TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bỏng 10. Bỏng 10. Kết quỏ xếp hạnô ưu tỉẽn đối vúi cỏc phưong ỏn
Phuoìig án đưọc ưa chuộng nhất số Tỷ lệ phần trăm
1. Hệ thống sục khí 5 36
2. Hệ thống lọc sinh học nho giọt 7 50
3. Hệ thống cánh đồng lọc 0 0
84 KINH TẾ HỌC VÈ QUAN LÝ MÔi TRƯỜNG Ờ VIỆT NAM
4. Không xếp hạng 2 14
Tống cộng 14 100
Nguồn: Tông hợp từ ma trận của những người nuôi cả.
Bàng 10 cho thấy rằng 36% người tham dự chọn hệ thống sục khí là phương án được ưa thích nhất của họ, 50% chọn hệ thống lọc sinh học nhỏ giọt, không người nào chọn cánh đồng lọc, và 14% từ chối xếp hạng các phương án. Lý do chọn lựa hay khỏng chọn lựa phương án của họ được trình bày dưới đây.
(a) Chọn lựa hệ thống sục khí
• Công suất xử lý cao.
• Công trình có vốn đầu tư cao có nghĩa là chất lượng cao.
• Chi phí kiểm soát COD không đáng kể so với chi phí sản xuất một đon vị cá.
(b) Chọn lựa hệ thống lọc sinh học nhỏ giọt
• Chi phí kiểm soát COD thấp nhất.
• Xử lý hữu hiệu.
• Tiết kiệm tiền khi không phải sục khí nước thải.
(c) Không chọn hệ thống cánh đồng lọc
• Công suất xử lý thấp.
• Cần nhiều nhân lực để vận hành và vệ sinh hệ thống, cộng vói việc giá nhân công cao và nguồn cung ứng lao động thiếu trong khu vực.
• Chi phí kiếm soát COD cao nhất.
(d) Từ chối xếp hạng phương án (không tin vào tính khả thi của các phương án)
• Cần nhìn thấy kết quả hoạt động của các hệ thống trước khi đánh giá.
• Công trình đòi hỏi nhiều diện tích đất để xây dựng (18-26%) hơn là họ nghĩ ( 10%).
• Chất lượng nước vào quan trọng đối với sức khỏe cùa cá nhưng nhừng phương án này tập trung nhiều vào xử lý các dòng nước thài hơn, không giải quyết đầy đù mối quan ngại cùa họ về vấn đề nước vào. Ao của họ nằm cách xa Sông Hậu nên nguồn cung cấp nước không dồi dào và có sự tranh giành nguồn nước sông giữa các nhà sản xuât cá trong khu vực này. Vì vậy, họ cho rằng việc nuôi cá Tra trong những khu vực này sẽ không kéo dài lâu, do nước vào ngày càng bị ô nhiêm.
• Chính quyền các cấp nên giải quyết nghiêm ngặt các nguôn ô nhiễm quan trọng khác như các hoạt động sản xuất rượu bia, chê biên thủy sản, v.v...
• Không tin rằng nhu cầu về điện sẽ được đáp ứng.
KINH TÉ HỌC VÈ QUẢN LÝ MỎI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 85 4.0 KÉT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1 Kết luận•
Sản xuất cá Tra tại huyện Thốt Nốt nói riêng và tại Đồng bằng sông Cửu Long nói chung mang lại nhiều lợi ích cho người dân nuôi cá cũng như cho đất nước, cụ thể là cải thiện thu nhập của người nông dân, cung cấp thức ăn dinh dưỡng cho người dân, và mang lại thu nhập ngoại tệ cho đất nước qua hoạt động xuất khẩu. Các nhà sản xuất cá tại huyện Thốt Nốt kiếm lời vào khoảng 2-2,5 nghìn đồng/kg cá.
Tuy nhiên, nuôi cá Tra gây ô nhiễm nước. Đê giảm tinh trạng ô nhiêm trong các ao cá Tra, những người nuôi cá thường thay một phần nước trong ao bằng nước ngọt từ các nguồn bên ngoài như một phương thức pha loãng nồng độ chất ô nhiễm trong ao đề ngăn tổn thất cá. Hoạt động này đang gây ra mối quan ngại cho các chính quyền địa phưortg cũng như người dân. Hoạt động này cũng vi phạm Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 của Việt Nam với các quy định về môi trường cho các hoạt động sản xuất/kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, v.v. yêu cầu phải xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường. Neu tình hình này không đưọc khắc phục, ở các vùng nuôi cá Tra người dân địa phương sẽ sớm thiếu nước sạch phục vụ nhu cầu của họ và ngành nuôi cá Tra cũng có thể chịu những tổn thất lớn do nước bị ô nhiễm.
Hiện nay. một vài hộ nông dân nuôi cá sử dụng thêm ao để chứa nước thải trong một thời gian trước khi xả ra nguồn nước công cộng, nhưng những ao này thường nhò và thời gian giữ nước quá ngắn, nên giải pháp này không hữu hiệu. Đe xử lý nưóc thải hữu hiệu hơn, nhóm nghiên cứu đề xuất ba phương án kỹ thuật khả thi giúp giảm ô nhiễm nước từ việc nuôi cá Tra: (a) hệ thống sục khí; (b) hệ thống lọc sinh học nhò giọt; và (c) hệ thống cánh đồng lọc. Trong ba phương án này, hệ thống lọc sinh học nhỏ giọt là phương án hiệu quả nhất về mặt chi phí. Chi phí xử lý một kilogram COD ước tính là 1,51 nghỡn đồng (ô 0,09 USD) đối với hệ thống sục khớ; 0,83 nghỡn đồng (ô 0,05 USD) đối với hệ thống lọc sinh học nhỏ giọt; và 2,27 nghỡn đồng (ô 0,14 USD) đối với cánh đồng lọc, cao hơn nhiều so với chi phí bảo vệ môi trường là 0,3 nghìn đồng/kg COD trong nước thải do nhà nước ấn định cho nước thải công nghiệp cũng như nước thài sinh hoạt như quy định trong Nghị định 67/2003/ND-CP. Nước thải công nghiệp có nghĩa là nước xả vào môi trường từ các cơ sở sàn xuất công nghiệp và các cơ sở chế biến nông sản, lâm sản và thủy sản.
Chi phí xử lý cho một kilogram cá sản xuất được là 0,148 nghìn đồng đối với hệ thống sục khí, 0,081 nghìn đồng đối với hệ thống lọc sinh học nhò giọt, và 0,223 nghìn đồng đối với cánh đồng lọc, lần lượt tương đương 7,5%, 4%, và 11% lợi nhuận sản xuất cá. Cả ba phương án đều cần có thêm đất (khoảng 18-26% diện tích mặt nước ao), nguồn cung cấp điện đầy đủ, và đâu tư đánẹ kể, tất cả đều là những điều kiện ràng buộc quan trọng đối với các nhà sản xuất cá.
86 KINH TÉ HỌC VÈ QUAN LÝ MỎI TRƯỜNG Ờ VIỆT NAM
Để đánh giá khả năng chấp nhận ba phương án về mặt xã hội, hai buổi thảo luận nhóm chuyên đề được tồ chức. Buổi đâu trình bày các ý kiến đánh giá chung và buổi thứ hai xếp hạng các phương án qua phương pháp xếp hạng theo mức độ ưu tiên. Không phải người tham dự nào cũng chọn công nghệ được ưa thích nhất dựa trên tiêu chuẩn hiệu quà nhất về mặt chi phí. Thay vi vậy, họ lựa chọn dựa trên sở thích của họ. Ket quả là 50% chọn hệ thống lọc sinh học nhỏ giọt, 36% chọn hệ thống sục khí, không ai chọn cánh đồng lọc, và 14% từ chối xếp hạng. Tất cả đều đê nghị rằng nhà nước nên xâv lắp tihừng hệ thống này như một dự án thí điểm trên một khu đất nào đó đê chứng minh kết quá hoạt động của các phương án, và nếu qua đó cho thây đó là những phương án tốt, thì một tổ chức tập thể sẽ được thành lập đế quản lý việc xử lý nước thải trong khu vực và ngưòĩ nuôi cá sẽ sẵn sàng trà tiên nước vào sạch cũng như các chi phí xử lý nước thải từ cá Tra.
4.2 Khuyến nghị chính sách
Nghiên cứu này đề xuất ba công nghệ xử lý nước thải để xử lý nước thải có hiệu quả hơn các hồ lắng, nhưng chi phí xử lv COD khá cao. Một vài khuyến nghị chính sách giúp giảm thiếu ô nhiễm nước do sản xuât cá Tra gây ra được trình bày dưới đây.
Trước tiên, cần thực hiện khu quy hoạch nuôi cá Tra cúa thành phố cần Tho'. Các khu vực này đã được quv hoạch nhưng chưa được thành lập. Các khu quy hoạch này sẽ mở đưòng cho việc thành lập các hệ thống xử lý nước thải tập trung, giúp giám chi phí xử lý COD.
Thứ hai, cần thiết lập tiêu chuấn chất thải cho nưóc thải ao nuôi cá Tra xả ra nguồn nước công cộng. Điều này sẽ thúc đây việc ứng dụng các công nghệ hiệu quả nhằm giảm nồng độ chất hữu cơ có trong nưóc thải đến mức có thề chấp nhận được. Người nuôi cá sẽ chi nghĩ đến việc xử lý chất thải nếu tiêu chuẩn được thiết lập theo pháp luật nhà nước và được thực thi bói các CO' quan có thẩm quyên.
Thứ ba, do giá trị đâu tu ban đâu của các công nghẹ xử lý cao, nen người nuôi cá chưa sẵn sàng thực hiện neu không có sự hô trợ. Do đó, chính quvên địa phương nên lập một quỹ môi trường cho vay vôn dài hạn với lãi suât ưu đãi cho người nuôi cá để họ xây dựng hệ thống xử lý. Ngoài ra, chính quyên các cấp nên nghĩ đến việc thiết lập các hệ thống xứ lý chất thải thí điểm do nhà nước tài trợ có khả năng xử lý nước vào và nước ra để chứng minh với ngưòi nuôi cá tính hữu ích của các hệ thống này.
Thứ tư, để các nhà sản xuất cá sẵn lòng chấp nhận chi phí xử lý, các chính quyên địa phưong nên khào sát chi phí sản xuât cá Tra nuôi ao, xem xét chi phí xử lý trên một kilogram cá sản xuất được (bao gồm trong chi phí sản xuất), trước khi thiết lập giá mua sàn đối vói cá Tra mua từ người nuôi cá.
Thứ năm, kiến nghị với các cơ quan nông nghiệp nghiên cứu và xây dựng quy trình nuôi cá Tra sạch theo tiêu chuân vệ sinh và an toàn thực phâm
KINH TÉ HỌC VỀ QUÀN LÝ MỎI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 87 quốc gia, và sau đó thực thi nghiêm túc.
Chi phí xử lý COD ước tính trong nghiên cứu này cao hơn so với các mức phí môi trường do nhà nước quv định trong Nghị định 67/2003/ND-CP—
điều này sẽ không khuyến khích người nông dân áp dụng các phương án kỹ thuật. Vì vậy, các cơ quan nhà nước nên xem xét và điều chỉnh các mức phí môi trường hiện tại nếu quá thấp.
Lưu ỷ: Báo cáo này hiện có san với cùng tiéu để trên trang web www. eepsea. or g.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Niên Giám Thống kê cần Thơ. 2002. Cục thống kê cần Tho’. TP. cần Thơ.
Việt Nam
______ . 2003. Cục thống kẻ cần Thơ. TP. cần Thơ. Việt Nam ______ . 2004. Cục thống kê cần Thơ. TP. cần Thơ. Việt Nam
Chi cục Thúy sản cần Tho’. 2006. Báo cáo nghiên cứu: Dư lượng hóa chất độc hại trong sản phâm thủy sản và môi trường nước. Tp. cần Thơ.
Việt Nam
Field, B. c. and N. D. Olevviler. 2005. Environmental Economics (Updated second Canadian edition). McGraw-Hill Ryerson Limited. Canada.
Kỷ, Ọ.V. 2004. Báo cáo nghiên cứu về các phương pháp xử lý nước ao nuôi cá Tra và cá basa tại huyện Thốt nốt. Trạm Quan trắc môi trường cần Thơ.
Tp. Cần Thơ. Việt Nam
Kỷ Q.v. 2005. Ô nhiễm hữu CO’ trong sản phẩm thủy sán ở Đồng bàng sông Cửu long. Organic Pollution of Fish Products in the Mekong Delta.
Trạm Quan trắc môi trường cần Thơ. Tp. cần Thơ. Việt Nam
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp. cần thơ. 2006. Quy hoạch tông thê phát triển thủy sàn thành phố cần thơ đến năm 2020. Tp. cần thơ. Việt Nam.
VASEP (Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers). 2007 Data on Pangasius Volume Exported to Foreign Countries from 1997- 2006. PowerPoint Presentation at a seminar on Vietnam Pangasius Industry, presented by Nguyen Hull Dzung. June 13-15, 2007. Ho Chi Minh City. Vietnam.
88 KINH TÉ HỌC VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
CHƯƠNG 5