Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 48 - 49)

Trên toàn huyện, 100% các nhóm/lớp/trường MN đã triển khai thực hiện Chương trình GDMN 2 buổi/ngày; tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc việc dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo là người DTTS và các chuyên đề được lồng ghép trong quá trình thực hiện chương trình GDMN như: giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục lễ giáo… Kết quả đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ hằng năm của huyện thể hiện chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ khá tốt;

Cùng với các đơn vị khác trong tỉnh, huyện Điện Biên đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng xây dựng cảnh quan môi trường, tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh và an toàn cho trẻ, quan tâm đến những trẻ thiệt thòi, có hoàn cảnh khó khăn;

Công tác tổ chức bán trú tại trường cho trẻ được đẩy mạnh, tỉ lệ trẻ được bán trú ở cả nhà trẻ và mẫu giáo đều tăng qua mỗi năm. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cuối mỗi năm học đều giảm so với đầu năm;

Duy trì tốt việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ; chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từng bước được nâng lên. Đa số trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông minh, hồn nhiên, thích tham gia các hoạt động, có

49

những hiểu biết sơ đẳng về thế giới xung quanh, thích tìm tòi khám phá, có thói quen hành vi văn minh, vệ sinh và tự phục vụ. Tại thời điểm cuối năm học 2013- 2014:

- Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng:

Đối với trẻ nhà trẻ: số trẻ phát triển bình thường về chiều cao: 1342 trẻ (tỷ lệ 97,1%), tổng số trẻ thấp còi độ 1: 41 trẻ (tỷ lệ 2,9%), không có trẻ thấp còi độ 2. Số trẻ phát triển bình thường về cân nặng: 1347 trẻ (tỷ lệ 97,4%), số trẻ suy dinh dưỡng vừa: 36 trẻ (tỷ lệ 2,6%), không có trẻ suy dinh dưỡng nặng.

Đối với trẻ mẫu giáo: số trẻ có chiều cao phát triển bình thường 6229 trẻ (tỷ lệ 97%), số trẻ thấp còi độ 1: 192 trẻ (tỷ lệ 3%), không có trẻ thấp còi độ 2. Số trẻ có cân nặng bình thường: 6261 trẻ (tỷ lệ 97,5%), số trẻ suy dinh dưỡng vừa 160 trẻ (tỷ lệ 2,5%), không có trẻ suy dinh dưỡng nặng.

- Chất lượng giáo dục:

Số trẻ nhà trẻ đạt yêu cầu theo các lĩnh vực phát triển: thể chất: 1344 trẻ (tỷ lệ 97,2%), nhận thức: 362 trẻ (tỷ lệ 98,5%), ngôn ngữ: 1358 (tỷ lệ 98,2%), tình cảm - kỹ năng xã hội: 1362/1383 (tỷ lệ 98,5%).

Số trẻ mẫu giáo đạt yêu cầu theo các lĩnh vực phát triển: thể chất: 6369 trẻ (tỷ lệ 99,2%), nhận thức: 6369 trẻ (tỷ lệ 99,2%), ngôn ngữ: 6356 trẻ (tỷ lệ 99%), tình cảm - kỹ năng xã hội: 6363 trẻ (tỷ lệ 99,1%), thẩm mỹ: 6356/6421 trẻ (tỷ lệ 99%).

Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi ở một số trường vùng biên giới, khó khăn còn tương đối cao (khoảng 9%); nhiều trẻ chưa đạt yêu cầu cuối độ tuổi ở tất cả các lĩnh vực phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 48 - 49)