Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo,bồ

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 88 - 94)

dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường MN

3.2.4.1. Ý nghĩa của biện pháp

Đào tạo, bồi dưỡng phải hướng đến mục đích phát triển ĐN CBQL, bởi vì: một trong những nội dung quan trọng của chiến lược CB là phải tạo được nguồn CB, xây dựng được quy hoạch và chăm lo đào tạo, bồi dưỡng CB. Trong xu thế hội nhập ngày nay đặt ra cho ngành GD nước ta một thách thức to lớn đó là phải tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo ra thế hệ con người năng động, sáng tạo và có năng lực hội nhập quốc tế. Chất lượng ĐN CBQL có sự tham gia của nhiều yếu tố, trong đó đào tạo, bồi dưỡng giữ vai trò quyết định. Đào tạo, bồi dưỡng nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm, nâng cao chất lượng, tăng cường số lượng cho đội ngũ CBQL.

Để công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường mầm non huyện Điện Biên đạt kết quả, cần xác định rõ mục tiêu cụ thể cho từng đối tượng được

89

đào tạo, bồi dưỡng, trên cơ sở đó xác định nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành và những điều kiện đảm bảo.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBQL cần chú ý đến phương châm “cần gì học nấy”, gắn lý thuyết với thực tế. Đào tạo, bồi dưỡng cần phải đảm bảo tính đổi mới và trẻ hóa đội ngũ CBQL, kết hợp tốt các độ tuổi, đảm bảo tính liên tục, tính kế thừa và phát triển. Phải coi trọng cả đào tạo, bồi dưỡng trong trường lớp với tự học, tự đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện trong thực tế cuộc sống, công tác.

CBQL cần được bồi dưỡng về lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức, chuyên môn sâu và nghiệp vụ quản lý giỏi. Đặc biệt CBQL trường MN cần được bồi dưỡng nhiều đến khả năng chuyên môn và các kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý theo đặc thù của cấp học.

Đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường MN theo hướng chuẩn hóa, nghĩa là căn cứ các tiêu chuẩn của Chuẩn hiệu trưởng trường MN và căn cứ trình độ, năng lực của đội ngũ để xác định nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

Để thực hiện tốt công tác đào tạo bồi dưỡng CBQL đương chức và nguồn kế cận CBQL ở các trường MN theo hướng chuẩn hóa, Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên phải thực hiện đổi mới công tác này theo các nội dung sau:

- Tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL ở các trường MN của huyện Điện Biên theo Chuẩn hiệu trưởng trường MN tuân thủ đầy đủ các quy định của Bộ GD&ĐT.

Đây là việc mà Phòng GD&ĐT cần tiến hành thường xuyên hàng năm hoặc trước yêu cầu đột xuất của công tác cán bộ. Yêu cầu của khảo sát đánh giá phải chính xác, khách quan, có hồ sơ lưu lại theo một hệ thống (nội dung, thời gian). Khảo sát, đánh giá CBQL không thể theo ý kiến một cá nhân mà phải căn cứ vào kết quả công việc, tiêu chuẩn CB, coi trọng minh chứng và dựa vào ý kiến tập thể, tránh định kiến cá nhân hoặc có tư tưởng “Dĩ hoà vi quý”. Công tác khảo sát đánh giá CBQL làm đúng yêu cầu sẽ là cơ sở cho cơ quan QL có những thông tin cần thiết để xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL.

90

- Dự báo quy mô, nhu cầu CBQL ở các trường MN đến năm 2015 và định hướng đến 2020.

Để dự báo quy mô, nhu cầu CBQL ở các trường MN đến năm 2015 và định hướng đến 2020 phải căn cứ vào 4 yếu tố sau:

+ Kế hoạch phát triển trường, lớp của cấp MN đến 2020;

+ Thông tư số 71/2007/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 28/11/2007;

+ Thực tế số CBQL đến tuổi nghỉ hưu trong 6 năm tới, có phương án bổ sung cán bộ kế cận thay thế;

+ Kết quả xây dựng vị trí việc làm đối với mỗi chức danh CBQL ở từng trường MN.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng CBQL đương chức và kế cận

Việc khảo sát, đánh giá và dự báo về CBQL đương chức và CB kế cận là cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL phải đảm bảo 3 yêu cầu sau:

+ Kế hoạch cần được xây dựng từ trường MN, có cơ sở khoa học, mang tính khả thi.

+ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải trên cơ sở nhu cầu và sự cân đối các nguồn lực về kinh phí (nguồn ngân sách Nhà nước và ngoài ngân sách Nhà nước), về con người và phương tiện, thiết bị dành cho đào tạo, bồi dưỡng.

+ Kế hoạch sau khi đã phê duyệt, được công khai để CBQL và cán bộ kế cận biết, chủ động sắp xếp công việc, thời gian đào tạo bồi dưỡng.

- Xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBQL và CB kế cận, dự nguồn.

Căn cứ vào thực trạng đội ngũ CBQL ở các trường MN của huyện Điện Biên qua khảo sát, qua việc giám sát, kiểm tra, thanh tra và đánh giá; căn cứ yêu cầu đổi mới GDMN; căn cứ quy định của Chuẩn HT trường MN đã được ban hành, nội dung đào tạo bồi dưỡng CBQL cần chú ý tập trung là:

+ Đào tạo chuyên ngành quản lý giáo dục: đào tạo trình độ Đại học và

Thạc sỹ QLGD tại các trường đại học và Học viện Quản lý giáo dục. Những CB trường mầm non trong nguồn quy hoạch CBQL của ngành phải được đào tạo trình độ Đại học QLGD mới có thể đáp ứng được yêu cầu ở những cương vị cao hơn.

91

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý: bồi dưỡng nghiệp vụ về QLGD, QL nhà

nước, bồi dưỡng kiến thức về các lĩnh vực khác như: thanh tra, kiểm tra nội bộ trường học; kiểm định chất lượng trường MN; QL thu chi tài chính; QL bán trú; QL tài sản, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; QL, tổ chức sinh hoạt chuyên môn; công tác phối hợp giữa nhà trường-gia đình-địa phương chăm lo cho GDMN…

+Bồi dưỡng kỹ năng quản lý: để người CBQL thực hiện tốt các chức năng

quản lý cần bồi dưỡng cho họ những kỹ năng như sau:

Thứ nhất: kỹ thật QL cần thiết nhất cần chú trọng bồi dưỡng đầu tiên, đó

là các kỹ năng tác nghiệp thực tiễn: kỹ năng lập kế hoạch; kỹ năng tổ chức, chỉ huy thực hiện công việc; kỹ năng quản lý tài chính, tài sản...

Thứ hai: kỹ năng giao tiếp; kỹ năng phát biểu; kỹ năng điều khiển cuộc

họp; kỹ năng khích lệ và thuyết phục; kỹ năng phát, nhận và xử lý thông tin…

Thứ ba: kỹ năng nhận thức. Đó là khả năng tư duy về công việc, khả năng

định hướng công việc nắm bắt mối liên quan giữa các công việc, gồm: nhận thức về mục tiêu GDMN; nhận thức về đổi mới phương pháp GDMN; nhận thức về xã hội hoá GD; nhận thức về dân chủ hoá trường học… đồng thời biết gắn kết những hiểu biết đó với nhau để thải loại những gì lỗi thời, không còn phù hợp, lựa chọn những phương án thích hợp và rèn luyện khả năng thích ứng của bản thân với hoàn cảnh khách quan.

+ Bồi dưỡng kiến thức chính trị xã hội: bồi dưỡng lý luận chính trị cho

CBQL và ĐN kế cận, theo chương trình sơ cấp, trung cấp… do trường Chính trị tỉnh Điện Biên tổ chức đào tạo; bồi dưỡng, cập nhật thêm về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước hàng năm.

+ Bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ và tiếng dân tộc thiểu số: đối

với CBQL, kiến thức tin học có ý nghĩa nhiều mặt. Nó tạo điều kiện cho CBQL ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện các chức năng QL, đem lại sự tự tin, hoà nhập và thích ứng với sự phát triển xã hội. Để bồi dưỡng tin học cho CBQL cần có những hình thức và biện pháp sau: CBQL phải học những chương trình bồi dưỡng thiết thực do Phòng GD&ĐT phối hợp với các cơ quan chức năng giảng dạy theo một chương trình tối thiểu bắt buộc. CBQL ít nhất phải biết vi tính văn phòng, biết sử dụng và khai thác internet, ngoài ra biết ứng dụng công nghệ

92

thông tin trong các lĩnh vực QL. Kiến thức về ngoại ngữ cũng cần được chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, Phòng GD&ĐT cần khuyến khích giáo viên trẻ trong quy hoạch đi học ngoại ngữ.

Điện Biên là khu vực có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống nên Phòng GD&ĐT cần có lộ trình đối với việc đào tạo trình độ tiếng dân tộc thiểu số cho CBQL các trường MN. Việc đào tạo trình độ tiếng DTTS có ý nghĩa quan trọng đối với các CBQL là người dân tộc Kinh, giúp CBQL hòa nhập với cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền, vận động thực hiện xã hội hóa giáo dục… Thực hiện việc này, phòng GD&ĐT cần liên kết với Trung tâm GDTX tỉnh, Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ của Sở GD&ĐT tổ chức đào tạo; CBQL công tác ở vùng có nhiều dân tộc nào thì học tiếng của dân tộc đó; xây dựng kế hoạch học tập sao cho vẫn đảm bảo hoạt động bình thường của trường. Việc bồi dưỡng tiếng DTTS cho đối tượng CB nguồn, CB dự nguồn là rất cần thiết.

+ Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn: trong nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng

CBQL, kiến thức chuyên môn là nền tảng tư duy và là phương pháp luận khoa học cho công tác quản lý. Do vậy, CBQL đương chức và những người kế cận có trình độ cần phải học lên trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ. Ngoài ra, Phòng GD&ĐT cần chú ý bồi dưỡng cho CBQL chỉ đạo thực hiện các chuyên đề như: chuyên đề đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; sử dụng đồ dùng dạy học; các chuyên đề thực hiện tích hợp vào quá trình thực hiện chương trình GDMN như: giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục lễ giáo, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục kỹ năng sống…

+ Bồi dưỡng các kiến thức khác: những kiến thức về phong tục tập quán

địa phương; về bản sắc văn hoá dân tộc; kiến thức cơ bản về an ninh quốc phòng; về tôn giáo, giao thông, phòng cháy chữa cháy, y tế học đường…

Tóm lại: tri thức từ lâu đã được ví như chiếc chìa khoá vạn năng. Các nội

dung đào tạo, bồi dưỡng trên đây không tách rời mà gắn bó, bổ trợ cho nhau, giúp người CBQL thực hiện có hiệu quả các vai trò QL của mình.

93

Đào tạo, bồi dưỡng muốn đạt kết quả cần lựa chọn những hình thức sao cho thích hợp.

Về hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Nghị quyết Hội nghị Trung ương

III khoá VIII đã nêu: “Kết hợp đào tạo chính quy với các hình thức khác cho từng loại cán bộ”. Như vậy, cần phải phối hợp nhiều hình thức đào tạo, bồi

dưỡng: đào tạo chính quy, đào tạo tại chức, đào tạo từ xa; bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD và các nội dung khác theo các hình thức: Cử CBQL đi học các lớp ngắn hạn; mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tại địa phương để bồi dưỡng theo chuyên đề những kiến thức, kỹ năng mà CBQL ở các trường MN còn thiếu hụt hoặc đã quá cũ kỹ và lạc hậu. Đối với các lớp này, cần khảo sát cụ thể đối tượng, có kế hoạch sớm và hợp lý để liên hệ mời GV thỉnh giảng, có thể sử dụng một số CBQL giỏi của ngành đã được học tập những nội dung cần bồi dưỡng ở các nhà trường hoặc đã tham gia tập huấn trước đó để lên lớp bồi dưỡng.

Ngoài ra còn bồi dưỡng thông qua các hình thức: tổ chức tham quan thực tế, giao lưu học hỏi kinh nghiệm QL các trường tiên tiến trong tỉnh, ngoài tỉnh và các nước trong khu vực. Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức hội thảo về công tác QL để CBQL có điều kiện nghiên cứu, trình bày và tiếp nhận, cập nhật thông tin QL đồng thời qua hội thảo để trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Phòng GD&ĐT tổ chức giao ban hằng tháng đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; sinh hoạt chuyên môn theo hình thức tập trung toàn huyện, trực tuyến qua mạng internet hoặc theo cụm trường đối với CBQL, giáo viên cấp MN; bồi dưỡng thông qua kiểm tra nội bộ, kiểm tra chéo, thanh tra… Bên cạnh đó còn bồi dưỡng thông qua tổng kết sáng kiến kinh nghiệm; bồi dưỡng qua mạng Internet, khuyến khích các trường mở Website riêng.

- Kết hợp việc đào tạo, bồi dưỡng với tự đào tạo, bồi dưỡng của CBQL và cán bộ kế cận theo các hình thức tự học như sau: Phòng GD&ĐT nêu yêu cầu,

hướng dẫn tài liệu, nội dung để CBQL nghiên cứu và tiến hành tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng của mình; thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo nguyên tắc “cần gì học nấy, yếu gì học đấy”.

- Xác định nguồn kinh phí và các điều kiện khác cho công tác đào tạo, bồi dưỡng: hàng năm, Phòng GD&ĐT lập kế hoạch tài chính cho công tác đào tạo,

94

bồi dưỡng. Có biện pháp tham mưu với UBND huyện hỗ trợ kinh phí cho công tác này, tham mưu với UBND huyện có văn bản về khuyến khích công tác đào tạo, bồi dưỡng của ngành GD&ĐT.

Căn cứ vào kế hoạch, Phòng GD&ĐT kiểm tra, giám sát việc thực hiện thường xuyên hoặc định kỳ theo các tiêu chí nhất định nhằm so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng CBQL đã đề ra. Tìm các nguyên nhân tồn tại, hạn chế và ra quyết định điều chỉnh khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 88 - 94)