Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 27 - 28)

1.3.1.1. Vị trí, vai trò của trường mầm non

GDMN là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, Luật Giáo dục 2005 và Luật bổ sung, sửa đổi một số Điều trong Luật Giáo dục năm 2009 đã ghi rõ “GDMN thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến sáu tuổi” nhằm đạt mục tiêu “giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một”.

Trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.

1.3.1.2. Yêu cầu về thực hiện nội dung và phương pháp GDMN

GDMN về nội dung phải đảm bảo phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo và người trên; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học. Phương pháp GDMN chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi giúp trẻ phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương, động viên, khích lệ.

Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006-2015 đã nêu rõ: “Xây dựng và triển khai chương trình GDMN mới theo hướng tích hợp các nội dung chăm sóc, giáo dục theo chủ điểm, tổ chức các hoạt động cho trẻ, đặc biệt là hoạt động vui chơi phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi và yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ”.

Cơ sở vật chất thiết bị dạy học, giáo dục trẻ là điều kiện để CBQL và giáo viên MN tiến hành hoạt động của mình. Vì vậy, CSVC và thiết bị trường học phải được cung cấp đầy đủ, hiện đại và được bổ sung thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ. Một trong những giải pháp nhằm phục vụ

đổi mới nội dung, phương pháp GDMN là “Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ chơi để bảo đảm tiến độ và chất lượng việc triển khai thực hiện chương trình GDMN mới”.

28

Phát triển GDMN nhằm tạo những bước chuyển biến cơ bản, vững chắc và toàn diện, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; củng cố mở rộng mạng lưới cơ sở GDMN, đặc biệt chú trọng đến những vùng đồng bào dân tộc, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Đến năm 2020, mục tiêu chiến lược về phát triển GDMN là “hoàn thành mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi vào năm 2015; đến năm 2020, có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở GDMN; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở GDMN giảm xuống dưới 10%”.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 27 - 28)