Thu dọn chât thái qua ngưòi trung gian

Một phần của tài liệu Kinh tế học về quản lý môi trường ở Việt Nam (Trang 98 - 101)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bàng 4. Thống tin CO’ bản về các hộ chăn nuôi bò sữa đươc khảo sát

4. Thu dọn chât thái qua ngưòi trung gian

4.1. Tổng chi phí 22.223,2 4848,5

4.2. Tổng lợi ích 82.996,3 1.606,9

4.3. NPV của lợi ích tăng thêm - -3.241,6

Ghi chú: BCR = ty sô lợi ích-chi phí.

5.2.1 Phương án truyền thống (trường hợp gốc)

Dữ liệu được thu thập từ mười hộ gia đình có nuôi bò và lợn (nhưng không có hệ thống bigogas), sử dụng phương án truyền thống là giữ chất thải trong sân sau nhà hay trong hố. Dữ liệu được tính toán và được khái quát hóa cho toàn bộ 493 hộ chăn nuôi bò sừa trong khu vực nghiên cứu. Toàn bộ chi phí và lợi ích đưọc tính cho khung thòi gian 1 5 năm dựa vào niên hạn sử dụng kinh tế của hệ thống biogas. Tồng giá trị hiện tại (PV) của chi phí cùa phương án trường hợp gốc là 17.374,7 triệu đồng và tổng PV của lợi ích lên đến 81.389,4 triệu đồng. Tỷ số lợi ích-chi phí (BCR) là 4,68 và giá trị hiện tại ròng (NPV) của lợi ích là 64.014,7 triệu đồng (NPV của tổng lợi ích trừ đi NPV của tồng chi phí) (bảng 6).

5.2.2 Lắp đặt hệ thống biogas mái vòm cố định qui mô nhỏ

Một số hệ thống biogas qui mô nhò hiện đang được sử dụng trong các xă chọn lọc, phần lớn được xây dựng với sự hỗ trợ của dự án bò sừa Bi8. Tất cá đều thuộc loại mái vòm cố định với kích thuớc từ 7-8 m \

Kết quả khảo sát cho thấy bình quân một hệ thống biogas 7-8 1TV đòi hoi vốn đầu tư 4,3 1 triệu đồng, trong đó nguời dân chi cỏ thê lo liệu được đến 2,9 triệu đồng, hay 67,4 phần trăm tống chi phí đầu tư. Phần còn lại do chính phu hay các nhà tài trợ nước ngoài hỗ trợ (1 1.6 phần trăm), và vay mượn từ ngân hàng, thân nhân hay láng giềng (21 phần trăm). Hâu hết các hộ gia đình có lăp đặt hệ thống biogas đều được xem là nhũng hộ có thu nhập tương đôi cao ở các vùng nông thôn. Phân tích chi tiết được trinh bày trong bang 7.

cas n h ỏ

Khoản mục Giá trị (triệu đồng

Phần trăm trong tống số

(%)

Tống đầu tư ban đầu bình quân 4,31 100,0

Đầu tư bởi hộ gia đình 2,90 67,40

Hỗ trợ từ chính phủ và nhà tài trợ nước ngoài 0,50 11,60 Vay mượn từ ngân hàng, thân nhân và láng giềng 0,90 21,00

Nguồn: Dữ liệu kháo sát.

Dừ liệu từ các hộ khảo sát, được khái quát hóa cho tất cả các hộ chăn nuôi bò sừa trong khu vực nghiên cứu, cho thấy răng hệ thống biogas nhỏ mang lại lợi ích lớn nhất cho người sử dụng. Có 493 hộ chăn nuôi bò sữa có đủ phân dê

8 Dự án này được thực hiện ờ huyện Gia Lâm. Dự án cung cấp hồ trợ kỳ thuật và tài chính cho các hộ chăn nuôi hò sừa từ năm 1997-2001.

KINH TẾ HỌC VÈ QUÁN LÝ MỎI TRƯỜNG Ớ VIỆT NAM 99 vận hành hệ thống biogas nho. Toàn bộ chi phí và lợi ích được tính trên cơ sở 12 hộ khảo sát và được khái quát hóa cho tất cả 493 hộ. Các chi phí bao gồm chi phí đầu tư ban đầu; chi phí vận hành và bảo trì bao gồm chi phí nhân công, nước, và phân hóa học; chi phí cơ hội của khí đốt sinh học tạo ra; và các chi phí khác như thay thế các tiện ích nhò và hóa chât sử dụng đê kích thích phát triên vi sinh vật.

Lợi ích bao gồm giá trị của phân compost được dùng làm phân bón, giá trị của khí đốt được tạo ra, giá trị còn lại (gạch và các thiết bị xử lý biogas khác) khi hệ thống biogas bị hao mòn, và chênh lệch giá trị bất động sản hộ gia đình bình quân hàng năm được thể hiện như một giá trị đại diện cho các yếu tố môi trường hay sự hư hại gắn liền với các phương án quản lý chất thải khác nhau. Toàn bộ chi phí và lợi ích được tính trong niên hạn sử dụng kỳ vọng 15 năm cùa hệ thống biogas, sử dụng suât chiết khấu 0,6 phân trăm một tháng hay 7,2 phần trăm một năm9. Sự thay đồi chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành và bảo trì được xem xét trong một phân tích độ nhạy (xem phân 5.4).

Tống giá trị hiện tại cùa chi phí của phương án này là 14.667,2 triệu đồng, thấp hon 2.707,5 triệu đồng so với trường họp gốc (1 7.374,7 triệu đồng) trong khi tồng lợi ích chiết khấu tâng thêm 9.636 triệu đồng, thành 91.025,4 triệu đồng. Điều này dẫn đến NPV của lợi ích tăng thêm là 12.343,5 triệu đồng với BCR bằng 6,21 (bảng 6).

5.2.3 Lắp đặt hệ thống hiogas mái vòm cố định qui mô lớn

Trong khu vực nghiên cứu không thấy có các hệ thống biogas qui mô lớn (qui mô xă) ngoại trừ một hệ thống có kích thước 20 m . Tuy nhiên, hệ thong này không vận hành tốt do nguồn cung phân không ốn định. Chủ sở hữu từng nuôi rất nhiều lợn nhưng đã ngưng vận hành hệ thống do hiệu quá sản xuất thấp.

Tính toán CBA cùa phương án này cũng tương tự như trong phương án hệ thống biogas nhó. Toàn bộ các khoan mục chi phí và lợi ích là như nhau nhưng số lượng cúa từng khoản mục thì khác nhau. Vì hệ thống biogas lớn chưa được triển khai ỏ' miền bắc Việt Nam, chúng tôi xây dựng một tình huống đế tim hiểu xem thử các hệ thống lớn có thể phát triển ò' khu vực nghiên cứu hay không. Đê làm điều này, chúng tôi tìm hiểu việc thiết lập một hệ thống biogas qui mô lớn ở miền nam Việt Nam. Toàn bộ các khoản mục chi phí và lợi ích được thu thập và sau đó được điều chinh theo giá ờ miền bấc. Niên hạn sử dụng hệ thống biogas lỏn cùng giống như của hệ thống nhở vì cả hai hệ thống đêu được xây dựng vói cùng những nguyên vật liệu như nhau nhưng điều này thường không phù họp trong thực tế vi nhiều lý do. Đó là lý do nghiên cứu này thực hiện phân tích độ nhạy cho các tình huống khác nhau.

Tông giá trị hiện tại của chi phí cua phưong án hệ thông biogas qui mô

9 Lài suất hiện hành lấy từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn Việt Nam (VBARD).

100 KINH TẾ HỌC VỀ QUÁN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

lớn là 14.987,9 triệu đông, tlìâp hơn 2.386,8 triệu đồng so với trường hợp gòc.

Tông giá trị hiện tại cùa lợi ích là 88.926,1 triệu đồng. NPV của lợi ích tăng thêm là 7.536,7 triệu đồng. BCR được tính bằng 5,93, xếp thứ hai sau hệ thống biogas nhỏ trong số bốn phương án (bảng 6).

5.2.4 Thu dọn chất thải qua người trung gian

Chi phí của phương án này bao gồm chi phí thu dọn phân, làm sạch chuồng bò, phân hóa học sử dụng trên đồng, rơm, trấu, tro, nhiên liệu đun nàu, và các chi phí linh tinh khác. Lợi ích bao gồm giá trị chất thải sử dụng trên đông (phân compost được sử dụng như phân hữu cơ) và giá trị bât động sản dân cư. Giá trị bât động sản ỏ' đây cao hon trong trường họp gổc vì ô nhiễm được loại trừ phần nào thông qua thu dọn sạch chất thải.

Tông chi phí chiết khấu của phương án này là cao nhất trong các phương án khác nhau. Thậm chí nó còn cao hon so với chi phí lắp đặt hệ thống biogas vì chất thải phải được đưa đi xa hộ chăn nuôi. Đồng thời các hộ, nhất là ở nhũng xã có lượng phân lớn, phái trả tiền cho người trung gian ngay cá trong nhũng tháng có nhu cầu phân hữu cơ thấp. Tông chi phí của phương án này là 22.223,2 triệu đồng (cao hơn 4.848,5 triệu đông so vói trường hợp gốc). Lợi ích chiết khấu tăng thêm 1.606,9 triệu đồng. NPV cùa lợi ích ròng tăng thêm là 3.241,6 triệu đồng. BCR trong phương án này là 3,73, thấp hon so với 4,68 trong trường hợp gôc (bảng 6).

5.3 xếp hạng các phưong án

Dựa vào kết quả CBA, việc lắp đặt các hệ thống biogas qui mô nhó là phương án được ưa chuộng nhất trên phương diện hiệu quả kinh tế. Hệ thống biogas qui mô lớn đứng thứ hai. Phương án gốc và phương án thu dọn chất thái có thứ hạng thấp nhất về tính kinh tế.

Nghiên cứu đă đề nghị tất cả hộ gia đình tham gia khảo sát và chính quvền địa phương trình bày đánh giá của họ về hiệu lực hoạt động và việc áp dụng thực tể từng phương án xử lý. Hệ thống biogas qui mô nhỏ là phương án được ưa chuộng nhất theo tiêu chí bảo vệ môi trường vì trong phương án này, chất thải được xử lý trong phạm vi hộ gia đinh một cách hữu hiệu với mức giảm ô nhiễm tối đa theo nhận thức như mô tả trong phân 3. Hệ thống biogas qui mỏ lớn và phương án thu dọn chất thải xếp thứ hai. Tuy nhiên, ô nhiêm không giảm nhiều so với trong phương án biogas nhò vi chât thải phải được vận chuyên từ các hộ gia đỉnh riêng lẻ hay từ nơi khác và ô nhiêm sẽ diên ra trong quá trình vận chuyên. Trường họp gốc có thứ hạng thấp nhất vì chất thải được lưu giữ trong phạm vi nhà ở trong một thời gian dài gây ra các tác động ô nhiêm cao theo nhận thức.

Nhìn từ góc độ khả thi trong thực tế thì thứ hạng các phương án có thay đối. Trường họp gốc được xếp hạng nhất vì rất đơn giản, đòi hỏi rất ít hay gân như không đòi hỏi đầu tư ban đâu, và vì thế hộ gia đình nào ciìng có thê thực hiện được. Phương án thu dọn chất thải đứng thứ hai vì những hộ áp dụng

KỈNH TẾ HỌC VÈ QUẢN LÝ MỎI TRƯỜNG Ở VĨỆT NAM 101

phương án này phải làm hầu hết nhũng công việc như trong trường hợp gốc.

Đôi khi những người trung gian yêu cầu các hộ giúp họ vận chuyên phân đến những nơi nhất định hay đòi thanh toán nhiều hơn. Hệ thống biogas nhỏ trên qui mô gia đình xếp thứ ba vì có nhiều điều kiện ràng buộc như thiết kế kỹ thuật, chi phí đầu tư ban đầu cao, và thói quen đun nấu truyền thống (sử dụng các nhiên liệu khác).

Hệ thống biogas lớn xếp hạng chót — việc thực hiện hệ thống này có nhiêu trở ngại hơn so với hệ thống biogas qui mô nhỏ, như các yêu cầu về quàn lý cao hơn và phải tim người sẵn lòng lắp đặt hệ thống trên đất của họ.

Một nhược diêm nừa cùa phương án này là việc vận chuyên phân từ các hộ gia đình riêng lé đên hệ thông biogas gây ô nhiễm có thê ảnh hưởng chẳng những đên các hộ chia sẻ lợi ích cùa hệ thống mà còn tác động đến mọi hộ gia đình trong khu vực. Ọua khảo sát cho thấy có đến 94,1 phần trăm hộ khảo sát quan tâm đến hệ thống biogas nhỏ trong khi số hộ còn lại sẵn lòng đầu tư vào hệ thống biogas lớn. Các kết quả xếp hạng được tóm tắt trong bàng 8.

Bảng 8. NPV của lọi ích tăng thêm và xếp hạng các phưoaig án xử lý khác nhau

PhưoTìg án kiếm soát ô nhiễm

NPV của lọi ích ròng tăng

thêm (triệu đồng)

CBA

Xêp hạng Kinh tế Môi

trưòng

Khả thi thực tế

Trường họp gốc - 4,68 3 4 1

Hệ thông biogas nhó 12.343,5 6,21 1 1 3

Hệ thống biogas lớn 9.923,5 5,93 9 2 4

Thu dọn chât thái qua trung gian

-3.241,6 3,73 4 2 2

Nguồn: Dừ liệu kháo sát

5.4 Phân tích độ nhạy

Toàn bộ các khoản mục chi phí và lợi ích trong phân tích CBA trên đây được ước lượng thông qua sử dụng giá hiện hành, và dựa trên giả định các hệ thông biogas có thê hoạt động trong một thời gian dài (niên hạn sử dụng 15 năm như thiết kế). Tuy nhiên, các giả định này không chắc thích hợp trong mọi trường hợp. Do đó, nghiẻn cứu này cũng thực hiện các phân tích độ nhạy để xem xét các tình huống biến thiên (bảng 9).

Một phần của tài liệu Kinh tế học về quản lý môi trường ở Việt Nam (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(253 trang)