- Mức độ hoàn thành công việc;
ĐÁNH GIÁ HÍỆU Lực HOẠT ĐỘNG KlẩM SOÁT NỘI BỘ
5.1. HOẠT ĐỘNG KIẾM SOÁT NỘI B ộ TRONG DOANH NGHIỆP
5.1.1. Bản ch ất của kiểm so át nội bộ
Trong những hoạt động khác nhau của một tổ chức, một doanh nghiệp, hoạt động kiểm soát luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trinh quản lý. Vì thề chất lượng hoạt động kiểm soát không những ảnh hường tới tính trung thực của thông tin tài chính má nó có khả năng chi phối các quyết định sản xuất kinh doanh hoặc duy trì hoạt động kinh doanh của mộí doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp yèu cầu hệ thống kiểm soát nội phải đưực thiết kế song hành cùng với những rủi ro trong ngành/lĩnh vực hoạt động và trong bản thân doanh nghiệp. Khl thực hiện kiểm toán, KTV phải đạt được sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng vởi lý do:
- Đ ể đạt được những hiéu biết sâu hơn về khách hàng, về những rủi ro của doanh nghiệp và nhà quản lý đã ỉàm như thế nào để quản lý và giải quyết vấn đề phát sinh từ rủi ro.
- Đẻ có thể đánh giá rủi ro kiểm soát và từ đó KTV xác định được những loại sai phạm phổ biến có thể tồn tại;
- Để lập kế hoạch mờ rộng thử nghiệm chi tiết số dư nhằm íhu thập bằng chửng kiểm toán cần thiết cho trình bày ỷ kiến.
Kiểm soát nội bộ /à m ột quá trinh chịu ảnh hưởng bở i h ộ i đồng giảm đốc, ban quản trị và những cá nhân liên quan, được thiết kế nhằm đảm bảo đạt đuực những m ục tiêu: độ tin cậy của các thông tin báo cáo, thực hiện các chế độ pháp lý và những quỵ định, hiệu nàng và hiệu quả của hoạt động, và bảo vệ tài sán. Bảo bệ an toàn các tài sản bao gồm những hoạt động kiểm soát được thiết kế để chống ỉại những hành vi khác nhau như lấy trộm tài sản, sử dụng bất hợp pháp, mua sắm và thanh lý tài sản không được phê chuẩn. Kiểm soát nội bộ là một quả trình được thiết lập từ ban giám đốc và ban quán trị của công ty để đạt được bốn mục tiêu liệt kê ở trên Quá trình này bao gồm việc thực hiện các thủ tục kiểm soát và các chính sách để đảm bảo tất cả các nghiệp vụ được ghi chép đã được phê chuần, được ghi chép đúng kỳ, được ghi chinh xác giá trị và các tài sản được bảo vệ phù hợp. Hoạt động kiểm soát nội bộ tốt còn phải đảm bảo sẽ cung cấp những thông tin phản hồi cho ban quản trị về hiệu quả của những thủ tục kiểm soát đã thiết lập.
Ban quản trị có thể lựa chọn những thủ tục kiểm soát đa dạng khác nhau nhằm tạo ra một cơ cấu kiểm soát nội bộ cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, ban quản trị đảm bảo trách nhiệm được phân chia giữa một người nhận tiền và một cá nhân khác ghi nhận khoản phải thu. Kiểm soát có thể được chi tiết trong mỗi trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, kiểm soát cũng có thể rất rộng, chẳng hạn như kiểm soát nhũ^ng chính sách được ban quản trị thông qua, tiếp đó nó cần được thực hiện liên tục trong phạm vi những nghiệp vụ tài chính, cả các nghiệp vụ phi tài chính,.,, chịu ảnh hưởng của môi trường và cả đạo đức của người thực hiện.
5.1.2. S ự cần th iết đối với hoạt động kiểm soát