Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 40 - 43)

Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác phát triển đội ngũ CBQL GDMN

“Cán bộ là cái gốc của Cách Mạng”, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam rất quan tâm xây dựng ĐNNG và CBQLGD. Trong thời kỳ đổi mới giáo dục đã liên tiếp có các chỉ thị về lĩnh vực quan trọng này. Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 BCHTW Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với mệnh của Đảng, của đất nước và

41

chế độ”. Trong nhiều năm qua, Đảng ta thường xuyên quan tâm đến công tác cán bộ, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp cách mạng trong từng thời kỳ. Hiện nay, khi đất nước ta tiến hành đẩy mạnh CNH- HĐH, việc phát triển đội ngũ CB, mà trung tâm là người CBQL với yêu cầu của thời đại là hết sức cấp thiết. Cán bộ phải đủ đức, đủ tài và đồng bộ. Ban bí thư TW Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40 về xây dựng ĐNNG và CBQL giáo dục. Từ Chỉ thị này, ngày 11-1-2005 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 09/2005/QĐ- TTg phê duyệt Đề án Xây dựng, nâng cao chất lượng ĐNNG và CBQL giáo dục giai đoạn 2005-2010, với mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng ĐNNG và CBQL giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”.

Đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định “phát triển ĐNNG và CBQL, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT” là một trong 9 nhiệm vụ và giải pháp cần thực hiện nhằm đạt mục tiêu đổi mới.

Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác phát triển ĐNNG và CBQLGD. Đây là cơ sở pháp lý để ngành và các địa phương thực hiện công tác quy hoạch ĐNNG và CBQL được thuận tiện.

Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo cụ thể và yêu cầu thực tế tại địa phương, các nhà QLGD tiến hành các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL của các trường học nói chung và trường MN nói riêng.

42

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Bằng việc hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến quản lý giáo dục, Luận văn trình bày một số khái niệm cơ bản của hoạt động quản lý, khái quát mục tiêu, chủ trương đổi mới và phát triển GDMN trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt nhấn mạnh vai trò của đội ngũ CBQL trường MN, đặc điểm nhân cách nghề nghiệp quản lý và những yêu cầu về phát triển đội ngũ CBQL trường MN, luận văn rút ra một số điểm cơ bản sau:

Một là phát triển đội ngũ CBQL các trường MN phải đảm bảo về số lượng,

chất lượng và đồng bộ về cơ cấu để đảm bảo chức trách, nhiệm vụ của nhà trường trong tình hình mới.

Hai là trường mầm non là loại hình mang tính đặc thù riêng, mục tiêu đào

tạo của nhà trường là giúp trẻ em phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một. Vì vậy, việc phát triển đội ngũ CBQL trường MN chú ý đến phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và kỹ năng, năng lực quản lý.

Ba là nội dung, yêu cầu và những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ

CBQL giáo dục mầm non được trình bày ở chương 1 là cơ sở để luận văn tiếp tục nghiên cứu thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý GDMN ở chương 2 và đề xuất các biện pháp thực hiện ở chương 3.

43 CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN

TỈNH ĐIỆN BIÊN

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)