Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ CBQL trường mầm non

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 58 - 59)

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng về công tác tuyển chọn,

bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ CBQL trường mầm non

TT Nội dung Số người đánh giá Điểm

TB Tốt Khá TB Yếu Kém

1

Xây dựng tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL trường MN phù hợp đặc thù địa phương

12 40 45 5 3 3,5

2

Thực hiện công tác bổ nhiệm CBQL trường MN đúng tiêu chuẩn và kịp thời

11 40 47 5 2 3,5

3

Thực hiện đúng quy trình đã được nhà nước và ngành quy định, phù hợp với tình hình thực tế của huyện

25 39 40 1 0 3,84

4 Việc bổ nhiệm thực sự đã động viên,

khích lệ được đội ngũ CBQL 20 40 41 3 1 3,71 5 Luân chuyển cán bộ quản lý trường

mầm non hợp lý và có hiệu quả 15 43 41 4 2 3,62

Điểm bình quân chung 3,63

Kết quả khảo sát cho thấy:

Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ CBQL trường MN huyện Điện Biên thực hiện đúng quy trình đã được Nhà nước và Ngành quy định, đồng thời phù hợp với điều kiện thực tế của huyện, nội dung này được đánh giá cao (điểm trung bình chung đạt 3,63 điểm). Đặc biệt là nội dung về “thực hiện đúng quy trình đã được nhà nước và ngành quy định, phù hợp với tình hình thực tế của huyện” được đánh giá cao (điểm bình quân chung đạt 3,84 điểm). Phòng

59

GD&ĐT chịu trách nhiệm chính trong việc phối hợp với phòng Nội vụ tham mưu cho UBND huyện lựa chọn, bổ nhiệm đội ngũ CBQL các trường MN trên địa bàn huyện.

Việc bổ nhiệm CBQL ở các trường mầm non của huyện đảm bảo tính công khai, kịp thời, chính xác đúng người, đúng việc (điểm bình quân chung đạt 3,71), do đó đã động viên, khích lệ CBQL tạo động lực làm việc tích cực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

Việc luân chuyển CBQL cơ bản hợp lý và có hiệu quả (điểm trung bình được đánh giá đạt 3,62, tương đương với điểm trung bình chung của các ý kiến đánh giá 3,63). Việc luân chuyển đã được quan tâm đến các điều kiện về gia đình, năng lực công tác so với khả năng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ tại nơi công tác mới…

Mặc dù các ý kiến về việc xây dựng tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL trường mầm non phù hợp đặc thù địa phương cũng như việc bổ nhiệm đúng với tiêu chuẩn và kịp thời, song 2 nội dung này vẫn có kết quả thấp nhất và thấp hơn điểm trung bình chung. Trong đó cũng có số ý kiến đánh giá mức kém là nhiều nhất.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc tạo nguồn nhân lực /xây dựng lực lượng kế cận còn chưa tương xứng, nên việc bổ nhiệm CBQL ở một số trường chưa lựa chọn được cán bộ trong quy hoạch tại cơ sở để bổ nhiệm mà phải chọn ở trường khác. Điều này dẫn tới CBQL mới được bổ nhiệm sẽ bỡ ngỡ và phải dành thời gian cho việc tìm hiểu, làm quen với môi trường làm việc mới…

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 58 - 59)