KÉT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Kinh tế học về quản lý môi trường ở Việt Nam (Trang 68 - 71)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

3.0 KÉT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Nhận thức của các thành phần liên đói về các vấn đề mỏi trưòìig do hoạt động nuôi cá Tra gây ra

Như đã thảo luận trên đây, để có được một cái nhìn tổng quát về các vấn đề môi trường do hoạt động nuôi cá Tra tại Thốt Nốt, ba buôi thảo luận chuvên đê đã được tiến hành tại Thới Thuận. Chúng tôi khảo sát nhận thức của ba nhóm thảo luận chuyên đề về hậu quả môi trường từ hoạt động nuôi cá Tra ao.

3.1.1 Nông dân không nuôi cá Tra

Nhóm này phàn nàn nhiều về chất lượng các nguồn nước mặt tại địa phương. Họ nói rằng nước sông là nguôn nưóc chính của họ và bị ô nhiễm nghiêm trọng chủ yêu là do nước thài không qua xử lý từ hoạt động nuôi cá Tra được xả ra sông. Một hệ thống cung cấp nước ngầm đã được Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trưòng thành phố cần Tho* xây dựng tại xã. Nhưng thật không may, nước ngầm từ hệ thống này không sạch do có phèn và lượng nưóc cũng không đủ đáp ứng nhu câu của người dân địa phương. Nước từ nguồn này chu yếu được sử dụng đê tắm rửa và giặt giũ. Người dân địa phương thường tích trữ nước mưa trong các thùng lớn vào mùa mưa đe làm nưóc uống.

Theo nhũng người không nuôi cá Tra, nước sông dường như sạch hơn vào mùa mưa, nghĩa là từ tháng 6 đến tháng 11, vì các chất ô nhiễm trong nước dược pha loãng đi. Tuy nhiên, nưóc sông vân đục vào mùa mưa do nước từ thượng nguồn chảy xuống, mang theo nhiều phù sa. Vào mùa khô, nước trong hơn. Người dân cũng cho biêt có hai dòng nước chảy vào kênh rạch: một dòng nước hơi xanh từ các ao cá và một dòng nước dục từ Sông Hậu. Nước từ các ao cá chảy một quãng rôi hòa cùng Sông Hậu trở thành một nguôn nước lớn. Trước năm 2000, ngưòi dân địa phương có thê sử dụng nước sông đẻ nâu ăn sau khi loại bỏ phèn. Giờ đây chất lượng nước ngày càng kém đi chủ yêu do nuôi cá Tra. Những người nuôi cá Tra thường xuyên thay nưóc trong ao bằng nước kênh đề làm giảm bót hàm lượng ô nhiễm trong nước ao, dẫn đên nước trong khu vực bị ô nhiễm nặng.

Bên cạnh việc nuôi cá Tra, người dân cũng liệt kê những nguồn khác góp phần làm giảm chất lượng nưóc ờ địa phương. Ví dụ như nhà máy sản xuất cồn đặt tại xã cùng xả nước thải chưa qua xử lý ra sông. Việc sử dụng hóa chất trong sản xuất lúa cùng góp phần hon nữa làm ô nhiễm nước.

KỈNH TÉ HỌC VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ớ VIỆT NAM 69 3.1.2 Người nuôi cá Tra

Nhũng người nuôi cá Tra nói rằng nghề nuôi cá tro Ig vùng đã có từ hơn 1 5 năm nay, nhưng nuôi cá Tra chi mới phát triển trong những năm gần đây và hoạt động nạo vét bùn lắng trong ao định kỳ chi mới được áp dụng trong hai năm qua đe ngăn không cho cá mắc bệnh. Họ công nhận rằng nuôi cá Tra là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông tại địa phương.

Khi được hòi về các biện pháp họ đã thực hiện để giảm ô nhiễm nước do trâm tích lắng trong ao gây ra, Ỉ1Ọ cho biết vào lúc này chỉ có một giải pháp cho vấn đê này: xây các ao lắng bùn. Nhưng giải pháp này rất không khả thi do thiếu dât. Khi được hỏi về việc liệu họ có sẵn sàng áp dụng các công nghệ xử lý nước thải có thể khiến họ tốn kém nhiều hon và sử dụng nhiều đất hơn không, một trong những ngưòi này nói rằng ông chỉ đồng ý tăng chi phí thêm 5% trong khi hai người kia trả lời rằng họ không chấp nhận nhừng loại chi phí này. Khi được hỏi ý kiến họ như thê nào nêu họ phải xử lý chất thải bang một vài kỹ thuật khiến họ tốn thêm khoảng 10% đât và tăng 10% chi phí sản xuất nhăm đáp ứng tiêu chuẩn nuớc của Việt Nam trước khi xả ra môi trường, thì phần lón (61,5%) dều trả lời như nhau: họ sẽ xây ao lắng. Nhũng người khác cho rằng họ không thể chịu thêm các khoản chi phí này. Mặt khác, họ đề nghị: nếu họ buộc phải lấp dặt thêm phương tiện xử lý chất thài, thi các công ty thu nua cá cũng nên xem xét khoản tãng chi phí sản xuất này và tính toán lại giá mua sao cho hấp thu mức tấng chi phí này trong họp đồng thỏa thuận giũa các công ty với người nuôi cá.

Quan điếm của ngưòi nuôi cá về chất lượng nước ở địa phương và các quv định về môi trường cũng được khảo sát. Khi được hỏi ý kiến về chất lượng nước sông nếu nhiều người nuôi cá xả nước thải nuôi cá Tra vào môi trường, thì 14% ngưòi trả lời nói răng chát lượng không thav đối, 47% nói rằng nước bẩn hơn, 30% nói rằng nước rất bần, và khoảng 9% tin rằng trong tuông lai không thể sử dụng nước được nữa. Khi được hỏi về chất lượng nước sông cách đâv năm năm so với thời điểm hiện tại, phần lớn ngưòi trả lời cho rằng chất lượng nước sông trước đây tôt hon. Chi một tý lệ nhỏ người trả lời cho răng khòng thay đổi, nhưng nhung người này sống gân Sông Hậu, một trong hai con sông lớn nhất tại Đồng bằng sông Cửu Long có thê dễ dàng pha loãng chất ô nhiễm do dung lượng nước lớn.

Đối với các quy định về môi trưòng, khi được hòi sẽ làm gì nếu quy định nhà nước nghiêm cấm xả nước thài vào các nguồn nước công cộng, 47% người trả lời nói sẽ ngưng nuôi cá Tra trong khi 32% nói sẽ xây ao. Những người khác cho rằng họ sẽ xả nước thải vào các ruộng lúa hoặc vườn cây ăn quả, sẽ làm nhũng gi người khác làm, chuyển đến một nơi khác không có các quy tắc nghiêm ngặt để tiếp tục nuôi cá, v.v...

Đẻ nghiên cứu về tác động của nguồn nước sông ô nhiễm lên sức khỏe của người dân địa phương tại các điểm khảo sát, người trả lời khảo sát được hỏi liệu họ có mắc bất kỳ căn bệnh nào do sử dụng nguồn nước sông gây ra hay khỏng. Nhiều người không còn sử dụng nưóc kênh hay không còn bơi ờ

70 KINH TÉ HỌC VÈ QUAN LÝ MÔI TRƯỜNG Ó VIỆT NAM

kênh nữa nên họ nói rằng họ không chịu tác động nào. Tuy nhiên, một sò ít người thỉnh thoảng vẫn tắm ở kênh khi không có đù nguồn dụ' trữ nước ở nhà cho biết họ thường bị ngứa và đò mắt sau khi tắm.

3.1.3 Lãnh đạo địa phương

Nhóm này bao gồm chủ tịch xã Thói Thuận, phòng Tài nguyên Môi trường huyện Thốt Nốt, trưởng phòng Kinh tế, và các đại diện tô chức nhân dân địa phương. Họ là nhũng người rất quan tâm đến các vấn đê môi trường tại địa phương họ.

Theo chủ tịch xã Thói Thuận, nuôi trồng thủy sản trong xã chỉ đứng thứ hai sau ruộng lúa và giúp cải thiện điều kiện kinh tế cùa người dân địa phưong, nhưng cũng đem đến nhiều vấn đề môi trường trong khu vực. Lợi nhuận từ sản xuất cá Tra lớn hon lúa. Kết quả là nhiều người dân trồng lúa dã chuyển đổi các ruộng lúa của họ thành ao cá. Ngoài dân cư địa phương còn có một số người tù’ các tinh khác đến vùng này thuê đất nuôi cá. Vi vậy, khó có thê duy trì ồn định các hoạt động này.

Theo Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Thốt Nôt, ô nhiêm nước trong khu vực gia tãng từ nhiều nguyên nhân, như sản xuất rượu không xử lý chất thải, trấu đổ bỏ từ các nhà máy xay lúa, chất thải từ sản xuât cá Tra, chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, và chất thải công nahiệp từ các công ty chế biển thủy sản. Dù vậy, điều mọi người phàn nàn nhiều nhất là về sản xuất cá Tra và rượu bia, xả nhiều nước thải vào nguồn nước chính.

Xem xét các vấn đề cá Tra từ góc độ quản lý, vào năm 2003, do nhu cầu xuất khấu tăng, nên giá cá Tra tăng đột xuất, thu hút người dân nuôi cá Tra nhiều hon. Vào tháng 6/2005, ủy ban nhân dân huyện Thốt Nốt ban hành công văn xác định rõ nhũng khu vực được phép nuôi cá Tra. Người dân nào muốn đào ao nuôi cá mới hoặc chuyển đôi đồng lúa sang ao nuôi cá phải nộp đơn len các cơ quan hữu quan để được xem xét, xác nhận rằng ao nuôi cá của họ nam trong khu vực được phê duyệt. Một tháng sau, ủy ban nhân dân lại ban hành một công vàn khác yẻu cầu các cơ quan hữu quan phạt nặng nhưng người dào ao mà không có phép của huyện. Kê từ đó, không còn nhũng trường họp dào ao nuôi cá tự phát nữa.

3.2 Đặc điểm của các trại cá được khảo sát

Bảng 1 trinh bày một số đặc điểm chọn lọc của ngưòi nuỏi cá và hoạt động sản xuất cá Tra. Trung binh người dân nuôi cá à độ tuôi 43 với trình độ cấp hai (trung học cơ sở). Thời gian cư trú bình quân dao động từ 2-67 năm và thời gian trung bình là 38 năm. Tuôi nghề nuôi cá trung bình là 5 năm. Một vài người đã nuôi cá từ lâu rồi nhưng nhiều người chỉ mới bắt đau nuôi cá Tra trong nhũng năm gần đây. Ọuy mô trại cá bình quân khoảng 1,7 hécta và diện tích ao cá bình quân là khoảng 5.300 m2. Diện tích ao cá binh quân ở Tân Lộc lớn hơn diện tích ở Thới Thuận, 9.293 m2 so với 4.023 m2. về quy mô ao cá, trong số các hộ gia đinh nuôi cá được khảo sát, có 9% hộ gia đinh có ao nhỏ

KINH TẾ HỌC VÈ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 71 hơn 1.000 m2; 38% hộ gia đình có ao từ 1.000-3.000 m2; 24% có ao tử 3.001- 5.000 m2; 30% có ao trên 5.000 m2.

Người nuôi cá có thể nuôi cá Tra quanh năm. Không giống như sản xuất lúa, không có lịch thời vụ nghiêm ngặt cho việc thả cá giống xuống ao. Người nuôi cá có thề có hai hoặc ba chu kỳ nuôi một năm băng cách luân phiên giữa một vài ao. Một chu kỳ nuôi cá Tra có thẻ kéo dài 3-10 tháng tùy theo một vài yếu tố như kích thước cá giống thả vào ao hay giá cá. Diện tích mặt ao dao động từ vài trăm đến vài nghìn mét vuông, bình quân 3.581 m2 một ao. Độ sâu nước ao dao động từ 2-5 m, bình quân là 4m. Việc sản xuất cá phụ thuộc vào nguôn nước, nên các ao cá thường nam dọc hai bên các kênh rạch. Khoảng cách từ ao đến nguồn nước dao động trong khoáng 3-400 mét, bình quân là 55m.

Những hộ gia đình năm gân Sông Hậu hay các kênh đào lớn có điêu kiện thuận lợi hơn cho việc sản xuất cá do nước vào tương đối sạch hon so với khi ỏ- xa các nguồn nước lớn như vậy. Ngoài ra. họ có the tiết kiệm được chi phí vận chuyển, xây dựng các đưòng ông dẫn nước vào, nhiên liệu bom nước, v.v...

Mật độ thả cá giống trung bình là 47 cá giông /m .

Bảng 2 trình bày các loại nguôti nước vào mà các hộ nuôi cá có thê su dụng: 23% ao cá được khảo sát có nước vào từ Sông Hậu, 42% từ các kênh rạch cấp 1,29% từ các kênh rạch cấp 2, và 5% từ các kênh rạch cấp 3. Có một vài hộ gia đình nuôi cá Tra vói quy mô lớn gần Sông Hậu nhưng họ rất bận rộn và không muốn trá lời phỏng vấn.

Một phần của tài liệu Kinh tế học về quản lý môi trường ở Việt Nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(253 trang)