Nguyên tắc ghi chép và hạch toán vào cán cân thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế học của trường cao đẳng kinh tế kế hoạch đà nẵng (Trang 218 - 223)

III. Cán cân thanh toán quốc tế

3. Nguyên tắc ghi chép và hạch toán vào cán cân thanh toán quốc tế

Việc hạch toán các nghiệp kinh tế phải được thực hiện trong khoảng thời gian 1 năm.

Những giao dịch diễn ra giữ các chủ thể trong một quốc gia với các chủ thể bên ngoài không tính đến yếu tố quốc tịch đều được ghi trong cán cân thanh toán quốc tế.

Tất cả các nghiệp vụ phát sinh cho dù thu được tiền hay chưa thu được tiền đều hạch toán vào cán cân thanh toán.

Để ghi chép vào cán cân thanh toán, các giao dịch quốc tế được phân loại thành giao dịch ghi có và giao dịch ghi nợ.

- Giao dịch ghi có là các giao dịch liên quan đến việc nhận tiền thanh toán từ nước ngoài, bao gồm: xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, nhận quà biếu, viện trợ và chuyển dịch vốn vào từ nước ngoài. Các giao dịch ghi có được ghi nhận trên cán cân thanh toán với dấu cộng (+)

- Giao dịch ghi nợ là các giao dịch liên quan đến việc chi trả tiền cho nước ngoài, bao gồm: nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, nhận quà biếu, viện trợ cho nước ngoài và tặng quà và chuyển dịch vốn ra nước ngoài. Các giao dịch ghi nợ được ghi nhận trên cán cân thanh toán với dấu trừ (-)

3.2. Nguyên tắc hạch toán

Hạch toán trong giao dịch quốc tế được thể hiện theo nguyên tắc ghi sổ kép của kế toán (hạch toán kép). Ghi kép là phương pháp kế toán trong đó mỗi giao dịch phải tạo ra đồng thời một khoản ghi có và khoản ghi nợ bằng nhau. Nghĩa là một khoản giao dịch được ghi một lần, một lần ghi Nợ và một lần ghi Có (đối ứng) với giá trị như nhau. Một khoản ghi nợ được tạo ra khi nào tài sản có gia tăng, tài sản nợ giảm hoặc khi chi phí gia tăng. Tương tự, một khoản ghi có được tạo ra khi nào tài sản có giảm, tài sản nợ tăng hoặc chi phí giảm. Nguyên tắc này cùng được vận dụng đối với việc ghi nhận các giao dịch liên quan đến cán cân thanh toán.

Ví dụ:

Năm 2000, Việt Nam xuất khẩu gạo trị giá 300 triệu USD thanh toán theo phương thức chấp nhận hối phiếu, cuối tháng 3/2001 mới thu tiền. Trong thời

gian này lại nhập kim loại màu trị giá 170 triệu USD và cũng theo phương thức trên.

Cách ghi chép nghiệp vụ này như sau:

Nợ (-) Có (+) 1. Xuất khẩu

- Thu xuất khẩu 300

- Tín dụng ngắn hạn 300 2. Nhập khẩu

- Chi nhập khẩu 170

- Vay ngắn hạn 170

Cân đối tài khoản 470 470

Cân đối chính thức (-) 170 (+) 300

Tài trợ (-) 130

Tóm lại: Do mỗi khoản thu (+) đều phải được chi (-) và mỗi khoản chi (-) đều phải trên cơ sở có thu (+), do đó, mỗi bút toán ghi có (+) đều phải có một bút toán ghi nợ (-) tương ứng có giá trị tuyệt đối bằng nhau và ngược lại, mỗi bút toán ghi nợ (-) đều phải có một bút toán ghi có (+) tương ứng có giá trị tuyệt đối bằng nhau. Đây chính là bản chất của nguyên tắc hạch toán kép.

TÓM TẮT CHƯƠNG 6

1. Trong xu thế toàn cầu hóa, sự phụ thuộc lẫn nhau đang ngày càng tăng lên giữa các nền kinh tế trên thế giới là cho các mối quan hệ tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà ngày càng mở rộng đa dạng, phúc tạp ra bên ngoài. Tài chính quốc tế do vậy trở thành một khu vực ngày càng quan trọng. Vai trò của tài chính quốc tế biểu hiện các mặt chủ yếu sau: (i) Tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia mở rộng và tăng cường các quan hệ trao đổi, hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển; (ii) tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia vào phân công lao động quốc tế (iii) góp phần mở ra nhiều cơ hội cho các quốc gia phát triển kinh tế xã hội. (iv) góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính. Các hình thức tài chính quốc tế bao gồm: Đầu tư quốc tế (đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp; tín dụng quốc tế; Viện trợ phát triển chính thức; Viện trợ quốc tế không hoàn lại (song phương, đa phương); Đầu tư chứng khoán quốc tế.

2. Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền nước này thể hiện bằng đồng tiền nước khác. Tỷ giá thay đổi có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, tình hình cán cân thanh toán quốc tế và tình hình lạm phát của một quốc gia.

3. Cán cân thanh toán quốc tế là một biểu tổng hợp, ghi chép một cách có hệ thống tất cả các khỏan thu chi ngoại tệ của một nước phát sinh với các nước khác trong một thời kỳ hay một thời điểm nhất định. Hai hạng mục chủ yếu của cán cân thanh toán quốc tế, đó là tài khoản khoản vãng lai (cán cân vãng lai) và cán cân vốn. Cán cân vãng lai được sử dụng để ghi chép giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, các khoản thu chi dịch vụ, các khoản chuyển giao một chiều giữa một nước với các nước và những khoản thu chi khác có liên quan với nước ngoài về hàng hóa, dịch vụ. Cán cân vốn dùng để theo dõi những luồng tiền tệ trong đầu tư và tín dụng của một quốc gia với các chủ thể nước ngoài. Tình hình cán cân thanh toán quốc tế dư thừa hay thâm hụt sẽ phản ánh thế và lực tài chính của một quốc gia trong thời kỳ đó.

Câu hỏi chương 6 1. Trình bày vai trò của tài chính quốc tế

2. Phân biệt đầu tư quốc tế trực tiếp và đầu tư quốc tế gián tiếp. Cho ví dụ minh họa?

3. Tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa?

4. Tỷ giá hối đoái là gì? Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái?

5. Thế nào là cán cân thanh toán? Khi cán cân thanh toán bị thâm hụt, Chính phủ có thể sử dụng những biện pháp nào để điều chỉnh cán cân thanh toán?

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế học của trường cao đẳng kinh tế kế hoạch đà nẵng (Trang 218 - 223)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(231 trang)
w