III. Bảo hiểm phi kinh doanh
2.6 Thu và chi của bảo hiểm y tế
Quỹ BHYT là một quỹ tài chính có quy mô phụ thuộc vào số lượng thành viên đóng góp và mức độ đóng góp vào quỹ của các thành viên đó. Thông thường, với mục đích nhân đạo, không đặt mục đích kinh doanh lên hàng đầu, quỹ BHYT được hình thành chủ yếu từ hai nguồn sau:
- Nếu là BHYT bắt buộc: từ cả 2 bên tham gia đóng góp. Phí bảo hiểm y tế bắt buộc của người tham gia bảo hiểm, đối với người nghỉ hưu, mất sức: do bảo hiểm xã hội đóng góp. Phí bảo hiểm của người lao động là do tổ chức sử dụng lao động và người lao động đóng góp. (tỷ lệ đóng góp tùy thuộc vào quy định của Nhà nước cho từng đối tượng cụ thể).
- Nếu là BHYT tự nguyện: chủ yếu từ người tham gia đóng góp qua phí.
Ngoài ra, quỹ BHYT còn được bổ sung bằng một số nguồn khác như: Sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước, sự đóng góp và ủng hộ của tổ chức từ thiện, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi theo quy định của luật bảo hiểm (nếu có) hoặc theo quy định trong các văn bản pháp luật về BHYT. Ở Việt Nam, điều lệ BHYT quy định số tiền tạm thời nhàn rỗi này được mua tín phiếu, trái phiếu do Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại quốc doanh phát hành, và được thực hiện các biện pháp khác để bảo tồn, tăng trưởng quỹ BHYT nhưng phải đảm bảo nguồn chi trả khi cần thiết.
2.6.2. Chi bảo hiểm y tế
Sau khi hình thành, quỹ BHYT được sử dụng như sau:
- Chi thanh toán chi phí y tế cho người được bảo hiểm.
- Chi dự trữ, dự phòng dao động lớn.
- Chi đề phòng, hạn chế tổn thất.
- Chi quản lý.
- Chi trợ giúp cho hoạt động nâng cấp các cơ sở y tế.
Tỷ lệ và quy mô các khoản chi này thường được quy định trước bởi cơ quan BHYT và có thể thay đổi theo từng điều kiện cụ thể (Cơ quan BHYT không phải là đơn vị kinh doanh nên không phải nộp thuế).
3. Bảo hiểm thất nghiệp 3.1. Khái niệm
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là loại bảo hiểm bồi thường cho người lao động bị thiệt hại về thu nhập do bị mất việc làm để họ ổn định cuộc sống và có điều kiện tham gia vào thị trường lao động.
Người lao động thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm
3.2. Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Cũng giống như bảo hiểm xã hội, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng là người lao động và người sử dụng lao động. Song đối tượng này rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể và quy định của từng nước. Đại đa số các nước đều quy định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động.
Ở Việt Nam, Bảo hiểm thất nghiệp áp dụng bắt buộc đối với người lao động quy định tại khoản 3 và người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật BHXH, cụ thể:
1. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo khoản 3 Điều 2 Luật BHXH là công dân Việt Nam ký kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động, cụ thể:
a) Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng;
b) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng;
d) Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, kể cả những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của nhà nước trước ngày Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước.
2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật BHXH là người sử dụng lao động có sử dụng từ 10 lao động trở lên tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cụ thể:
a. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.
b. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác.
c. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư.
d. Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
đ. Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
e. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
3.3. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Theo Thông tư số 04/2013/TT-BLĐTBXH của Chính phủ Quy định:
Người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp
Người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người có tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:
+ Người lao động có các tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương, tiền công tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
+ Người lao động có các tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị.
Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo đúng quy định của pháp luật.
+ Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc ít nhất 01 ngày trong tháng đó.
+ Đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được viết tắt là Trung tâm Giới thiệu việc làm) khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
+ Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm theo quy định tại Điểm b Khoản này, ngày thứ nhất trong 15 ngày nêu trên là ngày ngay sau ngày người lao động đăng ký thất nghiệp, tính theo ngày làm việc.
Ngày làm việc áp dụng cho tất cả các trường hợp trong Thông tư số 04/2013/TT-BLĐTBXH l à ngày làm việc từ ngày thứ hai đến hết ngày thứ sáu hằng tuần.
3.4. Quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia BHTN Người lao động
- Quyền của người lao động
+ Được xác nhận đầy đủ về đóng bảo hiểm thất nghiệp trong Số Bảo hiểm xã hội.
+ Được nhận lại Sổ Bảo hiểm xã hội khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
+ Được hưởng đầy đủ, kịp thời chế độ bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 Nghị định 100/2012/NĐ-CP.
+ Được ủy quyền cho người khác nhận trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
+ Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp; yêu cầu cơ quan lao động, tổ chức Bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.
+ Khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền khi người sử dụng lao động, cơ quan lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội có hành vi vi phạm các quy định về bảo hiểm thất nghiệp.
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm của người lao động
+ Đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ và đúng theo quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội.
+ Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
+ Bảo quản, sử dụng sổ Bảo hiểm xã hội trong thời gian thất nghiệp
+ Đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
+ Hằng tháng thông báo với cơ quan lao động về việc tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
+ Nhận việc làm hoặc tham gia khóa học nghề phù hợp khi được cơ quan lao động giới thiệu trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.
+ Nhận thông báo về việc không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định hưởng trợ cấp một lần, quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
+ Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện các quy định khác của pháp luật.”
Người sử dụng lao động
- Quyền của người sử dụng lao động
+ Từ chối thực hiện các yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
+ Khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền khi người lao động, cơ quan lao động, tổ chức Bảo hiểm xã hội có hành vi vi phạm các quy định về bảo hiểm thất nghiệp.
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động
+ Xác định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện thủ tục, trình tự tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
+ Thông báo với cơ quan lao động khi có biến động lao động làm việc tại đơn vị theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện.
+ Đóng bảo hiểm thất nghiệp đúng, đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật.
+ Bảo quản hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và của người sử dụng lao động trong thời gian người lao động làm việc tại đơn vị.
+ Xuất trình các tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có kiểm tra, thanh tra về bảo hiểm thất nghiệp.
+ Cung cấp thông tin cho người lao động về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động đó trong thời hạn hai ngày (tính theo ngày làm việc), kể từ ngày người lao động yêu cầu.
+ Cung cấp các văn bản theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định này cho người lao động để hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
+ Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
3.5. Chế độ của bảo hiểm thất nghiệp
- Trợ cấp thất nghiệp: Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền hàng tháng được trả cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi bị thất nghiệp có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hoặc người được uỷ quyền theo quy định.
Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và tổng thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
- Hỗ trợ học nghề: Việc tổ chức thực hiện hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp do cơ quan lao động thực hiện thụng qua các cơ sở dạy nghề.
Mức hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tùy theo mức chi phí học nghề của từng nghề và thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề với mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định thì phần vượt quá mức chi phí này do người lao động chi trả.
Thời gian được hỗ trợ học nghề không quá 6 tháng tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
- Hỗ trợ tìm việc làm: Việc tổ chức thực hiện hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phớ cho người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp do cơ quan lao động thực hiện thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm.
Thời gian được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng và không quá tổng thời gian mà người lao động đó được hưởng trợ cấp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
- Bảo hiểm y tế: Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
Tổ chức Bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3.6. Thu chi bảo hiểm thất nghiệp a. Thu bảo hiểm thất nghiệp
- Người lao động đóng 1% tiền lương, tiền công hàng tháng
- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHTN của những người tham gia BHTN. Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng BHTN.
- Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư - Các nguồn thu khác
b. Chi bảo hiểm thất nghiệp - Trả trợ cấp thất nghiệp - Hỗ trợ học nghề
- Hỗ trợ tìm việc làm
- Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp - Lệ phí chi (nếu có)
- Chi phí quản lý
- Đầu tư quỹ
- Các khoản chi khác.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
1. Trên thực tế có rất nhiều cách thức khác nhau để đối phó với rủi ro và khắc phục hậu quả tổn thất. Trong đó bảo hiểm được xem là một trong những biện pháp chuyển giao rủi ro được áp dụng phổ biến và rất có hiệu quả. Bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm quốc nội giữa những người tham gia bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu về tài chính phát sinh khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm. Ba vai trò cơ bản của bảo hiểm là bảo toàn vốn kinh doanh và ổn định đời sống của người tham gia bảo hiểm; Góp phần phòng tránh, hạn chế tổn thất, đảm bảo an toàn cho sản xuất và đời sống;
Góp phần cung ứng vốn cho phát triển kinh tế xã hội. Có rất nhiều loại bảo hiểm tùy theo tiêu thức phân loại. Tuy nhiên các loại hình bảo hiểm đều có 2 đặc điểm cơ bản, một là bảo hiểm là loại hình dịch vụ đặc biệt, hai là bảo hiểm vừa mang tính bồi hoàn vừa mang tính không bồi hoàn
2. Bảo hiểm kinh doanh được thực hiện bởi các công ty bảo hiểm với mục tiêu lợi nhuận đã cung ứng nhiều sản phẩm bảo hiểm đa dạng phù hợp với mọi hoạt động của nền kinh tế. Bảo hiểm kinh doanh hoạt động dựa trên các nguyên tắc chủ yếu sau (i) lấy số đông bù số ít (ii) Rủi ro có thể được bảo hiểm (iii) phân tán rủi ro (iv) trung thực tuyệt đối (v) quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Trong bảo hiểm kinh doannh cần xác định các yếu tố cơ bản sau Chủ thể tham gia (người bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng bảo hiểm); đối tượng bảo hiểm; rủi ro bảo hiểm; tổn thất bảo hiểm; giá trị bảo hiểm; quyền lợi bảo hiểm và phí bảo hiểm.
3. Bên cạnh đó, bảo hiểm phi kinh doanh xuất hiện dưới 3 hình thức chủ yếu như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đã làm phong phú loại hình dịch vụ bảo hiểm cung ứng cho xã hội. Mỗi hình thức bảo hiểm đều có qui định cụ thể về đối tượng tham gia, điều kiện hưởng chế độ, thu chi mỗi quỹ tương ứng…