Tình hình phát triển văn hóa xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 44 - 47)

Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em luôn được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm chăm lo, thực hiện công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, tổ chức thực hiện tốt các hoạt động và chính sách đối với trẻ em.

Ngành GD đã tập trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển GD&ĐT; củng cố và phát triển đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục; rà soát, sắp xếp hệ thống trường, lớp để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục toàn diện.

Trong những năm học qua, các cơ sở GD ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’’, các cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục’’, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo’’; phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực’’. Bằng nhiều biện pháp tích cực, các cuộc vận động và phong trào thi đua này đã được quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện có hiệu quả đến đội ngũ nhà trường và nhận được sự ủng hộ của các lực lượng ngoài nhà trường.

Quy mô trường lớp duy trì ổn định và được mở rộng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cho con đi học của nhân dân trên địa bàn. Năm học 2013- 2014, toàn huyện có 95 trường, tổng số 1229 lớp với 28291 học sinh.

45

Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp, học sinh huyện Điện Biên năm học 2013-2014 TT Cấp học Trường Lớp Trẻ /Học sinh 1 Giáo dục Mầm non 34 344 7.804 2 Giáo dục Tiểu học 37 522 10.331 3 Giáo dục THCS 19 250 6.918 4 Giáo dục THPT 5 113 3.238 TỔNG CỘNG 92 1.229 28.291

(Nguồn Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên)

Ngoài hệ thống các trường mầm non và phổ thông, huyện còn có: 01 trung tâm giáo dục thường xuyên với 8 lớp và 233 học sinh, 01 trường Phổ thông dân tộc nội trú THPT, 25 Trung tâm học tập cộng đồng tạo cơ hội nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân trên địa bàn.

Chất lượng giáo dục: tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng: cấp Tiểu học đạt 98,5%, tỷ lệ học sinh khá và giỏi đạt 61,5%; cấp Trung học sơ sở đạt 96,9%; số học sinh được công nhận tốt nghiệp cấp Trung học cơ sở đạt 98,3%, tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông đạt 95%.

Hiện nay, 25/25 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, 23/25 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; phổ cập giáo dục trung học cơ sở được giữ vững và nâng cao ở các xã. 59/90 trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 65,6% (17 trường mầm non, 33 trường tiểu học, 15 trường THCS).

Đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên thuộc các trường trung học cơ sở, tiểu học và mầm non trong toàn huyện là: 2584 người (trong đó mầm non: 843; tiểu học: 1077; THCS: 664). Trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: thạc sĩ: 1 người, tỷ lệ 0,04%; đại học: 1304 người tỷ lệ 50,5%; cao đẳng: 783 người tỷ lệ 30,3%; trung cấp: 392 người tỷ lệ 15,16%; chưa qua đào tạo (bảo vệ và phục vụ): 104 người, tỷ lệ 4,0%. Đảng viên 1003/2584 đạt tỷ lệ 38,8%.

46

100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo. Trong đó trình độ trên chuẩn: 1673/2031 đạt 82%, trình độ chuẩn: 358/2031 đạt 18%.

Cơ sở vật chất thiết bị dạy học: là một trong các tỉnh nghèo, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên nói chung và huyện Điện Biên nói riêng luôn nhận được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Điện Biên từ ngân sách nhà nước và sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, cơ sở vật chất - thiết bị trường học của các trường từng bước được cải thiện và nâng cấp, ngày càng đáp ứng tốt hơn cho việc thực hiện đổi mới giáo dục các cấp học. Tổng số có 1060 phòng học ở các cấp Trung học cơ sở, Tiểu học và Mầm non, trong đó: 693 phòng kiên cố (tỷ lệ 65,4%), 278 phòng bán kiên cố (tỷ lệ 26,2%), 89 phòng tạm (tỷ lệ 8,4%).

Riêng cấp học GDMN có 344 phòng học, trong đó: 200 phòng kiên cố (tỷ lệ 58,1%), 86 phòng bán kiên cố (tỷ lệ 25%), 58 phòng tạm (tỷ lệ 16,9%).

Hệ thống phòng chức năng được quan tâm đầu tư xây dựng. Toàn huyện có 209 phòng bộ môn, 389 phòng công vụ, 172 phòng ở nội trú cho học sinh.

Bên cạnh những thành quả đạt được, huyện Điện Biên còn nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết để thực hiện CNH-HĐH đất nước, để “miền núi tiến kịp miền xuôi” như:

- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế;

- Đời sống của một bộ phận dân cư còn nghèo (tỷ lệ hộ nghèo 17,64%, hộ cận nghèo 16,58%);

- Tình hình an ninh, tệ nạn xã hội còn tiềm ẩn yếu tố nảy sinh phức tạp. Như vậy, Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên cơ bản đã có được những điều kiện thuận lợi để phát triển, đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, còn nhiều hạn chế cần quan tâm, có lộ trình khắc phục như:

- Chất lượng giáo dục ở nhiều trường vùng khó khăn, biên giới chưa cao; - Chất lượng, cơ cấu đội ngũ CBQL, giáo viên còn nhiều bất cập;

- Việc đổi mới công tác quản lý chưa đồng đều giữa các trường, các cấp học;

47

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn thiếu (đặc biệt là ở cấp học giáo dục mầm non thuộc 13 xã đặc biệt khó khăn), chưa đáp ứng được yêu cầu so với sự phát triển về quy mô mạng lưới trường lớp.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)