Quy trình chẩn đoán, khắc phục các h− hỏng 1 Chân phanh thấp hay hẫng.
3. Sửa chữa phanh tang trống.
Việc sửa chữa, bảo d−ỡng phanh tang trống.
Các công việc sửa chữa gồm: -Đổ thêm dầu phanh.
-Làm sạch hệ thống thủy lực. -Tách khí ra khỏi hệ thống thủy lực.
-Sửa chữa hoặc thay thế xilanh chinh hay các xilanh bánh xe. -Thay má phanh.
-Phục hồi trống phanh.
-Sửa chữa hoặc thay thế bộ phận trợ lực phanh.
-Thay thế các cảm biến tốc độ bánh xe. Ngoài ra còn có: Sửa chữa hoặc thay thế đ−ờng ống dầu phanh, các cảm biến khác, công tắc hoặc các van.
3.1. Điều chỉnh phanh tang trống.
3.1.1. Các phanh tang trống không có bộ điều chỉnh (tự điều chỉnh) thì cần đ−ợc điều chỉnh định kỳ để bù trù độ mòn của má phanh. Cách điều chỉnh nh− sau :
a) Tháo nút lỗ điều chỉnh guốc phanh ra khỏi đĩa đỡ phanh.
b) Dùng SST (dụng cụ điều chỉnh phanh) xoay đai ốc diều chỉnh đến khi bánh xe bị hãm cứng.
Chú ý:
1.Đai ốc điều chỉnh đ−ợc xoay bằng SST từ bên trong ra bên ngoài trên cả 4 bánh mà không phụ thuộc vào vị trí t−ơng quan của cúng để tăng chiều dài bulông; xoay đai ốc từ ngoài vào trong sẽ làm giảm chiều dài bulông.
2. Vì vậy ren trái và ren phải đ−ợc dùng t−ơng ứng cho bánh trái và bánh phải. Cẩn thận để lắp các bulông và đai ốc điều chỉnh vào đúng vị trí.
c) Dùng SST (dụng cụ điều chỉnh phanh) xoay đai ốc điều chỉnh ng−ợc lại (có nghĩa là nới lỏng nó) đến khi bánh xe quay trơn). Số l−ợng răng tiêu chuẩn phải đ−ợc quay ng−ợc lại đ−ợc viết trong “Cẩm nang sửa chữa”.
d) Lặp lại các b−ớc (b) và (c) cho các guốc khác e) Lắp nút điều chỉnh guốc phanh
3.1.2. Đối với phanh tang trống tự điều chỉnh thì chỉ điều chỉnh sau khi phanh đ−ợc tháo rời từng bộ phận để sửa chữa, những việc sửa chữa này bao gồm: Thay thế guốc phanh hoặc thay thế trống phanh. Điều chỉnh khe hở :
a) Nới lỏng bulông kẹp lò xo kéo.
b) Tháo nút lỗ điều chỉnh khe hở guốc phanh ra khỏi đĩa đỡ phanh
c) Bung guốc phanh ra đến khi bánh xe bị hãm cứng hoàn toàn. Dùng SST xoay cơ cấu điều chỉnh đến khi bánh xe bị hãm cứng.
Chú ý:
1. Đai ốc điều chỉnh đ−ợc xoay bằng SST từ bên trong ra bên ngoài trên cả 4 bánh mà không phụ thuộc vào vị trí t−ơng quan của cúng để tăng chiều dài bulông; xoay đai ốc từ ngoài vào trong sẽ làm giảm chiều dài bulông.
2. Vì vậy ren trái và ren phải đ−ợc dùng t−ơng ứng cho bánh trái và bánh phải. Cẩn thận để lắp các bulông và đai ốc điều chỉnh vào đúng vị trí.
d)Xiết chặt bulông kẹp lò xo kéo.
e) Nới lỏng cơ cấu điều chỉnh cho đến khi bánh xe quay trơn f) Lắp nút lỗ điều chỉnh guốc phanh.
3.2. Thay thế guốc phanh và má phanh.
Dùng kích nâng một bên ô tô lên và tháo bánh xe ra. Sau đó tháo rời trống phanh, lò xo giữ guốc phanh và guốc phanh. Khi má phanh mòn, dùng khoan để khoan bỏ các đinh tán cũ rửa sạch guốc phanh và lắp má phanh mới. Nếu guốc phanh hỏng cần phải phải đ−ợc thay thế bằng guốc mới. Lắp guốc mới và lắp ráp trở lại các bộ phận đã tháo.
3.3. Sửa chữa trống phanh.
Sửa chữa hoặc thay thế trống phanh nếu chúng bị méo, nứt, x−ớc, không đều hoặc bị trơ (chai) thái quá. Nếu trống phanh bị các vế x−ớc nhẹ thì có thể dùng vải với bột mài mịn để tẩy sạch, sau đó lau sạch phần bột mài còn sót lại trên trống. Nếu trống phanh bị các vết x−ớc sâu hoặc các mấp mô hay trơ thì phải dùng máy tiện trống phanh để sửa chữa. Sau khi phục hồi đ−ờng kính của các trống phanh bên trái và bên phải trên cùng một cầu truyền động không đ−ợc lệch nhau quá 0,0010 inch [0.24mm]. Nếu sự chênh lệch nhiều hơn phải thay thế các trống phanh. Th−ờng trên các trống phanh phải ghi “đ−ờng kính loại bỏ”. Đây là đ−ờng kính lớn nhất cho phép của trống phanh. Nếu trống phanh đ−ợc gia công phục hồi có đ−ơng kính lớn hơn thì hãy loại bỏ trống phanh chứ đừng dùng phục hồi vì trống phanh quá mỏng sử dụng sẽ không an toan.