Chức năng và vai trò của thị trường tài chính

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế học của trường cao đẳng kinh tế kế hoạch đà nẵng (Trang 168 - 171)

- Chức năng dẫn vốn

Thị trường tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từ những người tạm thời thừa vốn đến những người tạm thời thiếu vốn. Cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, chính phủ và cá nhân để hỗ trợ cho nhu cầu đầu tư và tiêu dùng trong một nền kinh tế. Thị trường tài chính cho phép chuyển vốn những người không có cơ hội đầu tư sinh lời tới những người có cơ hội đầu tư sinh lời.

Chức năng tiết kiệm

Thông qua thị trường tài chính, người tiết kiệm có thể kiếm được thu nhập dưới hình thức tiền lãi, cổ tức, tiền lời của vốn. Thông qua thị trường tài chính,

điều tiết lãi suất hấp dẫn và gửi tín hiệu đến những nhà tiết kiệm, khuyến khích tăng tiết kiệm dành vốn cho đầu tư, hạn chế tiêu dùng và ngược lại. Như vậy, thị trường tài chính cung cấp một cơ chế động viên tiết kiệm từ đó tạo ra các nguồn vốn cho đầu tư tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.

Chức năng thanh khoản

Thị trường tài chính cung cấp phương thức chuyển đổi các loại tài sản tài chính thành tiền mặt. Chính điều đó làm cho các nhà đầu tư ưa chuộng hơn và dễ dàng thực hiện chức năng dẫn vốn và chức năng tiết kiệm của thị trường tài chính.

4.2 Vai trò của thị trường tài chính

Thị trường tài chính được coi là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường. Việc hình thành và phát triển của thị trường tài chính góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Có thể thấy vai trò của thị trường tài chính thể hiện trên các mặt sau:

Một là, thị trường tài chính có vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn tài chính nhàn rỗi trong xã hội để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Cơ sở khách quan cho sự ra đời và phát triển thị trường tài chính từ yêu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng cung ứng các nguồn tài chính trong xã hội, trong hoạt động của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế.

Với các công cụ huy động vốn phong phú, đa dạng và với cơ chế hoạt động linh hoạt, thị trường tài chính có khả năng huy động tối đa các nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi trong xã hội ở nhiều lĩnh vực, nhiều chủ thể với nhiều mức độ khác nhau, góp phần vào việc tài trợ cho các hoạt động kinh tế xã hội. Sự tài trợ của thị trường tài chính đối với sự phát triển nền kinh tế được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp.

+ Tài trợ trực tiếp: Người cần vốn phát hành các loại chứng khoán sơ cấp để huy động nguồn vốn nhàn rỗi của người có vốn nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của mình. Ở đây, quan hệ giữa người có vốn và người cần vốn không phải

qua bất kỳ trung gian nào, nguồn tài chính vận động thẳng từ người thừa vốn đến người thiếu vốn trong khi chứng khoán vận động theo chiều ngược lại.

+ Tài trợ gián tiếp: Các trung gian tài chính phát hành chứng khoán thứ cấp để huy động các nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi của những người có vốn, sau đó mới dùng số tiền này mua lại chứng khoán sơ cấp của những người thiếu vốn. Ở đây, nguồn tài chính không vận động thẳng từ người thừa vốn sang người thiếu vốn mà phải qua các trung gian nhất định.

Thông qua thị trường tài chính giúp các nhà kinh doanh có thể tập trung và sử dụng các nguồn tài chính vào quá trình sản xuất một cách tiết kiệm, có hiệu quả nhất, tạo ra việc làm cho nhiều người lao động. Thị trường tài chính hoạt động có hiệu quả sẽ tận dụng được ở mức cao nhất mọi nguồn vốn trong nước và từ nước ngoài để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân.

Hai là, thị trường tài chính thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính trong xã hội.

Người cần vốn khi huy động các nguồn tài chính phải chịu các khoản chi phí sử dụng vốn nhất định, thể hiện bằng lợi tức phải trả cho các loại chứng khoán do họ phát hành. Điều đó buộc họ phải cân nhắc, lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả cao, ít rủi ro, đồng thời cũng lựa chọn hình thức và thời điểm huy động vốn phù hợp nhất để giảm thấp chi phí tài trợ phải gánh chịu.

Người có nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi bao giờ cũng muốn đầu tư với khả năng sinh lãi cao nhất và có độ an toàn cao nhất. Nhờ có thị trường tài chính với nhiều công cụ huy động vốn khác nhau của nhiều chủ thể phát hành khác nhau, người có vốn có nhiều cơ hội lựa chọn hình thức và thời điểm đầu tư thích hợp.

Khi cần thiết họ có thể dễ dàng bán các loại chứng khoán đã mua để rút vốn và thực hiện đầu tư vào loại chứng khoán khác. Nhờ đó xét trên tổng thể, thị trường tài chính tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho việc luân chuyển vốn và sự di chuyển vốn từ lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả sang lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả hơn.

Ba là, thị trường tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách tài chính - tiền tệ của Nhà nước.

Nhà nước thực hiện việc điều chỉnh vĩ mô các hoạt động kinh tế xă hội thông qua các công cụ tài chính, tiền tệ được thể chế hoá bằng các chính sách trong từng thời kỳ. Bằng việc sử dụng các công cụ của thị trường tài chính cùng với cơ chế hoạt động và hệ thống pháp luật kiểm soát các mặt hoạt động của thị trường, Nhà nước có thể thực thi có hiệu quả các chính sách tài chính và tiền tệ của mình như:

- Thông qua việc thực hiện chính sách thị trường mở bằng việc mua, bán chứng khoán của Chính phủ; thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu của các ngân hàng thương mại mà Nhà nước có thể thực hiện việc điều hoà lưu thông tiền tệ.

- Nhà nước tiến hành vay nợ dân chúng một cách dễ dàng nhất ở thị trường tài chính. Điều này sẽ giúp Nhà nước giải quyết bội chi ngân sách Nhà nước, mà không phải phát hành tiền; từ đó giúp ngăn chặn lạm phát, làm giảm áp lực của lạm phát, kiềm chế lạm phát giúp thực hiện cả chính sách tài chính và tiền tệ.

Bốn là, thị trường tài chính góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.

Với xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, việc hình thành và phát triển thị trường tài chính của mỗi quốc gia được xem là một nhu cầu tất yếu. Thị trường tài chính tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình hội nhập của mỗi quốc gia, mở ra khả năng to lớn trong việc hợp tác và phát triển.

Ðối với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thị trường tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia mua bán chứng khoán, qua đó có thể huy động một bộ phận quan trọng các nguồn tài chính từ bên ngoài phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước.

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế học của trường cao đẳng kinh tế kế hoạch đà nẵng (Trang 168 - 171)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(231 trang)
w