Công tác đào tạo,bồi dưỡng CBQL trường mầm non

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 59 - 62)

60

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường mầm non

TT Nội dung

Số người đánh giá Điểm TB Tốt Khá TB Yếu Kém

1

Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng được xác định rõ ràng, phù hợp và công khai kế hoạch

10 31 47 15 2 3,3

2

Thực hiện nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐN CBQL

10 35 40 15 5 3,29

3

Thực hiện tuyển cử đi học các chương trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý cho CBQL MN

11 31 51 10 2 3,37

4 Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra đánh

giá công tác đào tạo, bồi dưỡng 15 45 39 3 3 3,63 5 Sử dụng hợp lý CBQL sau chương trình

đào tạo, bồi dưỡng 15 38 44 5 3 3,54

Điểm bình quân chung 3,43

Kết quả khảo sát và ý kiến chuyên gia đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL ở các trường MN của huyện Điện Biên ở mức trên trung bình, điểm bình quân chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường MN là 3,43 điểm. Trong đó tiêu chí về hình thức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL đạt điểm thấp nhất (trung bình 3,29 điểm), tiếp đến là tiêu chí đánh giá về mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đạt điểm trung bình là 3,3 điểm và tiêu chí đánh giá đạt điểm cao nhất là tiêu chí đánh giá về công tác đôn đốc, kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Phòng GD&ĐT, các trường MN đã xây dựng kế hoạch, động viên CBQL tham gia học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ QLGD. Hiện nay toàn huyện có 5 CBQL đang theo học Đại học Sư phạm MN theo hình thức vừa

61

làm vừa học sẽ góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn chuyên ngành cho ĐN CBQL trường MN. Việc chọn cử CBQL tham gia các chương trình đào tạo nâng cao trình độ đã giúp các CBQL cập nhật, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và cập nhật các kiến thức về khoa học QLGD đáp ứng yêu cầu của hoạt động quản lý ở trường MN. Phòng GD&ĐT huyện đã thực hiện khá tốt công tác đôn đốc các CBQL, tạo điều kiện để CBQL thực hiện nghiêm túc chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

Các CBQL thực hiện nghiêm túc việc tự học, tự bồi dưỡng theo quy định của Quy chế bồi dưỡng thường xuyên.

Tuy nhiên, huyện chưa cử được CBQL trường mầm non tham gia học ở trình độ cao học quản lý giáo dục hay đại học QLGD, chủ yếu các CBQL tham gia học trình độ đại học chuyên ngành GDMN. Hình thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL hàng năm chủ yếu thông qua bồi dưỡng tập trung tại kỳ bồi dưỡng hè với thời gian từ 3 đến 4 ngày và việc tự học tự bồi dưỡng theo quy định. Việc bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn cấp huyện; tổ chức giao lưu, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm… trong công tác quản lý với các đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh chưa được quan tâm thỏa đáng.

Hiện nay tỉnh Điện Biên chưa có cơ sở riêng để đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Do đó, khi có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, Phòng GD&ĐT huyện cử cán bộ đi học tại Học viện Quản lý giáo dục hoặc tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục do trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh tổ chức.

Thực tế cho thấy, việc cử CBQL đi học các lớp nâng cao năng lực QL trường học chủ yếu đang chú trọng vào việc bồi dưỡng cho các CBQL đã được bổ nhiệm, chưa chú ý tới việc cử các GV cốt cán, GV trong quy hoạch tham gia bồi dưỡng kiến thức về các lĩnh vực QL nhằm tạo ra đội ngũ kế cận thường xuyên. Việc bồi dưỡng các kiến thức bổ trợ như Tin học văn phòng, tiếng DTTS chỉ là do CBQL chủ động tham gia bồi dưỡng theo nhu cầu của riêng họ trong quá trình công tác.

62

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 59 - 62)