THỦ TỤC KIỂM TRA CHI TIẾT số Dư TÀI KHOẢN

Một phần của tài liệu giáo trình kiểm toán tài sản Phan trung Kiên (Trang 109 - 112)

- Mức độ hoàn thành công việc;

THỦ TỤC KIỂM TRA CHI TIẾT số Dư TÀI KHOẢN

6.1. KHÁI QUÁT VÈ THỦ TỤC KIỂM TRA CHI TIẾT TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN

6.1.1. Phươ ng pháp tiếp cận thu thập bằng chứng kiểm toán

Thu thập bằng chứng kiểm toán là một quá trình gồm nhiều công việc khác nhau trong suốt cuộc kiểm toán. Thông thường, KTV không thể có được một kết luận đúng hay sai khi thu thập các bằng chứng kiểm toán. Trên thực tế, KTV xem xét rủi ro kết hợp với xem xét số dư của một tài khoản/khoản mục hoặc những biện pháp đo lường khác đối với hoạt động kinh doanh, nhửng dạng bằng chứng có sẵn và độ tin cậy của các nguồn bằng chứng kiểm toán là cơ sở để phát triển một cách tiếp cận khi thực hiện cuộc kiểm toán.

Kiểm toán báo cáo tài chính là IDỘÍ quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán để kiểm tra các cơ sở dẫn liệu báo cáo tài chính. Ban quản trị đà tạo ra những cơ sở dẫn liệu với một số điểm khác biệt, chẳng hạn: thu nhập của công ty và tinh hinh tài chính; hoạt động kiềm soát nội bộ của công tỵ và thực trạng hoạt động của hệ thống này: việc tuân thủ những quỵ định của nhà nước và những phương pháp đo lường khác đối với hoạt động kinh doanh. Hoạt động cần được kiểm toán rất rộng nhưng phạm vi của kiểm toán nói chung và kiểm toán tài chính nói riêng giới hạn bởi nhu cầu đối với thông tin đáng tin cậy và một hệ thống thông tin có thể kiểm toán được {auditable).

Trên thực tế, hai cuộc kiểm toán thường không thể giống nhau. Một mặt do đơn vị được kiểm toán có thể có quỵ mô rộng, phức tạp, có thể sử dụng hệ thống xử lý dữ liệu điện tử (electronic data Processing ~ EDP) kẻ cả kiểm toán những khách thể đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử. Bên cạnh đó, khách hàng kiểm toán cũng rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau - các định chế tài chính

{ỉinancìal instituỉions), những đơn vị hoạt động công ích. cơ quan nhà nước (trung ương và địa phương), các tồ chức phi lợi nhuận, công ty bán lẻ/bản buôn, công ty sản xuất, công ty kinh doanh mạng, những nhà cung cấp dịch vụ,... Tuy nhiên, tất cả những đơn vị này đều có một nhu cầu chung là kiểm tra độ tin cậy của thông tin trình bày trên các báo cáo tài chính ” thường được thực hiện bời các công ty kiểm toán độc lập.

Như đâ phân tích trong các chương trước, sự cần thiết đối với bằng chứng kiểm toán do hai nguyên nhân cơ bản:

S ự cản thiết p h ài giảm thiểu m ức rủi ro kiểm toán: Rủi ro kiểm toán được xem như là khả nàng thất bại trong thực hiện kiểm toán, không phát hiện được những sai phạm trọng yếu trẽn báo cáo tài chính. Vì íhế, KTV có thể giảm thiểu rủi ro kiểm toán bằnq cách thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ, đáng tin cậy theo quy trình kiểm toán tống quát được trình bày trong sơ đồ 6.1. Khỉ thu thập bằng chửng kiểm toán. KTV cần tập trung trước hết vào những khu vực có chửa đựng những nhân tố ảnh hưởng tới sai phạm đối với số dư tài khoản và với số dư tài khoản có khả năng bị sai phạm cao. Sau

khi đánh giá rủi ro, KTV phải thực hiện thù tuc kiểm tra trực tiếp đối với những số dư tài khoản có chửa đựng rủi ro còn lại về khả nãng sai phạm tiềm tàng.

Trong khi xem xét cách thức tốt nhất đẻ tiếp cận thu thập bằng chứng kiềm toán, KTV cần xem xét những yếu tố khác có ảnh hưởng tới độ tin cậy của các dữ liệu tài chính, chẳng hạn: sự liêm chính của ban quản trị, rủi ro kinh doanh của khách hàng, chất lượng của hệ thống thông tin, cơ cấu kiểm soát cùa khách hàng, đặc điểm thị trưởng, hành động của các đối thủ cạnh tranh,... Sự liêm chính và năng lực của ban quản trị ảnh hường tới quá trình thiết ké và vận hành hệ thống thông tin của công ty khách hàng. Bản thản hoạt động kinh doanh của công ty khách hàng cũng chứa đựng những rủi ro khác nhau nẽn cần có sự đánh giá của ban quản trị và của KTV (vì kết quả kinh tế của những nhản tố này không được thể hiện kể cả trong trường hợp ứng dụng hệ thống máy tính). Bên cạnh đó, những đối thủ cạnh tranh có thể đang giới thiệu một sản phẩm mới/xúc tiến các chính sách, có ảnh hường tới thị phần của công ty từ đó ảnh hường gián tiếp tới thông tin trình bày. Do đó, khỉ kiềm toán báo cáo tài chinh của một công ty (trong môi trường kinh doanh phức tạp) KTV không thể chuẩn bị một chương trình kiểm toán để kiểm tra trực tiếp độ tin cậy của thông tin trên báo cáo tài chính mà không xem xét các nhân tố rủi ro ảnh hưởng tới khoản mục được kiểm tra.

Bảng 6.1 trình bày một cách tiếp cận kiểm toán tổng quát theo những nhân tố ảnh hường tới rủl ro kiểm toán, tới độ tin cậy của hệ thống thông tin và ảnh hưởng tớỉ bằng chứng kiểm toán.

Bảng 6.1. T!ÊP CẬN KIỂM TOÁN TÔNG THẾ Bước còn g việc

1. Hiểu biết về khách hàng vả ngành.

2. Đánh giá rủi ro môi toi-ờng thõng qua mỗi bộ phận cụ thể của thông tin tài chính vả thông tin khác của khách hảng.

3, Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư các tải khoản và nghiệp vụ. 4. Đánh giá sự phù hợp của các bằng chứng được thể hiện trèn giấy lảm việc và phát hành báo cáo.

N hững vấn đề liên quan - Đặc điểm của ngành. - Tính liêm chính của ban quản trị, các áp lực ảnh hường tới độ tin cậy của dữ liệu. - Bản chất vả chất lượng của hệ thống thông tin, - Các ảnh hướng kinh tế. - Rui ro tiem tang.

- Rủi ro kiểm soát. - Các hệ thống mảy tinti.

- Bao nhiêu thủ tục. - Những thủ tục nào. - Khi nào thực hiện.

- Sự cần thiết của các đảnh giá?

- Sự thiếu sót của hệ thống.

Hành động của KTV

- Xem xét dữ liệu của khách hàng và của ngành.

- Đảnh giá tinh iiêm chính của ban quản trị.

- Nhận diện dấu hiệu đặc biệt.

- Thực hiện thủ tục đánh giả ban đầu.

- Nhặn diện các nhân to ảnh hương tới độ tin cặy của dử liệu.

- Đậl đ ư ợ t sự ỉiiểu biết về hoạt động kiểm soát và trong trường hợp thích hợp thi thực hiện kiểm tra hoạt động kiểm soát.

Thực hiện thủ tục phản tích vả thù tục kiểm tra chi tiết số dư vả nghiệp vụ đối với những dử liệu tài chinh hoặc thông tin khác về hoạt động của đơn vị. - Thực hiện thủ tục phân tích cuối cùng vả các thủ tục bổ sung (nếu cần) - Quyết định về loại báo cáo với các bằng chứng bổ trợ.

Mỗi bước công việc trên cung cấp bằng chứng quan trọng về độ tin cậy của thông

tin trình bảy trên báo cảo tài chính của công ty khách hàng, Mặt khác, nó tạo dựng sự tin tưởng về khả nàng sửa chừa sai phạm trên báo cáo tài chính của công ty khách hàng từ mỗi bước công việc nêu trên.

Phân tích thêm các bước trong quy trình kiểm toán nêu trẽn, KTV cần quan tâm tới 3 điểm quan trọng trong quá trình này:

M ột là, các báo cáo cần xây dựng mang tính định kỳ hoặc theo năm đối với các báo cáo tài chinh, hoặc báo cáo thể hiện sự liên tục (ví dụ, báo cáo về sự đầy đủ của nguồn dữ liệu công bố);

H a i là, quá trình này có xu hướng theo sau các kết quả: Mỗi bước có thể chịu ảnh hường bởi số lượng vả loại công việc cần thiết phải thực hiện trong các giai đoạn sau;

Ba là, dựa vào nội dung của báo cáo, báo cáo ờ kỳ gần nhất, thì những bằng chứng kiém toán quan trọng có thẻ thu thập từ mỗi bước là khác nhau.

C huẩn mực kiểm toán ở nhiều nước thưởng yêu cầu các KTV thực hiện theo trình tự gồm các bước công việc như trên (bảng 6.1). Tuy nhiên, có 2 nhân tố ảnh hưởng tới bản chất của việc thu thập bằng chứng. Thứ nhất, KTV có thể íhu thập được bằng chứng kiểm toán tốt hơn nếu xác định những loại rủi ro và đánh giá rủi ro về khả nâng sai phạm trọng yếu có thể tồn tại trên báo cáo tài chính. Thứ hai, KTV có xu hướng tập trung vào kiểm toán hệ thống - trong điều kiện khách hàng kiểm toán có ứng dụng hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Trong trường hợp này, KTV có xu hướng tập trung vào thu thập sự hiểu biết và đạt được sự đảm bảo về độ tin cậy của hệ thống xử !ỷ dữ liệu điện tử. Tuy nhiên, theo bất cứ cách tiếp cận nào thì KTV phải xác định mức độ bằng chứng kiểm toán cần thiết để lý giải cho ý kiến của mỉnh phù hợp vởi mô hình rủi ro kiểm toán.

6.1.2. Bán chất của thủ tục kiểm tra trực tỉếp số dư

Kiểm tra trực tiếp số dư là một thủ tục giúp KTV thu thập được bằng chứng kiém toán có độ tin cậy cao. Kiểm tra trực tiếp số dư được thiết kế bằng cách xác định cách thức hiệu quả nhất để chứng minh những cơ sờ dẫn liệu có liên quan tới khoản mục/tài khoản cần kiểm tra. Khi thực hiện kiểm tra trực tiếp số dư, KTV thường tập trung vào hai dạng cơ bản của bằng chứng kiểm toán là:

Tài liệu kế toán: Những tài liệu kế toán cơ bản như sổ nhật ký. sổ cái, những tải liệu ghi chép nội bộ bằng hệ thống máy tính, bản đối chiếu.... là nguồn thu thập bằng chửng tốt;

Thông tin chứ ng thụx:: Đ ây là những thòng tin xác nhận về tính hợp lệ của những tài lĩệu kế toán cơ bản,

Dữ liệu kế toán cơ bản phải được kiểm tra về sự chinh xác cơ học vả KTV có thể kiểm tra đối với những khoản mục bất thường. Thông tin chứng thực rất cần thiết nhằm cung cấp một sự đảm bảo hợp lý đối vó’i những thống tin trong các tài liệu kế toán cơ bản là chinh xác và đầy đủ.

Theo quan điểm truyền thống, KTV phải tập trung hầu hết những thủ tục kiểm toán vào kiểm tra trực tiếp đối với số dư tái khoản tài sản thay vì kiểm tra các nghiệp vụ trong nám vì số lượng các khoán mục có số dư cuối kỳ thường ít hơn số lượng các khoản mục liên quan tới nghiệp vụ xảy ra trong năm. Chẳng hạn, một công ty khách hàng thưởng có ít các khoản mục hàng tồn kho cuối kỳ hơn là số lượng nghiệp vụ mua và bán hàng được ghi nhận trong nám; bằng chứng tin cậy có thể được KTV thu thập m ột cách hiệu quả đối với khoản mục có số dư cuối kỳ hơn là nghiệp vụ, ví dụ; KTV có thể quan sát hàng tồn kho cuối kỳ nhưng không thể quan sát đối với hàng đâ bán,...

Tuy nhiên, KTV lạí áp dụng cách thứ c kiểm tra khác (với cách trên) đối với những khoản m ục nự phải trả, tài sàn dài hạn khác (không phải là tài sản cố định cùa công ty khách hàng) và những tài khoản vổn chủ sờ hữu. Cụ thể, KTV thường được chỉ đạo kiểm tra theo hướng tập trung vào những thay đồi trong số dư tài khoản trong năm nếu số dư đầu nám đâ được kiểm toán (kiểm toán ở năm tai^ớc).

6.2. TH IẾ T LẬP CÁC THỦ TỤC KIÉM TOÁN

6.2.1. T ổ n g quan về thú tục kiểm toán

Theo quan niệm chung, thủ tục kiểm toán thự c chất là công việc cụ thẻ được KTV thực hiện đẻ thu thập một bằng chứng kiểm toán xác định (gắn với m ục tiêu kiếm toán). Các thủ tục kiểm toán được KTV sử dụng rất đa dạng tuỳ thuộc vào rủi ro của công ty khách hảng và phụ thuộc vào những phương pháp đư ợ c kế toán công ty khách hàng sử dụng để ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bảng 6.2 sẽ khái quát một số cơ sở để nhận diện các phương pháp tiếp cận thự c hiện kiểm toán và thủ tục kiềm toán theo ba giai đoạn của một cuộc kiểm toán.

Bàng 6.2. cơ sở XÂC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KIỂM TOÁN VÀ THỦ TỤC KIẾM TOÁN A. Lập kê h o ạch ban đâu và phản tích rủi ro

- Xem xét công việc kiểm toán năm trước.

- Xem xét tài liệu có sẵn về đơn vị được kiềm toán. - Thực hiện thủ tục phân tích.

- Phỏng vấn ban quản trị vá nhân vièn công ty khách hảng.

Một phần của tài liệu giáo trình kiểm toán tài sản Phan trung Kiên (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)