Phát triển, phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 24 - 27)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.3. Phát triển, phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non

Theo triết học duy vật biện chứng, thuật ngữ phát triển là biến đổi làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp.

Phát triển là quá trình nội tại, là bước chuyển hóa từ thấp đến cao theo đường xoáy trôn ốc. Lý luận của Phép biện chứng duy vật khẳng định: mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ là sự tăng lên hay giảm đi về mặt số lượng mà cơ bản chúng luôn biến đổi, chuyển hóa từ sự vật hiện tượng này đến sự vật hiện tượng khác, cái mới kế tiếp cái cũ, giai đoạn sau kế thừa giai đoạn trước tạo thành quá trình phát triển, tiến lên mãi mãi.

Theo từ điển Tiếng Việt, “phát triển” là lớn lên về mặt kích thước, độ rộng (số lượng) hay về mặt giá trị, tầm quan trọng (chất lượng). [33].

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo - Bài giảng kinh tế học GD, phát triển là tăng cả về chất lượng và số lượng làm cho hệ giá trị được cải tiến, được hoàn thiện.

Những đặc trưng cơ bản của phát triển được biểu hiện là:

Sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ, tác động qua lại và quy định lẫn nhau;

Phát triển từ những thay đổi về số lượng được chuyển hóa thành những thay đổi về chất lượng;

Phát triển là quá trình vận động không ngừng của sự vật, hiện tượng.

1.2.3.2. Phát triển đội ngũ

Phát triển đội ngũ trong một tổ chức hay trong một hệ thống chính là phát triển nguồn nhân lực, hay còn gọi là nguồn lực con người của tổ chức và hệ thống đó. Có nhiều tác giả đề cập tới khái niệm phát triển nguồn nhân lực.

Theo tác giả Trần Khánh Đức, “Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng, cơ cấu và chất lượng NNL phù hợp với từng giai đoạn

25

phát triển KT-XH ở các cấp độ khác nhau đáp ứng nhu cầu nhân lực cần thiết cho các lĩnh vực hoạt động lao động và đời sống xã hội…” [18, tr.489].

Tác giả Lenand Nadier xác định: “Phát triển nguồn nhân lực có thể coi là một lĩnh vực của quản lý nguồn nhân lực”. Theo đó, quản lý nguồn nhân lực bao gồm: phát triển NNL, sử dụng NNL và môi trường của NNL. [18, tr.501]

Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, QL nguồn nhân lực là chức năng QL giúp cho người QL tuyển mộ, lựa chọn, huấn luyện và phát triển các thành viên của tổ chức. Quá trình QL NNL bao gồm bảy hoạt động: kế hoạch hóa NNL, tuyển mộ, chọn lựa, định hướng phát triển, huấn luyện và phát triển, đánh giá kết quả hoạt động, đề bạt thuyên chuyển. [10, tr.163 - tr.165]

Theo Chương trình phát triển của Liên hợp quốc, có 5 nhân tố của phát triển nguồn nhân lực là: giáo dục - đào tạo; sử dụng - bồi dưỡng; sức khỏe và dinh dưỡng; đầu tư - việc làm; sự giải phóng con người. Trong 5 nhân tố đó, nhân tố GD&ĐT là nhân tố giữ vai trò quan trọng hơn cả, bởi nó là cơ sở cho sự phát triển của các nhân tố còn lại. Phát triển nguồn nhân lực liên quan đến Giáo dục - Đào tạo, sử dụng những tiềm năng con người và tiến bộ KT-XH. Các yếu tố trên tác động đến phát triển NNL tạo ra sự phát triển bền vững về khả năng mới của mỗi thành viên và hiệu quả chung của tổ chức, gắn liền với việc không ngừng tăng lên về mặt chất lượng, số lượng của đội ngũ và chất lượng sống. Các yếu tố này xâm nhập vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau, song GD là cơ sở cho tất cả những yếu tố khác, là nhân tố thiết yếu để cải thiện sức khoẻ và dinh dưỡng, để duy trì một môi trường có chất lượng cao, để mở rộng và cải thiện lao động, để duy trì sự đáp ứng yêu cầu về phát triển KT-XH.

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược CNH, HĐH đất nước bao gồm đồng bộ cả 3 mặt chủ yếu: GD&ĐT con người (tạo nguồn nhân lực), sử dụng – bồi dưỡng, đầu tư – việc làm (tạo môi trường làm việc và đãi ngộ thoả đáng) cho con người trong đó GD&ĐT được coi như là cơ sở để sử dụng con người có hiệu quả để mở rộng và tạo môi trường phát triển cho cả hệ thống.

Nguồn nhân lực được xem xét trên cơ sở tổng thể các chỉ số phát triển con người (HĐI) mà con người có được nhờ sự trợ giúp của xã hội và sự nỗ lực của bản thân, là tổng thể sức mạnh, thể lực, trí lực, kinh nghiệm sống, nhân cách, đạo

26

đức, lý tưởng, chất lượng, văn hoá, năng lực chuyên môn và tính năng động trong công việc mà bản thân con người và xã hội có thể huy động vào cuộc sống lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ của xã hội.

Phát triển đội ngũ là quá trình vận động đi lên để đảm bảo cho đội ngũ đó có đủ về mặt số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, có được phẩm chất và năng lực đảm đương tốt sứ mạng của tổ chức và các nhiệm vụ mà xã hội giao cho từng cá nhân và cả tổ chức đó.

1.2.3.3. Phát triển đội ngũ CBQL trường MN

Trong giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài, phát triển đội ngũ CBQL trường MN trên địa bàn huyện là: làm thế nào để mỗi cơ sở GDMN có được đội ngũ HT và PHT phù hợp với quy mô, đặc điểm của nhà trường và đảm bảo được những yêu cầu chủ yếu như sau:

- Đủ về số lượng theo quy định trong Luật Giáo dục và Điều lệ trường MN.

- Đồng bộ về cơ cấu: tuổi đời và thâm niên công tác, giới, người dân tộc thiểu số, chuyên ngành đào tạo.

- Đạt chuẩn về trình độ đào tạo: theo quy định trong Điều lệ trường MN và khuyến khích đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo, trình độ QL và lý luận chính trị.

- Có phẩm chất và năng lực đáp ứng được các yêu cầu quản lý GDMN tại các cơ sở GDMN.

Đội ngũ CBQL trường MN là lực lượng quản lý mọi hoạt động trực tiếp của trường MN, là thành phần cốt cán trong đội ngũ GVMN, chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về chất lượng, hiệu quả công tác GDMN. Tiêu chí chủ yếu để đánh giá đội ngũ CBQL trường MN chính là chất lượng đội ngũ. Đội ngũ mạnh hay yếu, có đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hay không phụ thuộc rất nhiều vào quy mô, số lượng đội ngũ; trình độ, phẩm chất và năng lực của mỗi thành viên.

Phát triển đội ngũ CBQL GDMN mà nòng cốt là CBQL trường MN tạo tiền đề quan trọng, cần thiết cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả GDMN đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay.

Nội dung phát triển đội ngũ CBQL sẽ bao hàm các hoạt động quy hoạch đội ngũ, bổ nhiệm CBQL, kiểm tra đánh giá, bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ và tạo môi trường phát triển.

27

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)