Thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non huyện Điện

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 55)

Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Để đánh giá được thực trạng về phát triển đội ngũ CBQL ở các trường mầm non của huyện Điện Biên, tác giả dùng phiếu khảo sát, đối tượng khảo sát gồm 105 người là lãnh đạo và chuyên viên GDMN Sở GD&ĐT, lãnh đạo và chuyên viên phòng GD&ĐT huyện Điện Biên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường mầm non huyện Điện Biên. Nội dung khảo sát gồm 6 lĩnh vực đánh giá về công tác phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non. Mỗi lĩnh vực đánh giá được xem xét ở 5 tiêu chí cơ bản, mỗi tiêu chí đánh giá được xếp ở 5 mức độ: tốt

56

(tương ứng 5 điểm), khá (tương ứng 4 điểm), trung bình (tương ứng 3 điểm), yếu (tương ứng 2 điểm), kém (tương ứng 1 điểm), điểm trung bình là 3.

Tính điểm trung bình của các bảng theo công thức Spearman:

i i i i i X K X K X K n      X: Điểm trung bình i X : Điểm ở mức độ Xi i

K : Số người cho điểm ở mức Xi

n: Số người tham gia đánh giá

Kết quả cụ thể như sau:

2.4.1. Thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng công tác quy hoạch

phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non

TT Nội dung Số người đánh giá Điểm

TB Tốt Khá TB Yếu Kém

1

Xác định rõ ràng mục tiêu xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non đến 2015 và định hướng đến năm 2020

15 40 35 10 5 3,48

2 Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ

đảm bảo tính khả thi 10 38 40 12 5 3,34

3

Xây dựng được các tiêu chí về phát triển/đảm bảo số lượng đội ngũ CBQL trường mầm non

18 40 43 4 0 3,44

4

Xây dựng được các tiêu chí về chất lượng cán bộ đưa vào quy hoạch CBQL trường mầm non căn cứ theo Chuẩn hiệu trưởng trường MN

57 5

Xây dựng được các tiêu chí cần thiết về cân đối đội ngũ CBQL (độ tuổi, dân tộc, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, đảng viên…)

10 32 35 18 10 3,13

Điểm bình quân lĩnh vực 3,35

Kết quả khảo sát tại bảng 2.5 cho thấy:

Nội dung 1, được đánh giá với giá trị TB cao nhất (3,48). Như vậy, công tác xây dựng quy hoạch đã xác định được mục tiêu rõ ràng về nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường MN đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Tuy nhiên nội dung số 5 về xây dựng các tiêu chí cần thiết cho việc đảm bảo tính cân đối về độ tuổi, dân tộc và trình độ chuyên môn, trình độ chính trị trong quy hoạch còn chưa cao (điểm trung bình chỉ đạt 3,13 thấp hơn điểm bình quân 3,35).

Kế hoạch phát triển GD&ĐT nói riêng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đã xác định mục tiêu xây dựng và nâng cao chất lượng ĐN CBQL trường mầm non đến 2015 và định hướng đến năm 2020. Tuy nhiên, kế hoạch mới đề cập đến việc đảm bảo về số lượng CBQL đủ cho các cơ sở GDMN, chưa cụ thể được các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐN CBQL các cơ sở GDMN và nguồn lực đầu tư cho công tác quy hoạch đội ngũ chưa thỏa đáng.

Thực tế cho thấy, trên tiêu chí về quy mô trường, lớp, trẻ MN, huyện đã xây dựng kế hoạch đảm bảo số lượng ĐN CBQL trường MN, các tiêu chí về chất lượng CB đưa vào quy hoạch CBQL trường MN cơ bản đã căn cứ theo Chuẩn hiệu trưởng trường MN. Tuy nhiên, tiêu chí về cân đối ĐN CBQL theo độ tuổi, dân tộc, trình độ lý luận chính trị và đảng viên chưa thực sự rõ ràng. Như vậy, quy hoạch chưa đảm bảo tính tổng thể và thống nhất với chiến lược, chưa cụ thể hóa một cách triệt để chiến lược phát triển ĐN CBQL cho đơn vị sẽ gây khó khăn cho việc xây dựng kế hoạch, điều hành và điều chỉnh trong quản lý.

Tuy nhiên, quy hoạch CBQL của huyện chưa có thông báo công khai để các đối tượng được lựa chọn trong quy hoạch, cần biết để có tâm thế và kế hoạch

58

học tập bồi dưỡng, rèn luyện đáp ứng được vai trò, nhiệm vụ của người CBQL tương lai.

2.4.2. Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ CBQL trường mầm non Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng về công tác tuyển chọn, Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng về công tác tuyển chọn,

bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ CBQL trường mầm non

TT Nội dung Số người đánh giá Điểm

TB Tốt Khá TB Yếu Kém

1

Xây dựng tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL trường MN phù hợp đặc thù địa phương

12 40 45 5 3 3,5

2

Thực hiện công tác bổ nhiệm CBQL trường MN đúng tiêu chuẩn và kịp thời

11 40 47 5 2 3,5

3

Thực hiện đúng quy trình đã được nhà nước và ngành quy định, phù hợp với tình hình thực tế của huyện

25 39 40 1 0 3,84

4 Việc bổ nhiệm thực sự đã động viên,

khích lệ được đội ngũ CBQL 20 40 41 3 1 3,71 5 Luân chuyển cán bộ quản lý trường

mầm non hợp lý và có hiệu quả 15 43 41 4 2 3,62

Điểm bình quân chung 3,63

Kết quả khảo sát cho thấy:

Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ CBQL trường MN huyện Điện Biên thực hiện đúng quy trình đã được Nhà nước và Ngành quy định, đồng thời phù hợp với điều kiện thực tế của huyện, nội dung này được đánh giá cao (điểm trung bình chung đạt 3,63 điểm). Đặc biệt là nội dung về “thực hiện đúng quy trình đã được nhà nước và ngành quy định, phù hợp với tình hình thực tế của huyện” được đánh giá cao (điểm bình quân chung đạt 3,84 điểm). Phòng

59

GD&ĐT chịu trách nhiệm chính trong việc phối hợp với phòng Nội vụ tham mưu cho UBND huyện lựa chọn, bổ nhiệm đội ngũ CBQL các trường MN trên địa bàn huyện.

Việc bổ nhiệm CBQL ở các trường mầm non của huyện đảm bảo tính công khai, kịp thời, chính xác đúng người, đúng việc (điểm bình quân chung đạt 3,71), do đó đã động viên, khích lệ CBQL tạo động lực làm việc tích cực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

Việc luân chuyển CBQL cơ bản hợp lý và có hiệu quả (điểm trung bình được đánh giá đạt 3,62, tương đương với điểm trung bình chung của các ý kiến đánh giá 3,63). Việc luân chuyển đã được quan tâm đến các điều kiện về gia đình, năng lực công tác so với khả năng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ tại nơi công tác mới…

Mặc dù các ý kiến về việc xây dựng tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL trường mầm non phù hợp đặc thù địa phương cũng như việc bổ nhiệm đúng với tiêu chuẩn và kịp thời, song 2 nội dung này vẫn có kết quả thấp nhất và thấp hơn điểm trung bình chung. Trong đó cũng có số ý kiến đánh giá mức kém là nhiều nhất.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc tạo nguồn nhân lực /xây dựng lực lượng kế cận còn chưa tương xứng, nên việc bổ nhiệm CBQL ở một số trường chưa lựa chọn được cán bộ trong quy hoạch tại cơ sở để bổ nhiệm mà phải chọn ở trường khác. Điều này dẫn tới CBQL mới được bổ nhiệm sẽ bỡ ngỡ và phải dành thời gian cho việc tìm hiểu, làm quen với môi trường làm việc mới…

2.4.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường mầm non

60

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường mầm non

TT Nội dung

Số người đánh giá Điểm TB Tốt Khá TB Yếu Kém

1

Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng được xác định rõ ràng, phù hợp và công khai kế hoạch

10 31 47 15 2 3,3

2

Thực hiện nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐN CBQL

10 35 40 15 5 3,29

3

Thực hiện tuyển cử đi học các chương trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý cho CBQL MN

11 31 51 10 2 3,37

4 Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra đánh

giá công tác đào tạo, bồi dưỡng 15 45 39 3 3 3,63 5 Sử dụng hợp lý CBQL sau chương trình

đào tạo, bồi dưỡng 15 38 44 5 3 3,54

Điểm bình quân chung 3,43

Kết quả khảo sát và ý kiến chuyên gia đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL ở các trường MN của huyện Điện Biên ở mức trên trung bình, điểm bình quân chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường MN là 3,43 điểm. Trong đó tiêu chí về hình thức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL đạt điểm thấp nhất (trung bình 3,29 điểm), tiếp đến là tiêu chí đánh giá về mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đạt điểm trung bình là 3,3 điểm và tiêu chí đánh giá đạt điểm cao nhất là tiêu chí đánh giá về công tác đôn đốc, kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Phòng GD&ĐT, các trường MN đã xây dựng kế hoạch, động viên CBQL tham gia học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ QLGD. Hiện nay toàn huyện có 5 CBQL đang theo học Đại học Sư phạm MN theo hình thức vừa

61

làm vừa học sẽ góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn chuyên ngành cho ĐN CBQL trường MN. Việc chọn cử CBQL tham gia các chương trình đào tạo nâng cao trình độ đã giúp các CBQL cập nhật, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và cập nhật các kiến thức về khoa học QLGD đáp ứng yêu cầu của hoạt động quản lý ở trường MN. Phòng GD&ĐT huyện đã thực hiện khá tốt công tác đôn đốc các CBQL, tạo điều kiện để CBQL thực hiện nghiêm túc chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

Các CBQL thực hiện nghiêm túc việc tự học, tự bồi dưỡng theo quy định của Quy chế bồi dưỡng thường xuyên.

Tuy nhiên, huyện chưa cử được CBQL trường mầm non tham gia học ở trình độ cao học quản lý giáo dục hay đại học QLGD, chủ yếu các CBQL tham gia học trình độ đại học chuyên ngành GDMN. Hình thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL hàng năm chủ yếu thông qua bồi dưỡng tập trung tại kỳ bồi dưỡng hè với thời gian từ 3 đến 4 ngày và việc tự học tự bồi dưỡng theo quy định. Việc bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn cấp huyện; tổ chức giao lưu, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm… trong công tác quản lý với các đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh chưa được quan tâm thỏa đáng.

Hiện nay tỉnh Điện Biên chưa có cơ sở riêng để đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Do đó, khi có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, Phòng GD&ĐT huyện cử cán bộ đi học tại Học viện Quản lý giáo dục hoặc tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục do trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh tổ chức.

Thực tế cho thấy, việc cử CBQL đi học các lớp nâng cao năng lực QL trường học chủ yếu đang chú trọng vào việc bồi dưỡng cho các CBQL đã được bổ nhiệm, chưa chú ý tới việc cử các GV cốt cán, GV trong quy hoạch tham gia bồi dưỡng kiến thức về các lĩnh vực QL nhằm tạo ra đội ngũ kế cận thường xuyên. Việc bồi dưỡng các kiến thức bổ trợ như Tin học văn phòng, tiếng DTTS chỉ là do CBQL chủ động tham gia bồi dưỡng theo nhu cầu của riêng họ trong quá trình công tác.

62

2.4.4. Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường mầm non

Công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường mầm non là một hoạt động hết sức cần thiết để khẳng định được chính xác những cán bộ tốt, có thành tích cao để tạo điều kiện cho việc tôn vinh và phát triển.

Kết quả khảo sát cho thấy:

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát về thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường mầm non

TT Nội dung Số người đánh giá Điểm

TB Tốt Khá TB Yếu Kém

1

Có chủ trương của Phòng GD&ĐT đối với công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động QL của CBQL trường MN

55 35 10 5 0 4,33

2

Có kế hoạch thực hiện các hoạt động kiểm tra và đánh giá hoạt động quản lý của CBQL trường MN

37 45 20 3 0 4,1

3 Kết hợp công tác đánh giá CBQL thông

qua hoạt động thanh tra trường MN 26 35 31 9 4 3,67

4

Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá với hoạt động tự đánh giá và dân chủ trong đánh giá

25 37 35 5 3 3,72

5

Công tác kiểm tra thực sự có tác dụng thúc đẩy được mọi hoạt động QL của CBQL và nhà trường

17 36 44 7 1 3,58

Điểm bình quân chung 3,88

Kết quả khảo sát cho thấy đây là lĩnh vực được đánh giá cao nhất trong 6 lĩnh vực được khảo sát (điểm bình quân chung đạt 3,88 điểm). Trong đó, tiêu chí khảo sát liên quan đến chủ trương, kế hoạch thực hiện kiểm tra, giám sát của phòng GD&ĐT được đánh giá cao (điểm bình quân đạt trên 4,0 điểm), cụ thể:

63

Công tác kiểm tra, đánh giá của Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên đối với CBQL ở các cấp học nói chung và ở cấp học giáo dục mầm non nói riêng là việc làm thường xuyên, theo định kỳ.

Hằng năm, ngay từ đầu năm học Phòng GD&ĐT huyện xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động quản lý của các cơ sở GDMN và phối hợp với Thanh tra huyện Điện Biên để xây dựng kế hoạch thanh tra giáo dục (hành chính và chuyên ngành). Ở các trường MN, hàng năm đều xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ. Việc kiểm tra, đánh giá CBQL được kết hợp với các hoạt động: thanh tra, kiểm tra, thẩm định trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, tự đánh giá trường mầm non và công tác đánh giá ngoài cơ sở giáo dục của Sở GD&ĐT. Thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra, các nội dung tư vấn nhằm thúc đẩy các hoạt động của các cơ sở GDMN ngày càng được chú trọng đã góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các trường mầm non trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học. Xu hướng kiểm tra của Phòng GD&ĐT huyện đang dần chuyển trọng tâm sang kiểm tra phòng ngừa và tư vấn thúc đẩy.

Việc đánh giá HT, PHT các cơ sở GDMN đã được triển khai theo quy định của Chuẩn hiệu trưởng và quy định về đánh giá cấp phó theo Chuẩn. Chuẩn hiệu trưởng được ban hành là tiêu chuẩn chính thức để đánh giá HT, PHT đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng cán bộ ở địa phương.

Tuy nhiên, kết quả tự đánh giá theo Chuẩn đối với CBQL chưa thực sự phản ánh đầy đủ thực trạng chất lượng đội ngũ, kết quả đánh giá còn mang tính chủ quan, nể nang. Điều này dẫn đến việc tự học, tự bồi dưỡng của CBQL chưa bám sát năng lực đội ngũ và việc bổ nhiệm CBQL sẽ gặp khó khăn trong việc xác định “đúng người, đúng chỗ và đúng lúc” cũng như việc xây dựng các chính sách phù hợp cho đội ngũ CBQL căn cứ trên kết quả đánh giá theo Chuẩn.

64

2.4.5. Công tác thực hiện chế độ, chính sách, đãi ngộ CBQL trường MN Bảng 2.9. Kết quả khảo sát thực trạng việc thực hiện chế độ, Bảng 2.9. Kết quả khảo sát thực trạng việc thực hiện chế độ,

chính sách, đãi ngộ CBQL trường mầm non

TT Nội dung Số người đánh giá Điểm

TB Tốt Khá TB Yếu Kém 1 Thực hiện chi trả đúng, đủ, kịp thời các

chế độ chính sách theo quy định. 75 25 5 0 0 4,67 2 Thực hiện đúng phân cấp quản lý về tài

chính 5 20 45 20 15 2,81

3

Huyện có chính sách bổ sung (riêng) cho các CBQL công tác ở vùng đặc biệt khó khăn

1 4 10 50 40 1,82

4 Có chính sách hỗ trợ cần thiết cho công

tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL 25 36 24 15 5 3,58 5 Các chế độ, chính sách đãi ngộ CBQL có

tác dụng tạo động lực cho CBQL 35 40 21 9 0 3,97

Điểm bình quân chung 3,37

Kết quả khảo sát thể hiện trong bảng trên cho thấy:

Ngành GD&ĐT huyện Điện Biên đã thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho CBQL theo quy định của Nhà nước như: lương, các loại phụ cấp, hỗ trợ cho

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)