Cơ cấu đội ngũ CBQL

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 50)

- Về dân tộc:

Số CBQL trường MN là người dân tộc thiểu số: 20 người, tỷ lệ 19,6%.

- Về độ tuổi:

Thống kê độ tuổi của CBQL trường mầm non cho thấy huyện có đội ngũ CBQL trẻ, kết quả như sau: dưới 35 tuổi: 63 người, từ 35 đến dưới 50 tuổi: 35 người, từ 50 đến 55 tuổi: 4 người.

51 62% 4% 34% Dưới 35 tuổi Từ 35 đến dưới 50 tuổi Từ 50 đến 55 tuổi

Biểu đồ 2.2. Độ tuổi CBQL trường mầm non - Về thâm niên làm công tác quản lý:

Số CBQL có thâm niên làm công tác QL trên 10 năm là 27 người (26,5%), số người có thâm niên làm công tác QL từ 5 đến 10 năm là 26 người (25,5%), số người có thâm niên làm công tác QL dưới 5 năm là 49 người (48%).

Dưới 5 năm Từ 5 đến 10 năm Trên 10 năm

Biểu đồ 2.3. Thâm niên công tác quản lý của CBQL trường mầm non - Về giới: 100% CBQL các cơ sở GDMN của huyện Điện Biên là nữ. 2.3.3. Trình độ đội ngũ CBQL

- 100% hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường MN có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Trong đó, trình độ đào tạo trên chuẩn là 99/102, tỷ lệ 97%.

- Trình độ lý luận chính trị: số người có trình độ trung cấp và sơ cấp lý luận chính trị là 82 người, tỷ lệ 80,4%. 80/102 CBQL trường mầm non là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tỷ lệ 78,4%.

- Trình độ về quản lý giáo dục: có 67 người đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản lý giáo dục, tỷ lệ 65,7%.

52

- Trình độ ngoại ngữ: ngoài 9 CBQL có trình độ A - tiếng Anh, số còn lại trình độ ngoại ngữ còn hạn chế.

- Trình độ tiếng dân tộc thiểu số: có 01 CBQL trường mầm non có chứng chỉ được bồi dưỡng về tiếng Mông.

- Tin học: trình độ A là 24 người (tỷ lệ 23,5%), trình độ B là 75 người (tỷ lệ 73,5%). Một số CBQL cao tuổi, khả năng sử dụng máy vi tính rất hạn chế.

2.3.4. Phân loại đội ngũ CBQL

Để khảo sát mức độ đạt chuẩn của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn huyện Điện Biên theo Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành, tác giả đã tiến hành phát phiếu tự đánh giá (phụ lục 1) cho 102 người là hiệu trưởng và phó hiệu trưởng các trường mầm non của huyện, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4. Kết quả đánh giá, xếp loại CBQL theo chuẩn hiệu trưởng trường mầm non năm học 2013-2014

Xếp loại

Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng

Tự xếp loại PGD&ĐT xếp loại Tự xếp loại PGD&ĐT xếp loại Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Xuất sắc 25 83,4 22 73,4 53 73,6 12 16,7 Khá 4 13,3 7 23,3 19 26,4 53 73,6 Trung bình 1 3,3 1 3,3 0 0 7 9,7 Kém 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 30 30 72 72

Kết quả đánh giá, tự đánh giá theo Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non của CBQL trường MN huyện Điện Biên thể hiện rõ hơn trong biểu đồ sau:

53 73.4% 23.3% 3.3% 16.7% 73.6% 9.7% 83.4% 13.3% 3.3% 73.6% 26.4% 0.0% 20.0% 40.0% 60.0% 80.0% 100.0% Xuất sắc Khá Trung bình Kém X ế p l o ạ i (% )

Phó hiệu trưởng tự đánh giá

Hiệu trưởng tự đánh giá

Phòng GD&ĐT đánh giá Phó hiệu trưởng

Phòng GD&ĐT đánh giá Hiệu trưởng

Biểu đồ 2.4. Kết quả đánh giá theo Chuẩn của HT, PHT trường MN

Nhìn vào biểu đồ ta thấy: 100% hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường mầm non của huyện Điện Biên đã được đánh giá và xếp loại theo quy định; có sự chênh lệch khá lớn giữa kết quả tự đánh giá theo Chuẩn hiệu trưởng của CBQL trường mầm non với kết quả đánh giá của Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên. Nhìn chung kết quả đánh giá CBQL theo Chuẩn hiệu trưởng của Phòng GD&ĐT có xu hướng thấp hơn so với kết quả tự đánh giá. Nhiều CBQL được xếp loại thấp hơn một bậc so với kết quả tự đánh giá.

Kết quả đánh giá CBQL theo Chuẩn cho thấy:

- Tiêu chuẩn 1: phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. CBQL các trường mầm non huyện Điện Biên đảm bảo về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, tích cực tham gia học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn;

Tuy nhiên vẫn cần phải chú ý rèn luyện tiêu chí số 3: “Tác phong” và tiêu chí số 4: “Giao tiếp, ứng xử”.

- Tiêu chuẩn 2: năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Đội ngũ CBQL của huyện có trình độ chuyên môn đảm bảo theo yêu cầu, có nghiệp vụ sư phạm và khả năng triển khai thực hiện chương trình GDMN.

- Tiêu chuẩn 3: năng lực quản lý nhà trường. Cơ bản các CBQL của huyện có hiểu biết về nghiệp vụ quản lý; có khả năng xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường; quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; quản lý trẻ em và quản lý hoạt động nuôi dưỡng,

54

chăm sóc và giáo dục trẻ; thực hiện tốt việc quản lý hành chính, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục và thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

Tuy nhiên, một số CBQL chưa hoàn thành chương trình bồi dưỡng CBQL giáo dục nên việc vận dụng các kiến thức cơ bản về lý luận và nghiệp vụ quản lý trong lãnh đạo, quản lý nhà trường còn gặp khó khăn.

- Tiêu chuẩn 4: năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội. CBQL các trường mầm non huyện Điện Biên có năng lực trong việc phối hợp với cha mẹ trẻ, Ban đại diện cha mẹ trẻ, thực hiện công tác tuyên truyền và phổ biến kiến thức về nuôi dạy trẻ theo khoa học; tích cực trong việc tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương nhằm phát triển GDMN trên địa bàn.

Tuy nhiên, một số CBQL cần rèn luyện thêm ở nội dung “huy động các nguồn lực của cộng đồng, của các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội và các cá nhân trong cộng đồng góp phần xây dựng nhà trường thực hiện các mục tiêu GDMN”.

Thực trạng chung về đội ngũ CBQL trường mầm non huyện Điện Biên:

Điểm mạnh

(1) Đội ngũ CBQL trường mầm non huyện Điện Biên có lập trường tư tưởng vững vàng, 100% đạt chuẩn đào tạo trở lên, tỷ lệ CBQL có trình độ đào tạo trên chuẩn khá cao; tỷ lệ CBQL có trình độ tin học và trình độ lý luận chính trị cao so với các huyện khác trong tỉnh. Hầu hết đội ngũ CBQL trường mầm non luôn gương mẫu, được quần chúng và nhân dân tín nhiệm. Số lượng CBQL trường mầm non cơ bản là đủ so với quy định.

(2) Đội ngũ CBQL có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao; thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; có năng lực tổ chức và chỉ đạo giáo viên trong trường triển khai đầy đủ các hoạt động GD; đồng thời có hiểu biết nhất định về các quy định trong công tác QL tài chính, kinh phí nói riêng; biết huy động các nguồn lực trong cộng đồng, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và nhà nước để xây dựng CSVC, bổ sung thiết bị nhà trường; biết tạo ra môi trường làm việc hiệu quả, gương mẫu trong học tập và lao động; một số CBQL có uy tín trong chuyên môn và có khả năng hỗ trợ sư phạm cho đồng nghiệp trong phạm vi trường và các trường trong huyện/tỉnh.

55

(3) Đội ngũ CBQL đa số là cán bộ trẻ có lòng nhiệt huyết, tích cực tự học, tự bồi dưỡng và tương đối nhanh nhạy tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà trường, cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý trường mầm non trước mắt.

Điểm yếu:

(1) Đội ngũ CBQL trường MN nói chung còn hạn chế về nghiệp vụ quản lý; công tác quản lý nhà trường còn làm theo kinh nghiệm, thiếu thông tin cập nhật về xu thế đổi mới GDMN hiện nay.

(2) Một số CBQL còn nhiều lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của trường.

(3) Một số CBQL kỹ năng quan hệ giao tiếp còn nhiều hạn chế, chưa chủ động liên hệ phối hợp với các cấp, các ngành, địa phương để huy động sự quan tâm chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường.

Nguyên nhân của các mặt còn yếu kém là:

(1) Quy mô trường lớp mầm non tăng nhanh, lực lượng CB nguồn mỏng, CBQL phần lớn trẻ về tuổi đời và tuổi nghề nên chưa có nhiều kinh nghiệm, thiếu chủ động trong việc tìm ra giải pháp hiệu quả khi thực hiện nhiệm vụ.

(2) Một số CBQL còn quen với cách thức quản lý trông đợi những sự chỉ đạo từ các cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp cao, trường mầm non chưa chủ động, sáng tạo trong việc triển khai các nhiệm vụ hàng năm.

(3) Phòng GD&ĐT chưa quan tâm đúng mức đến công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non.

2.4. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Để đánh giá được thực trạng về phát triển đội ngũ CBQL ở các trường mầm non của huyện Điện Biên, tác giả dùng phiếu khảo sát, đối tượng khảo sát gồm 105 người là lãnh đạo và chuyên viên GDMN Sở GD&ĐT, lãnh đạo và chuyên viên phòng GD&ĐT huyện Điện Biên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường mầm non huyện Điện Biên. Nội dung khảo sát gồm 6 lĩnh vực đánh giá về công tác phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non. Mỗi lĩnh vực đánh giá được xem xét ở 5 tiêu chí cơ bản, mỗi tiêu chí đánh giá được xếp ở 5 mức độ: tốt

56

(tương ứng 5 điểm), khá (tương ứng 4 điểm), trung bình (tương ứng 3 điểm), yếu (tương ứng 2 điểm), kém (tương ứng 1 điểm), điểm trung bình là 3.

Tính điểm trung bình của các bảng theo công thức Spearman:

i i i i i X K X K X K n      X: Điểm trung bình i X : Điểm ở mức độ Xi i

K : Số người cho điểm ở mức Xi

n: Số người tham gia đánh giá

Kết quả cụ thể như sau:

2.4.1. Thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng công tác quy hoạch

phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non

TT Nội dung Số người đánh giá Điểm

TB Tốt Khá TB Yếu Kém

1

Xác định rõ ràng mục tiêu xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non đến 2015 và định hướng đến năm 2020

15 40 35 10 5 3,48

2 Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ

đảm bảo tính khả thi 10 38 40 12 5 3,34

3

Xây dựng được các tiêu chí về phát triển/đảm bảo số lượng đội ngũ CBQL trường mầm non

18 40 43 4 0 3,44

4

Xây dựng được các tiêu chí về chất lượng cán bộ đưa vào quy hoạch CBQL trường mầm non căn cứ theo Chuẩn hiệu trưởng trường MN

57 5

Xây dựng được các tiêu chí cần thiết về cân đối đội ngũ CBQL (độ tuổi, dân tộc, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, đảng viên…)

10 32 35 18 10 3,13

Điểm bình quân lĩnh vực 3,35

Kết quả khảo sát tại bảng 2.5 cho thấy:

Nội dung 1, được đánh giá với giá trị TB cao nhất (3,48). Như vậy, công tác xây dựng quy hoạch đã xác định được mục tiêu rõ ràng về nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường MN đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Tuy nhiên nội dung số 5 về xây dựng các tiêu chí cần thiết cho việc đảm bảo tính cân đối về độ tuổi, dân tộc và trình độ chuyên môn, trình độ chính trị trong quy hoạch còn chưa cao (điểm trung bình chỉ đạt 3,13 thấp hơn điểm bình quân 3,35).

Kế hoạch phát triển GD&ĐT nói riêng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đã xác định mục tiêu xây dựng và nâng cao chất lượng ĐN CBQL trường mầm non đến 2015 và định hướng đến năm 2020. Tuy nhiên, kế hoạch mới đề cập đến việc đảm bảo về số lượng CBQL đủ cho các cơ sở GDMN, chưa cụ thể được các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐN CBQL các cơ sở GDMN và nguồn lực đầu tư cho công tác quy hoạch đội ngũ chưa thỏa đáng.

Thực tế cho thấy, trên tiêu chí về quy mô trường, lớp, trẻ MN, huyện đã xây dựng kế hoạch đảm bảo số lượng ĐN CBQL trường MN, các tiêu chí về chất lượng CB đưa vào quy hoạch CBQL trường MN cơ bản đã căn cứ theo Chuẩn hiệu trưởng trường MN. Tuy nhiên, tiêu chí về cân đối ĐN CBQL theo độ tuổi, dân tộc, trình độ lý luận chính trị và đảng viên chưa thực sự rõ ràng. Như vậy, quy hoạch chưa đảm bảo tính tổng thể và thống nhất với chiến lược, chưa cụ thể hóa một cách triệt để chiến lược phát triển ĐN CBQL cho đơn vị sẽ gây khó khăn cho việc xây dựng kế hoạch, điều hành và điều chỉnh trong quản lý.

Tuy nhiên, quy hoạch CBQL của huyện chưa có thông báo công khai để các đối tượng được lựa chọn trong quy hoạch, cần biết để có tâm thế và kế hoạch

58

học tập bồi dưỡng, rèn luyện đáp ứng được vai trò, nhiệm vụ của người CBQL tương lai.

2.4.2. Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ CBQL trường mầm non Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng về công tác tuyển chọn, Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng về công tác tuyển chọn,

bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ CBQL trường mầm non

TT Nội dung Số người đánh giá Điểm

TB Tốt Khá TB Yếu Kém

1

Xây dựng tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL trường MN phù hợp đặc thù địa phương

12 40 45 5 3 3,5

2

Thực hiện công tác bổ nhiệm CBQL trường MN đúng tiêu chuẩn và kịp thời

11 40 47 5 2 3,5

3

Thực hiện đúng quy trình đã được nhà nước và ngành quy định, phù hợp với tình hình thực tế của huyện

25 39 40 1 0 3,84

4 Việc bổ nhiệm thực sự đã động viên,

khích lệ được đội ngũ CBQL 20 40 41 3 1 3,71 5 Luân chuyển cán bộ quản lý trường

mầm non hợp lý và có hiệu quả 15 43 41 4 2 3,62

Điểm bình quân chung 3,63

Kết quả khảo sát cho thấy:

Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ CBQL trường MN huyện Điện Biên thực hiện đúng quy trình đã được Nhà nước và Ngành quy định, đồng thời phù hợp với điều kiện thực tế của huyện, nội dung này được đánh giá cao (điểm trung bình chung đạt 3,63 điểm). Đặc biệt là nội dung về “thực hiện đúng quy trình đã được nhà nước và ngành quy định, phù hợp với tình hình thực tế của huyện” được đánh giá cao (điểm bình quân chung đạt 3,84 điểm). Phòng

59

GD&ĐT chịu trách nhiệm chính trong việc phối hợp với phòng Nội vụ tham mưu cho UBND huyện lựa chọn, bổ nhiệm đội ngũ CBQL các trường MN trên địa bàn huyện.

Việc bổ nhiệm CBQL ở các trường mầm non của huyện đảm bảo tính công khai, kịp thời, chính xác đúng người, đúng việc (điểm bình quân chung đạt 3,71), do đó đã động viên, khích lệ CBQL tạo động lực làm việc tích cực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

Việc luân chuyển CBQL cơ bản hợp lý và có hiệu quả (điểm trung bình được đánh giá đạt 3,62, tương đương với điểm trung bình chung của các ý kiến đánh giá 3,63). Việc luân chuyển đã được quan tâm đến các điều kiện về gia đình, năng lực công tác so với khả năng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ tại nơi công tác mới…

Mặc dù các ý kiến về việc xây dựng tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL trường mầm non phù hợp đặc thù địa phương cũng như việc bổ nhiệm đúng với tiêu chuẩn và kịp thời, song 2 nội dung này vẫn có kết quả thấp nhất và thấp hơn điểm trung bình chung. Trong đó cũng có số ý kiến đánh giá mức kém là nhiều nhất.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc tạo nguồn nhân lực /xây dựng lực lượng

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)