Phân loại tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế học của trường cao đẳng kinh tế kế hoạch đà nẵng (Trang 206 - 209)

2.1 Căn cứ vào mối quan hệ tỷ giá với chỉ số lạm phát - Tỷ giá danh nghĩa

Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá phổ biến được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá danh nghĩa là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hoá và dịch vụ giữa chúng.

- Tỷ giá thực

Đây là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh theo sự thay đổi trong tương quan giá cả hàng hóa của nước có đồng tiền yết giá (đồng tiền nước ngoài) và giá cả hàng hóa của nước có đồng tiền định giá (đồng tiền trong nước).

Er = En f b

P P

Trong đó: Er : Tỷ giá thực En : Tỷ giá danh nghĩa

Pb : Giá cả ở nước có đồng tiền yết giá

Pf : Giá cả ở nước có đồng tiền định giá

Quan sát tỷ giá thực, ta có thể đưa ra những nhận xét sau:

+ Er= 1, tức là Er = En nghĩa là mức giá cả hàng hóa ở hai nước có đồng tiền xác định tỷ giá này là tương đương: Pb = Pf.

+ Er > 1, tức là EnPb > Pf nghĩa là đồng tiền định giá bị đánh giá thấp (mất giá) và đồng tiền yết giá được đánh giá cao (lên giá).

+ Er < 1, tức là EnPb < Pf nghĩa là đồng tiền định giá được đánh giá cao (lên giá) và đồng tiền yết giá bị đánh giá thấp (mất giá).

Như vậy, khi xác định tỷ giá thực, ta thấy mức độ cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế. Đối với những đồng tiền được đánh giá thấp thì hàng hóa của nước đó có khả năng cạnh tranh lớn hơn hàng hóa của nước có đồng tiền kia và ngược lại.

2.2 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ:

Tỷ giá hối đoái được chia:

Tỷ giá bán là tỷ giá mà ngân hàng thương mại áp dụng khi bán ngoại tệ cho khách hàng.

Tỷ giá mua là tỷ giá mà ngân hàng thương mại áp dụng khi mua ngoại tệ từ khách hàng.

Đây là tỷ giá được niêm yết tại ngân hàng thương mại. Các loại tỷ giá này được dùng để giao dịch mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng và khách hàng.

Giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua có chênh lệch đó là phần lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại.

2.3 Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế;

Theo tiêu thức này, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản.

- Tỷ giá tiền mặt là tỷ giá áp dụng cho các ngoại tệ tiền mặt, séc, thẻ tín dụng. Hiện nay, ngân hàng thương mại áp dụng để mua ngoại tệ tiền mặt của khách hàng, ngân hàng thương mại chỉ có mua chứ không có bán ngoại tệ tiền mặt cho khách hàng nên ngân hàng thương mại chỉ chào tỷ giá mua tiền mặt chứ không chào tỷ giá bán tiền mặt.

- Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá mà ngân hàng thương mại áp dụng để mua và bán ngoại tệ chuyển khoản với khách hàng.

2.4. Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán

Tỷ giá giao ngay (SPOT) là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch. Tỷ giá này được áp dụng khi bán ngoại tệ thì nhận được thanh toán tiền ngay hoặc tối đa sau đó 2 ngày làm việc tiếp theo, sau ngày cam kết mua hoặc bán.

Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (FORWARDS) là tỷ giá được áp dụng khi bán ngoại tệ ngày hôm nay nhưng sau đó từ 3 ngày trở lên mới thanh toán.

2.5 Căn cứ vào thời điểm mua/bán ngoại hối

Tỷ giá đóng cửa: Là tỷ giá ở thời điểm cuối giờ giao dịch trong cùng ngày và áp dụng cho hợp đồng giao dịch lúc cuối ngày.

Tỷ giá mở cửa: Là tỷ giá ở thời điểm đầu giờ giao dịch trong ngày, áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên. Thông thường tỷ giá đóng cửa của ngày hôm trước bằng tỷ giá mở cửa của ngày hôm sau.

2.6 Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối

Tỷ giá điện hối là tỷ giá thường được niêm yết tại ngân hàng. Đó là tỷ giá mua bán mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển ngoại hối bằng điện. Tỷ giá điện hối là tỷ giá cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác.

Tỷ giá thư hối là tỷ giá mua bán ngoại tệ mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển ngoại hối bằng thư. Tỷ giá điện hối thường cao hơn tỷ giá thư hối.

2.7 Căn cứ chế độ quản lý ngoại hối

Tỷ giá chính thức: Là tỷ giá do ngân hàng trung ương công bố, nó phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá chính thức được áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động khác liên quan đến tỷ giá chính thức. Ở Việt Nam ngày nay là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Ngoài ra tỷ giá chính thức còn là cơ sở để các ngân hàng thương mại xác định tỷ giá kinh doanh trong biên độ cho phép.

Tỷ giá chợ đen: Là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường tự do quyết định.

Tỷ giá cố định: Là tỷ giá do ngân hàng trung ương công bố cố định trong biên độ dao động hẹp. Dưới áp lực cung cầu của thị trường, để duy trì tỷ giá cố định, buộc ngân hàng trung ương phải thường xuyên can thiệp, do đó làm cho dự trữ ngoại hối quốc gia thay đổi.

Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Là tỷ giá được hình thành hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường, ngân hàng trung ương không hề can thiệp.

Tỷ giá thả nổi có điều tiết: Là tỷ giá được thả nổi, nhưng ngân hàng trung ương tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế học của trường cao đẳng kinh tế kế hoạch đà nẵng (Trang 206 - 209)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(231 trang)
w