Biện pháp 2: Đổi mới công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 79 - 85)

CBQL trường mầm non

3.2.2.1. Ý nghĩa của biện pháp

Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL ở các trường MN nhằm đáp ứng nhu cầu của các trường MN và sự phát triển cán bộ, giáo viên. Vì vậy, công tác này phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đảm bảo nhu cầu về số lượng và chất lượng CBQL của từng trường; - Chọn người tiêu biểu, có đủ phẩm chất, năng lực, đảm nhận nhiệm vụ; - Góp phần củng cố uy tín, niềm tin của cán bộ giáo viên nhà trường; - Động viên khuyến khích những người có năng lực, chọn lọc những cán bộ tốt từ đó tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ kế cận dự nguồn;

- Quán triệt chặt chẽ nguyên tắc tập trung dân chủ;

- Khi hết 1 nhiệm kỳ, nhất thiết phải có đánh giá CBQL để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

Trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu trên, biện pháp này giúp cho ngành GD&ĐT có ĐN CBQL tốt; sàng lọc, đưa ra khỏi ĐN CBQL những người không đủ phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực quản lý, bổ sung và hoàn thiện ĐN CBQL.

Bổ nhiệm CBQL ở các trường MN là cơ hội để CB GV thăng tiến hợp lý, đáp ứng nhu cầu của nhà trường và sự phát triển CB, GV. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng ĐN CBQL ở các trường, nâng cao hiệu quả giáo dục ở các nhà trường. Bởi vì

80

qua đây, người CBQL có dịp nhìn lại chính mình để tiếp tục khẳng định và phát huy. Song cũng chính nhờ quy trình này, người CBQL được đồng nghiệp và các cấp QL chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để từ đó rút kinh nghiệm và có kế hoạch hoàn thiện mình; làm cho mỗi CBQL luôn phải tích cực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây cũng là điều kiện để các cấp QLGD điều chỉnh trong quá trình quản lý, điều chỉnh công tác xây dựng ĐN CBQL, định ra nội dung đào tạo bồi dưỡng phù hợp, sát thực tiễn, khắc phục tình trạng trì trệ trong ĐN CBQL.

Luân chuyển CBQL nhằm khắc phục tư tưởng cục bộ, tình trạng khép kín, trì trệ trong công tác. Do vậy, nếu làm tốt công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL ở các trường MN của huyện Điện Biên sẽ góp phần khắc phục những hạn chế, tiêu cực trong công tác CB, tạo nên động lực và nguồn sáng tạo mới trong công tác CB và đội ngũ CB, góp phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB phục vụ lâu dài. Luân chuyển CBQL là để đào tạo, rèn luyện, thử thách CB, nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm của từng người.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Để có được ĐN CBQL ở các trường MN có phẩm chất đạo đức tốt và trình độ, năng lực làm việc, Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên phải căn cứ các văn bản quy định của Nhà nước, kết quả đánh giá CBQL theo Chuẩn, nhu cầu của nhà trường và danh sách quy hoạch các chức danh CBQL đã được phê duyệt, Phòng GD&ĐT thực hiện quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển theo quy định.

Việc lựa chọn và bổ nhiệm CBQL trường MN là một trong những hoạt động cơ bản nhất của công tác CB, được thực hiện theo một quy trình đã được quy định của Bộ nội vụ và các văn bản liên Bộ GD&ĐT, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội… Việc chọn lựa sử dụng CB, công chức GD đáp ứng với chức trách được giao.

Công tác bổ nhiệm CBQL trường MN phải căn cứ vào các tiêu chuẩn chung của người CB trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước mà Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII đã đề cập đến: “Có phẩm chất chính trị tốt, vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có tinh thần năng động, sáng

81

tạo, phấn đấu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, dám đấu tranh với những quan điểm sai trái, có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn đoàn kết nội bộ, có quan hệ mật thiết với nhân dân, có năng lực, trình độ và sức khỏe phù hợp với nhiệm vụ được giao, có phong cách làm việc khoa học, đạt hiệu quả thiết thực”. Ngoài ra, đối với cấp học GDMN cần căn cứ Điều 16 và Điều 17 Điều lệ trường MN để bổ nhiệm CBQL cho phù hợp. Cụ thể:

Hiệu trưởng và PHT trường MN phải có trình độ chuẩn đào tạo là có bằng Trung cấp Sư phạm Mầm non, có thời gian công tác trong GDMN ít nhất 5 năm với HT và ít nhất 3 năm với PHT; được tín nhiệm về đạo đức, chuyên môn, có năng lực tổ chức và quản lý trường học.

Riêng đối với các trường MN trong quy hoạch xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia, ngoài những quy định trên cần chú ý tới các điều kiện đáp ứng yêu cầu của Quy chế công nhận trường MN đạt chuẩn quốc gia.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

* Đối với công tác bổ nhiệm:

Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên tùy theo điều kiện của từng trường để lựa chọn và thực hiện quy trình bổ nhiệm theo một trong hai hình thức sau:

Hình thức thứ nhất: Hình thức bổ nhiệm CBQL căn cứ vào phiếu giới thiệu tín nhiệm của tập thể CB,GV,NV của trường có chức danh cần bổ nhiệm:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ các đối tượng trong diện quy hoạch, chuẩn bị

phiếu thăm dò giới thiệu nhân sự theo mẫu chung của huyện (mẫu này được in sẵn tên những người trong diện quy hoạch, có ô trống để cho các thành viên có thể giới thiệu gương mặt tiêu biểu khác không có trong quy hoạch).

Bước 2: Phòng GD&ĐT thực hiện quy trình lấy phiếu giới thiệu nhân sự

bằng cách tổ chức hội nghị gồm toàn thể CB, GV, NV trong trường. Nội dung: bỏ phiếu giới thiệu tín nhiệm chức danh CBQL cần bổ nhiệm, hình thức bỏ phiếu kín.

Bước 3: Căn cứ kết quả lấy phiếu giới thiệu tín nhiệm tại trường, lãnh đạo

Phòng GD&ĐT dự kiến nhân sự bổ nhiệm, tổ chức lấy ý kiến của các bộ phận chức năng có liên quan của Phòng, thống nhất lựa chọn nhân sự để bổ nhiệm.

82

Bước 4: Phòng GD&ĐT thực hiện hiệp y nhân sự với Huyện ủy, UBND

huyện và các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan của Huyện.

Bước 5: Trưởng phòng GD&ĐT ra quyết định bổ nhiệm nhân sự.

- Thời hạn bổ nhiệm: thời hạn mỗi lần bổ nhiệm một chức vụ là 5 năm (60 tháng); đối với trường hợp cán bộ đang giữ chức vụ được điều động, luân chuyển giữ chức vụ mới thì thời hạn bổ nhiệm chức vụ mới được tính từ khi quyết định bổ nhiệm chức vụ mới có hiệu lực. Thời gian cán bộ được giao quyền hoặc phụ trách không tính vào thời hạn bổ nhiệm.

Hình thức thứ hai: tổ chức thi tuyển HT, PHT trường mầm non

Để bảo đảm cạnh tranh công bằng trong công tác CB, việc thừa nhận hình thức cạnh tranh để lựa chọn nhân tài, bổ nhiệm và sử dụng những cán bộ xứng đáng nhất, ưu tú nhất là cách nhìn nhận phù hợp với giai đoạn hội nhập hiện nay. Ở đây, cạnh tranh chủ yếu là thông qua hình thức đánh giá kết quả, thành tích công tác của nhân sự và coi năng lực, hiệu quả hoạt động thực tiễn là cơ sở quan trọng nhất để xét duyệt quy hoạch, bố trí sử dụng và bổ nhiệm CB. Cần tạo điều kiện và cơ hội cho CB, GV thăng tiến bằng thi tuyển cạnh tranh các chức danh CBQL ở các trường MN khu vực thuận lợi (11 trường) của huyện để tuyển chọn nhân tài, nâng cao chất lượng của công tác quy hoạch - đào tạo, bố trí sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức.

Quy trình thực hiện thi tuyển:

- Phòng GD&ĐT xây dựng đề án thi tuyển các chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trình UBND huyện phê duyệt.

- Thành lập Hội đồng thi tuyển với các nhiệm vụ:

+ Xây dựng thông báo thi tuyển rộng rãi trong tỉnh (chỉ tiêu các chức danh CBQL từng trường, nội dung, thời gian thu nhận hồ sơ, thời gian, địa điểm dự thi...).

+ Hướng dẫn những quy định, thể lệ hồ sơ, nội dung các tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho người đăng ký dự thi; tổ chức tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt và công bố danh sách người dự thi và tổ chức thông báo việc thi tuyển;

83

+ Tổ chức ra đề thi viết và xây dựng các tiêu chí, chỉ số đánh giá bằng điểm trên cơ sở tự nhận xét, đánh giá quá trình công tác của người dự thi và hồ sơ của cơ quan trực tiếp quản lý người dự thi;

+ Thành lập Ban coi thi, chấm thi; tổ chức coi thi, chấm thi. Nội dung bài thi viết tập trung vào vấn đề tổ chức và hoạt động quản lý trường MN;

+ Niêm yết danh sách người dự thi và công bố kết quả thi tuyển;

+ Lập Báo cáo kết quả kỳ thi trình Trưởng phòng GD&ĐT xem xét và ra Quyết định công nhận kết quả;

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dự thi hoặc của công dân, tổ chức khác (nếu có).

- Trưởng phòng GD&ĐT phê duyệt kết quả của Hội đồng thi tuyển; ra quyết định bổ nhiệm những người trúng tuyển.

* Đối với công tác bổ nhiệm lại

CBQL ở các trường MN khi hết thời hạn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ 5 năm phải được đánh giá, xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

- Điều kiện bổ nhiệm lại: hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ; đạt tiêu chuẩn cán bộ, công chức lãnh đạo theo quy định tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại, đáp ứng được yêu cầu công tác trong thời gian tới; đơn vị có nhu cầu; đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.

Đối với CBQL còn đủ từ 2 năm đến dưới 5 năm công tác tính đến tuổi nghỉ hưu, nếu được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Đối với CBQL còn dưới 2 năm công tác trước khi đến tuổi nghỉ hưu, có thể xem xét quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

- Không bổ nhiệm lại đối với trường hợp sau:

+ Không hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ.

+ Có biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức, không còn đủ tư cách làm cán bộ quản lý.

+ Không đủ sức khoẻ để thực hiện chức trách nhiệm vụ của chức danh được bổ nhiệm lại.

84

+ Có phiếu tín nhiệm giới thiệu bổ nhiệm lại của tập thể lãnh đạo và giáo viên trong nhà trường dưới 50%.

- Trình tự bổ nhiệm lại:

+ CBQL làm báo cáo tự nhận xét đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ. Nếu là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam CBQL vừa phải báo cáo trước tổ chức Đảng cơ sở, vừa phải báo cáo trước hội nghị toàn trường.

+ Lãnh đạo nhà trường tổ chức hội nghị, thành phần toàn bộ lãnh đạo, các tổ chức, đoàn thể, giáo viên, nhân viên trong trường tham gia đóng góp ý kiến với bản tự nhận xét đánh giá của CBQL; sau đó gửi biên bản hội nghị về Phòng GD&ĐT để Phòng GD&ĐT quyết định bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại.

+ Phòng GD&ĐT phối hợp với phòng Nội vụ huyện tiếp tục tổ chức lấy phiếu thăm dò ý kiến của tập thể lãnh đạo, giáo viên, nhân viên trong trường. Nếu số phiếu đồng ý bổ nhiệm lại dưới 50% tổng số phiếu của những người tham gia bỏ phiếu thì không được bổ nhiệm lại. Nếu số phiếu đồng ý bổ nhiệm lại từ 50% trở lên thì được xem xét bổ nhiệm lại.

* Đối với công tác luân chuyển cán bộ quản lý

Việc luân chuyển CBQL cần phải được gắn chặt với công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ, gắn với bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và miễn nhiệm CBQL trường MN. Luân chuyển CBQL trường MN cũng cần được làm thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Số lượng CBQL ở mỗi hạng trường MN được quy định cụ thể tại Thông tư số 71/2007/TTLT- BGDĐT- BNV ngày 28/11/2007. Thời gian đảm nhận chức vụ hiệu trưởng là không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường MN. Sau 5 năm CBQL được đánh giá công tác quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường.

Tuy nhiên trên thực tế để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, chỉ đạo, việc bố trí CBQL ở các trường MN không nên vận dụng thời gian tối đa ở một trường theo Điều lệ. Việc luân chuyển cần phải được tiến hành linh hoạt, tuỳ thuộc vào năng lực của mỗi người và điều kiện hoàn cảnh cụ thể để thực hiện luân chuyển cho phù hợp.

85

Đối tượng thực hiện luân chuyển: hiệu trưởng đã có thời gian giữ chức vụ đó ở một đơn vị từ 10 năm trở lên thì bắt buộc phải luân chuyển; hiệu trưởng đã có thời gian giữ một chức vụ từ 5 năm trở lên mà năng lực hạn chế, hiệu quả công tác thấp nhưng chưa tới mức phải miễn nhiệm; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có nhu cầu luân chuyển mặc dù thời gian quản lý ở đơn vị chưa đủ 5 năm; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng luân chuyển để rèn luyện, bồi dưỡng.

Trình tự thủ tục đề nghị luân chuyển: hằng năm khi kết thúc năm học, căn cứ vào thời hạn công tác của CBQL, nguyện vọng của CBQL và thực tế trình độ năng lực của từng đối tượng thuộc diện luân chuyển, nhu cầu phát triển của ngành, Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch, phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan của huyện thực hiện luân chuyển CBQL.

* Công tác miễn nhiệm cán bộ quản lý ở các trường MN

- Đối tượng miễn nhiệm: trong thời gian giữ chức vụ, CBQL xin từ chức; CBQL bị kỷ luật cách chức theo quy định; CBQL năng lực yếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao, hoặc hoàn thành nhiệm vụ ở mức thấp, hoặc có sai phạm nhưng chưa đến mức kỷ luật cách chức mà không còn đủ uy tín hoặc điều kiện về sức khỏe để hoàn thành chức trách nhiệm vụ thì quyết định miễn nhiệm chức vụ CBQL và bố trí công tác khác mà không chờ hết thời hạn bổ nhiệm.

- Trình tự thủ tục miễn nhiệm CBQL ở các trường MN thực hiện như sau: Tập thể lãnh đạo Phòng GD&ĐT và đại diện phòng Nội vụ huyện tổ chức nhận xét đánh giá những đối tượng thuộc diện cần miễn nhiệm; trưởng Phòng GD&ĐT ra quyết định miễn nhiệm.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 79 - 85)