Vai trò của đội ngũ CBQL trường MN trước yêu cầu phát triển GDMN

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 28 - 29)

trong giai đoạn hiện nay

Điều 16 Luật Giáo dục năm 2005 xác định rõ “Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động giáo dục”. Cụ thể là:

- Người chỉ đường và hoạch định sự phát triển nhà trường: vạch ra tầm

nhìn, sứ mạng, mục tiêu và các giá trị nhà trường trong xây dựng chiến lược phát triển nhà trường MN.

- Người đề xướng sự thay đổi: chỉ ra những lĩnh vực cần thay đổi để phát

triển nhà trường MN theo đường lối chính sách phát triển GD&ĐT của Đảng và Nhà nước theo xu thế phát triển giáo dục của thời đại.

- Người thu hút, dẫn dắt các nguồn nhân lực: tập hợp, thu hút, huy động và

phát triển các nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực) thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, phát triển đội ngũ,... nhằm nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ phát triển toàn diện.

- Người thúc đẩy phát triển: Đánh giá, uốn nắn, khuyến khích, phát huy

thành tích, tạo các giá trị mới cho nhà trường.

- Người đại diện cho chính quyền về mặt thực thi pháp luật chính sách, điều

lệ, quy chế giáo dục và thực hiện các quy định về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, đánh giá chất lượng GDMN.

- Hạt nhân thiết lập bộ máy tổ chức, phát triển, điều hành đội ngũ nhân lực,

29

dưới của nhà trường để mọi hoạt động của nhà trường thực hiện đúng tính chất, nguyên lý, mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giáo dục.

- Cầu nối và chủ sự trong việc huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực

vật chất nhằm đáp ứng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

- Tác nhân xây dựng mối quan hệ giữa GD nhà trường với GD gia đình và

xã hội nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của trường MN trong một môi trường lành mạnh.

- Nhân tố tổ chức và vận hành hệ thống thông tin giáo dục. Hệ thống thông tin quản lý giáo dục (Education Management Information System – EMIS) nói

chung và hệ thống thông tin QL nhà trường MN nói riêng để ứng dụng CNTT trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

Từ các nhận định trên, một lần nữa cho thấy CBQL trường MN, ngoài vai

trò là một nhà giáo, HT còn có vai trò đặc biệt quan trọng của nhà lãnh đạo và nhà quản lý. Lãnh đạo để nhà trường luôn có sự thay đổi và phát triển bền vững,

quản lý để các hoạt động nhà trường luôn ổn định nhằm đạt tới mục tiêu. [27]

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)