d. Thử xe trên đ−ờng
2.5. Kiểm tra chất l−ợng sau sửa chữa, giao xe
Mục đích: nhằm kiểm tra các tính năng kỹ thuật của ô tô sau khi tiến hành sửa chữa lớn, đảm bảo cho ô tô hoạt động tốt và an toàn khi tham gia giao thông.
Việc kiểm tra đ−ợc tiến hành khi chạy rà ôtô và thử ô tô tr−ớc khi giao xe. Khi kiểm tra có thể kiểm tra theo kinh nghiệp hoặc sử dụng các thiết bị chuyên dùng.
Ch−ơng 3: gia công phục hồi sửa chữa các chi tiết 3.1. Tổng quan về ph−ơng pháp phục hồi sửa chữa các chi tiết
Sửa chữa chi tiết có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo d−ỡng và sửa chữa ô tô, giảm chi phí trong sửa chữa so với thay mới chi tiết. Khi tiến hành sửa chữa chi tiết th−ờng gồm nhiều b−ớc nguyên công, các b−ớc này đ−ợc sắp xếp diễn ra theo một trình tự thống nhất và đ−ợc gọi là quy trình công nghệ. Các chi tiết khi đ−a và sửa chữa gồm các loại sau: - Chi tiết không cho phép có l−ợng mòn khi lắp ráp: Đây là những chi tiết chính, ảnh h−ởng trực tiếp tới các tính năng kinh tế, kỹ thuật của động cơ, gồm: trục khuỷu, trục cam, thanh truyền và bạc, xy lanh piston. Những chi tiết này khi vào sửa chữa phải đ−ợc thay mới, hoặc phải gia công khắc phục hết các chỗ mòn, hỏng để đạt đ−ợc độ chính xác kích th−ớc nh− ban đầu.
- Chi tiết cho phép có độ mòn khi lắp ráp: Những chi tiết này tuy có bị mòn trong quá trình làm việc, nh−ng l−ợng mòn ch−a v−ợt quá mức cho phép theo quy định của nhà chế tạo nh−: con độ xúp páp và lỗ con đội, ống dẫn h−ớng, các cặp bánh răng then hoa, vòng bi... - Chi tiết không mòn: gồm các chi tiết không trực tiếp ma sát nh−ng có thể bị h− hỏng, biến dạng, nứt, gãy, vỡ do ảnh h−ởng của tải trọng, áp suất nhiệt độ cao. Phần lớn là các chi tiết thân hộp, các lò xo, bu lông...