Biện pháp 3: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 85 - 88)

động quản lý trường mầm non

3.2.3.1. Ý nghĩa của biện pháp

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá năng lực phẩm chất của đội ngũ CBQL có vai trò rất quan trọng đối với các cấp quản lý. Hệ thống lý luận và thực tiễn đã khẳng định: lãnh đạo phải có kiểm tra, lãnh đạo mà không có kiểm tra coi như không có lãnh đạo. Giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm tìm hiểu xem các quyết định được thực hiện như thế nào, phát hiện kịp thời những trục trặc, trì trệ và các nguyên nhân để sớm đưa ra những biện pháp, những quyết

86

định khắc phục nhằm thực hiện kế hoạch đề ra. Mặt khác phát hiện các mối liên hệ ngược về hiệu quả của sự tác động để điều chỉnh nội dung, phương pháp, kế hoạch tạo ra khả năng thực thi phương pháp tốt hơn. Giám sát nhằm hỗ trợ, tư vấn, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CBQL; thanh tra, kiểm tra còn nhằm tác động đến hành vi của người CBQL, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ, qua đó để động viên khuyến khích tính tích cực sáng tạo của người CBQL. Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải đi liền với đánh giá. Thanh tra, kiểm tra mà không có đánh giá thì coi như không thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra nhằm chỉ ra những ưu/khuyết điểm trong hoạt động QL, giúp cho CBQL thấy được kết quả hoạt động QL của mình, từ đó tìm ra những kinh nghiệm giúp cho họ có những quyết định đúng đắn khách quan đảm bảo hiệu quả quản lý. Thông qua thanh tra, kiểm tra cơ quan QL cấp trên có thể đánh giá đúng đắn hơn đội ngũ CBQL để từ đó giúp cho quy trình bổ nhiệm lại CBQL chính xác và khách quan hơn. Vì vậy thanh tra, kiểm tra góp phần thiết thực trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường MN.

Đánh giá xếp loại CBQL ở các trường MN nhằm để từng cá nhân CBQL tự thấy rõ ưu điểm, khuyết điểm; tập thể đơn vị và các cấp QLGD hiểu và nắm vững kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, thúc đẩy việc phấn đấu rèn luyện nâng cao chất lượng CBQL và góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp GD&ĐT. Đánh giá để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với CBQL. Đánh giá, xếp loại gắn liền với kết quả, hiệu quả công tác của cá nhân CBQL và kết quả các mặt công tác của trường.

Bên cạnh đó, mỗi một giai đoạn, thời gian khác nhau việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục theo chiến lược giáo dục có khác nhau; mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương cũng khác nhau. Để thúc đẩy được phong trào phát triển thì nội dung, hình thức thanh tra, kiểm tra, đánh giá cũng phải được cải tiến cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và nhiệm vụ giáo dục ở từng giai đoạn. Vì vậy, cải tiến nội dung, hình thức thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL ở các trường MN là quan trọng, cần thiết đối với Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên. Cải tiến nội dung, hình thức giám sát, kiểm tra, thanh

87

tra, đánh giá là để thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục, thúc đẩy và phát huy vai trò của đội ngũ CBQL ở các trường MN.

Để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá cần đảm bảo các nguyên tắc: tập trung dân chủ, đảm bảo tính pháp chế, tính khách quan, tính hiệu quả và tính giáo dục cao; đồng thời phải đảm bảo quy trình tổ chức thực hiện, từ khâu chuẩn bị, tổ chức thanh tra/kiểm tra, kết thúc thanh tra/kiểm tra cho đến việc đánh giá sau thanh tra/kiểm tra.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

- Tổ chức bộ máy thực hiện/phối hợp thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát từ Sở GD&ĐT, Thanh tra huyện và đến cơ sở GDMN đủ mạnh, trong đó có bộ phận thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác cán bộ.

- Xây dựng kế hoạch, nội dung hình thức thanh tra, kiểm tra liên quan đến xây dựng, tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và thực hiện các chế định pháp lý.

- Tổ chức kiểm tra nội bộ như: kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ. Qua kiểm tra để đánh giá phẩm chất, năng lực đội ngũ CBQL, để xây dựng, điều chỉnh, kịp thời uốn nắn những sai phạm.

- Đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo Chuẩn đúng quy định.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

- Tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo kịp thời của các cấp quản lý về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lý trường MN.

- Phòng GD&ĐT phối hợp với Thanh tra Sở GD&ĐT để xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành hằng năm đối với các trường MN của huyện;

Giới thiệu CBQL, giáo viên mầm non của Phòng để Sở GD&ĐT công nhận và trưng tập cộng tác viên thanh tra.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao, hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ đối với các trường MN trên địa bàn.

- Qua kiểm tra đánh giá phẩm chất, năng lực đội ngũ CBQL, để xây dựng, bồi dưỡng CBQL và điều chỉnh quản lý của các cấp quản lý giáo dục.

88

- Đối với hoạt động giám sát: giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CBQL là việc làm thường xuyên, có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy CBQL trong việc thực thi nhiệm vụ. Để làm tốt công tác giám sát, Phòng GD&ĐT phải thành lập được các tổ chuyên gia giỏi, am hiểu về các lĩnh vực của công tác quản lý để thường xuyên giám sát, hỗ trợ công tác quản lý của đội ngũ CBQL trường MN.

- Đối với công tác đánh giá: trong những năm qua Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên đánh giá đội ngũ CBQL chủ yếu về năng lực QL theo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học. Việc tự đánh giá theo Chuẩn hiệu trưởng trường MN chưa thực sự phản ánh đầy đủ thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL. Việc đánh giá CBQL trường MN của huyện Điện Biên theo Chuẩn cần thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14/4/2011 của Bộ GD&ĐT, đặc biệt là thực hiện hệ thống minh chứng của tiêu chí theo đúng hướng dẫn tại công văn số 3619/BGDĐT-CNGCBQLGD ngày 02/6/2011 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn đánh giá HT trường MN theo Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT.

- Cần có nguồn ngân sách tối thiểu cho công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động quản lý ở trường MN.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)