Trong một quy trình công nghệ lắp ráp thì khâu bắt đầu của quy trình phải là chi tiết cơ sở hoặc nhóm cơ sở của tổng thành.
VD: Lắp ráp hộp số: Chi tiết cơ sở là vỏ hộp số. Động cơ: Thân động cơ.
Kết thúc quy trình công nghệ phải là tổng thành hoàn chỉnh.
Khi thể hiện quy trình thì thứ tự lắp ráp các chi tiết thể hiện từ trái sang phải, từ trên xuống d−ới. Các chi tiết hoặc nhóm chi tiết đ−ợc thể hiện bằng mô hình hoá.
1.tên chi tiết, nhóm hay tổng thành.
2.Mã số của chi tiết, nhóm hay tổng thành. 3.Số l−ợng.
Trên sơ đồ quy trình công nghệ lắp ráp phải ghi rõ yêu cầu kỹ thuật và các chú ý cần thiết kí hiệu D: các chú ý D1, D2...Dn. Ng−ời ta phải tiến hành kiểm tra tr−ớc khi lắp ráp và sau khi lắp, kí hiệu các b−ớc kiểm tra là K: (K1, K2...Kn).
Các chi tiết nh− vòng bi, phớt chắn dầu là những chi tiết đ−ợc chế tạo đặc và hoàn chỉnh cho nên khi thể hiện trên sơ đồ phải là một chi tiết hoàn chỉnh. Khi thể hiện một quy trình lắp ráp thì các chi tiết đ−ợc thể hiện ở phía trên (phía trên đ−ờng thẳng nối chi tiết cơ sở với nhóm hoàn chỉnh) còn nhóm, phân nhóm đ−ợc thể hiện ở phía d−ới.
Trên sơ đồ, chi tiết phía trên lắp tr−ớc, phía d−ới lắp sau, trái tr−ớc, phải sau.
+ Sơ đồ quy trình lắp ghép theo nhóm.
Sơ đồ là trình tự các quy −ớc của nhóm lắp ghép thể hiện ở dạng chung nhất, không có phân nhóm, chi tiết và các chỉ dẫn.
VD: lắp ráp truyền lực chính. 1. Vỏ truyền lực chính. 2. NHóm bánh răng côn bị động. 3. Nhóm nắp phải. 4. Nhóm nắp trái. 5. Nhóm bánh răng côn chủ động. 6. Nhóm vi sai. + Sơ đồ lắp ghép mở rộng của từng nhóm.
Sơ đồ bắt đầu từ chi tiết hoặc phân nhóm cơ sở và kết thúc là nhóm . Trình tự từ trái sang phải(trên sơ đồ có đánh số thứ tự các b−ớc). Trên sơ đồ có ghi các nguyên công kiểm tra và ghi chú khác.
+ Sơ đồ lắp ghép nhóm mở rộng của tổng thành.
Sau khi lắp đ−ợc toàn bộ sơ đồ các nhóm mở rộng tiến hành lập sơ đồ quy tròn. Trên sơ đồ có ghi các chỉ dẫn đánh số thứ tự từ 1 đến hết và nguyên công kiểm tra cũng đánh số theo thứ tự.
Chu ý: Kết cấu một vài nhóm lắp ghép buộc phải có tháo sơ bộ khi lắp. VD: khi lắp động cơ buộc phải tháo nắp đầu to thanh truyền, nắp ổ đỡ trục truyền. Khi có các nguyên công theo nắp này trên sơ đồ phải có ghi chú và mũi tên chỉ dẫn.
+ Sơ đồ lắp toàn bộ tổng thành.
Đó là toàn cảnh lắp ghép tổng thành từ các chi tiết phân nhóm, nhóm. Sau khi lắp xong quy trình lắp ghép tổng thành, tiến hành lập phiếu công nghệ có ghi rõ dụng cụ, đồ nghề, định mức.
2.4.5. Công việc chạy rà tổng thành .a. Mục đích. a. Mục đích.
Các tổng thành sau khi đ−ợc lắp ráp xong phải tiến hành chạy rà tổng thành vì các chi tiết sau khi chế tạo, sửa chữa trên bề mặt của nó có nhấp nhô. Vì vậy khi lắp ráp với nhau, diện tích tiếp xúc không đạt theo yêu cầu, nếu không tiến hành công tác chạy rà để san phẳng nhấp nhô trên bề mặt chi tiết thì khi chi tiết làm việc sẽ chịu phụ tải cục bộ lớn gấp nhiều lần tải trọng cho phép. Do đó, dễ phá hỏng các bề mặt làm việc của chi tiết làm tăng nhanh quá trình mài mòn của chi tiết, tăng nhanh khe hở lắp ghép, giảm tuổi thọ của tổng thành, chạy rà là nhằm tiếp tục gia công các bề mặt chi tiết, đảm bảo đ−ợc độ chính xác trong quá trình lắp ráp và ngăn ngừa các hiện t−ợng h− hỏng nêu trên.
2 4 4 5 3 1 6 1 2 3 4 5 6 TL C Nh 1 Nh 2 Nh 3 Nh 4 Nh 5 Nh 6