Một số yêu cầu cơ bản về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 29 - 34)

non trong giai đoạn hiện nay

1.3.3.1. Quan điểm chỉ đạo về phát triển GDMN trong giai đoạn hiện nay:

- Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 26/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt đề án “Phát triển GDMN giai đoạn 2006-2015”, nêu rõ quan

điểm chỉ đạo: “Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Việc chăm lo phát triển GDMN là trách nhiệm chung của các cấp chính quyền, của mỗi ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng và sự quản lý của Nhà nước”.

- Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 9 tháng 2 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015, nêu rõ quan điểm chỉ đạo:

+ Nhà nước có trách nhiệm quản lý, đầu tư phát triển GDMN, tăng cường

30

kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới theo hướng xây dựng các trường công lập kiên cố, đạt chuẩn.

+ Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong GDMN nhằm chuẩn bị tốt nhất cho trẻ vào lớp 1 đối với tất cả các vùng miền trong cả nước.

+ Việc chăm lo để mọi trẻ em năm tuổi được đến trường, lớp MN là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hoá với trách nhiệm lớn hơn của Nhà nước, của xã hội và gia đình để phát triển GDMN.

- Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011-2016 đã xác định mục tiêu là: phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi vào năm 2015; đến năm 2020, có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở GDMN; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở GDMN giảm xuống dưới 10%;

Để đạt được mục tiêu đó, trong 8 giải pháp cơ bản được xác định thì giải pháp “Đổi mới quản lý giáo dục” được coi là giải pháp đột phá và giải pháp “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD” là giải pháp then chốt.

- Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT ghi rõ mục tiêu đối với GDMN, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường MN. Phát triển GDMN dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục.

13.3.2. Yêu cầu cơ bản đối với đội ngũ CBQL trong giai đoạn hiện nay

Để thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo trên, trong giai đoạn hiện nay đội ngũ CBQL trường mầm non phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản:

31

Điều lệ trường MN nêu rõ: “Trường hạng I có 2 phó hiệu trưởng; trường hạng II có 1 phó hiệu trưởng; được bố trí thêm 1 phó hiệu trưởng nếu có từ 5 điểm trường hoặc có từ 20 trẻ em khuyết tật trở lên. Các hạng I, II của nhà trường, nhà trẻ được quy định tại Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT- BGDĐT- BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ, hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở GDMN công lập”. [11]

Yêu cầu về cơ cấu:

- Về cơ cấu độ tuổi và thâm niên: nhìn chung phải có độ tuổi phù hợp theo các quy định, chú ý tới trẻ hóa đội ngũ.

- Về cơ cấu giới: cơ bản là nữ để phù hợp với đặc điểm đối tượng trẻ MN. - Về cơ cấu dân tộc: chú trọng đồng đều theo tỷ lệ trẻ dân tộc thiểu số. Điều này phải đặc biệt chú trọng đến địa phương có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống.

- Về cơ cấu chuyên ngành đào tạo: trên thực tế nhà giáo và CBQL GDMN được đào tạo theo nhiều hệ đào tạo khác nhau. Có thể là tại khoa GDMN và khoa GD tiểu học tại các trường đại học sư phạm, có thể được đào tạo để làm GV các trường cao đẳng nhà trẻ mẫu giáo,… trường cao đẳng sư phạm và trường trung cấp sư phạm. Chính vì vậy, cơ cấu này hiện nay phải đảm bảo được những tồn tại thực tế; sau đó chuẩn hóa ở mức độ cao hơn.

Yêu cầu về chuẩn trình độ đào tạo:

- Trình độ được đào tạo về chuyên môn: Điều lệ trường MN được ban hành theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 7/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, HT và PHT trường MN phải có trình độ đào tạo chuẩn là: trung cấp sư phạm MN; có ít nhất 5 năm (đối với HT) và có ít nhất 3 năm (đối với PHT) công tác liên tục trong GDMN. Như vậy muốn bổ nhiệm CBQL trường MN, trước hết phải quan tâm đến trình độ chuẩn và thâm niên công tác của những cán bộ giáo viên cần tuyển chọn.

- Về lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý: Điều lệ trường MN quy định,

HT “đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng CBQL,…”. Ngoài ra, HT và PHT trường MN phải thường xuyên “dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn,

32

nghiệp vụ quản lý…” để cập nhật kịp thời những thông tin mới về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý.

Yêu cầu về phẩm chất của đội ngũ CBQL:

- Có được phẩm chất của một nhà giáo theo quy định:

+ Chấp hành đúng luật pháp và chính sách Nhà nước. Có ý thức tổ chức, kỷ luật cao;

+ Có chí tiến thủ, có ý thức học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý;

+ Yêu nghề mến trẻ, tận tụy với công việc, trách nhiệm. Không tham nhũng, không cửa quyền, hách dịch;

+ Hiểu biết, tông trọng, hợp tác với các cộng sự, với các cấp quản lý;

+ Có ý thức cao trong phê bình và tự phê bình, tiết kiệm, bảo vệ của công, rèn luyện tu dưỡng đạo đức;

+ Đoàn kết, tương thân tương ái, gương mẫu, giản dị, trung thực, nhân ái, sống hòa đồng với mọi người;

+ Khiêm tốn, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp và nhân dân; + Có uy tín với tập thể, với nhân dân địa phương;

+ Tiết kiệm, bảo vệ tài sản, tài chính của nhà trường; + Có sức khỏe tốt để đảm đương công việc.

- Có được phẩm chất của người lãnh đạo và người quản lý, thể hiện được các vai trò chủ yếu:

+ Lập trường quan điểm chính trị vững vàng, quyết tâm thực hiện sự nghiệp đổi mới;

+ Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước (đặc biệt về GD&ĐT);

+ Có tầm nhìn chiến lược phát triển nhà trường;

+ Say mê học tập, sáng tạo để thích ứng với sự thay đổi;

+ Có ý chí, nghị lực vượt khó; dám nghĩ, dám làm; bình tĩnh, chín chắn, cẩn trọng trong công việc.

Yêu cầu về năng lực của CBQL trường MN:

33

+ Năng lực chỉ đường và hoạch định sự phát triển nhà trường: vạch ra tầm

nhìn, sứ mạng, mục tiêu và các giá trị nhà trường trong xây dựng chiến lược phát triển nhà trường MN;

+ Năng lực đề xướng sự thay đổi: chỉ ra những lĩnh vực cần thay đổi để

phát triển nhà trường MN theo đường lối và chính sách phát triển GD&ĐT của Đảng, Nhà nước và theo xu thế phát triển giáo dục của thời đại;

+ Năng lực thu hút, dẫn dắt các nguồn nhân lực: tập hợp, thu hút, huy động và phát triển các nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực) thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, phát triển đội ngũ,…. nhằm nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ phát triển toàn diện;

+ Năng lực thúc đẩy phát triển: đánh giá, uốn nắn, khuyến khích, phát huy

thành tích, tạo các giá trị mới cho nhà trường.

- Thể hiện tốt các vai trò nhà quản lý trường học

+ Năng lực về luật pháp: đại diện cho chính quyền về mặt thực thi pháp

luật chính sách, điều lệ, quy chế giáo dục và thực hiện các quy định về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, đánh giá chất lượng GDMN.

+ Năng lực về tổ chức: hạt nhân thiết lập bộ máy tổ chức, phát triển, điều

hành đội ngũ nhân lực, hỗ trợ sư phạm và hỗ trợ quản lý cho đội ngũ giáo viên, nhân viên và CBQL cấp dưới của nhà trường để mọi hoạt động của trường thực hiện đúng tính chất, nguyên lý, mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giáo dục.

+ Năng lực về quản lý kinh tế: chủ sự trong việc tổ chức huy động và sử

dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

+ Năng lực giao tiếp: tác nhân xây dựng mối quan hệ giữa giáo dục nhà

trường với giáo dục gia đình và xã hội nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà trường MN trong một môi trường lành mạnh.

+ Năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin: bao gồm nhân tố tổ chức và

vận hành hệ thống thông tin giáo dục, hệ thống thông tin quản lý giáo dục nói chung và hệ thống thông tin quản lý nhà trường MN nói riêng để ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

34

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 29 - 34)