với thực tiễn địa phương
Do đặc thù của GDMN, nên đội ngũ giáo viên và CBQL trường mầm non đang phải làm việc với cường độ và thời gian khá vất vả:
- Quản lý toàn diện mọi hoạt động của trẻ trong thời gian trẻ ở trường, do đó CBQL trường MN cần có kiến thức hiểu biết về lĩnh vực dinh dưỡng, y tế và tâm lý giáo dục trẻ; họ luôn phải có mặt ở trường (9-10 giờ mỗi ngày).
- Có mối quan hệ với nhiều ngành nghề khác nhau, nên cần có sự mềm dẻo, có uy tín cao, tâm huyết với trường, với trẻ.
- Thường xuyên quan tâm và làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục đề trường phát triển nhanh, mạnh.
Với những điểm riêng trong công tác QL của CBQL trường MN như vậy cần phải có chính sách đãi ngộ và điều kiện làm việc thuận lợi, phù hợp mới có thể giúp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay.
3.2.5.1. Ý nghĩa của biện pháp
Thực hiện tốt chính sách, chế độ, tạo môi trường thuận lợi đối với CBQL ở các trường MN nhằm mục tiêu tạo điều kiện để họ yên tâm, phấn khởi công tác, phát huy năng lực của bản thân mỗi cá nhân góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Chính sách, chế độ, đãi ngộ là “đòn bẩy”, là động lực để đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác phát triển đội ngũ CBQL. Chế độ kỷ luật nghiêm, giúp cho đội ngũ CBQL luôn luôn làm việc đúng pháp luật, gương mẫu chấp hành kỷ luật, chỉ đạo, lãnh đạo nhà trường đi đúng hướng. Đây là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. Trong giai đoạn xây
95
dựng đất nước hiện nay, trước những thời cơ, thách thức vô cùng to lớn, các chính sách, chế độ, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật vô cùng quan trọng.
Trải qua các thời kỳ phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đều quan tâm tới phát triển GDMN. Nhiều chính sách đã ra đời góp phần củng cố, phát triển cấp học này. Song một số chế độ, chính sách về biên chế định mức lao động và tiền lương đối với CBQL và giáo viên MN đã được ban hành đến nay vẫn có nhiều bất hợp lý, không còn phù hợp với thực tế, cần được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, nhằm tổ chức, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp GD&ĐT nói chung và GDMN nói riêng. Đồng thời, CBQL và giáo viên MN phải được làm việc trong môi trường thích hợp.
Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động.
Thực hiện phân cấp, giao quyền tự chủ cho các trường MN sẽ phát huy vai trò sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của đội ngũ CBQL trường MN.
Môi trường bên trong nhà trường - văn hóa nhà trường có tầm quan trọng đặc biệt tạo nên “ưu thế cạnh tranh” của trường. Văn hóa bên trong nhà trường phù hợp với những nhu cầu của môi trường bên ngoài cũng như chiến lược của nhà trường, các thành viên của nhà trường sẽ có sự cam kết cao độ để thực hiện mục tiêu chung và tạo ra một tập thể vững mạnh trước những tác động của môi trường.
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
Việc hoàn thiện chính sách được tập trung vào hai vấn đề chính sau:
(1) Hoàn thiện chế độ chính sách và điều kiện làm việc cho đội ngũ CBQL trường MN:
Một là: đảm bảo chế độ học tập, công tác cho ĐN CBQL trường MN; có chính sách đãi ngộ hợp lý, thỏa đáng cho đội ngũ này được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cả về lý luận nghiệp vụ QL, lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. Tuy nguồn kinh phí ở các trường MN rất eo hẹp,
96
đặc biệt là các trường vùng đặc biệt khó khăn, kinh phí hỗ trợ việc đi học rất khó khăn, nhưng CBQL trường MN đã vượt qua khó khăn để được học. Nếu có được chế độ, kinh phí hỗ trợ học tập, công tác cho CBQL trường MN phù hợp sẽ khuyến khích, động viên CBQL hăng hái tham gia học tập, đào tạo, bồi dưỡng có kết quả tốt hơn và chắc chắn trình độ năng lực sẽ nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu đổi mới, phát triển GDMN trong giai đoạn hiện nay.
Hai là: có chính sách, chế độ hỗ trợ cho CBQL tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm QL ở các trường tiên tiến, trọng điểm trong và ngoài nước.
Ba là: đảm bảo chế độ tuyên dương, khen thưởng kịp thời đối với CBQL trường MN có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý, đặc biệt là CBQL công tác ở những vùng đặc biệt khó khăn, CSVC thiếu thốn.
Bốn là: cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là điều kiện để CBQL và giáo viên MN tiến hành hoạt động của mình. Hiện nay, cơ sở vật chất, thiết bị của một số trường MN huyện Điện Biên còn thiếu, có tình trạng xuống cấp. Nhiều trường chưa có văn phòng, thiếu phòng học kiên cố; các nhà vệ sinh, bếp ăn, khuôn viên trường chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ… Do đó, việc tăng cường đầu tư CSVC thiết bị cho trường MN chính là tạo môi trường làm việc và cơ hội cho đội ngũ CBQL phát huy tối đa năng lực ở cương vị được bổ nhiệm.
(2) Xây dựng cơ chế giao quyền tự chủ cho các trường Mầm non
- Quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ của nhà trường nhằm đảm bảo kế hoạch phát triển số lượng, chất lượng CSGD trẻ thông qua việc tự chọn nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức QL trong nhà trường; tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ của nhà trường; đảm bảo một phần chi phí hoạt động để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị phục vụ hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
- Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và nhân sự: trên cơ sở kế hoạch phát triển quy mô trường, lớp, số trẻ mầm non đến trường; căn cứ định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, hiệu trưởng sẽ bố trí sắp xếp nhân sự đúng vị trí công tác, đủ số lượng yêu cầu.
97
+ Hiệu trưởng trường MN được quyền ký quyết định hợp đồng đối với các công việc không cần biên chế thường xuyên, ký hợp đồng với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh để đáp ứng yêu cầu chuyên môn của trường.
- Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về QL và sử dụng CB, GV. Trên cơ sở biên chế nhân sự đã được duyệt, hiệu trưởng trường MN được quyền:
+ Quyết định hình thức tuyển dụng GV, nhân viên cho trường.
+ Ký hợp đồng với người được tuyển dụng theo yêu cầu của nhà trường. + Sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ, giáo viên phù hợp với nhiệm vụ và các quy định trách nhiệm theo ngạch công chức, viên chức.
+ Quyết định việc điều động, các chế độ (nghỉ hưu, thôi việc, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật….) cán bộ, giáo viên.
- Theo nghị định 43/2006/NĐ-CP, có 2 hình thức “tự chủ và tự chịu trách nhiệm” về tài chính, đó là tự chủ một phần và tự chủ hoàn toàn. Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên cần triển khai kế hoạch chỉ đạo các trường MN chuyển dần cơ chế bao cấp từ ngân sách Nhà nước sang cơ chế tự chủ một phần về tài chính. Thực chất, đặc thù của công tác phát triển GDMN là khuyến khích mở rộng xã hội hóa giáo dục, tăng cường vận động các ngành, các cấp, các nhà tài trợ và nhân dân đầu tư phát triển GDMN.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện
- Có nhận thức đúng đắn của các cấp, các ngành, sự đồng thuận trong ngành GD&ĐT, cũng như sự quan tâm hỗ trợ tích cực của nhân dân địa phương.
- Có chính sách đặc thù áp dụng cho CBQL trường MN phải được soạn thảo bằng văn bản, được UBND tỉnh, UBND huyện phê duyệt mới có hiệu lực khi triển khai thực hiện. Đồng thời, các chính sách trên phải dựa trên những quy định, những nguyên tắc do Nhà nước quy định. Tác giả đề xuất một số chính sách đãi ngộ riêng của địa phương như sau:
+ Hỗ trợ kinh phí cho CBQL đi học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Ưu tiên xem xét đề bạt, bổ nhiệm những giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, giáo viên xếp loại xuất sắc theo Chuẩn nghề nghiệp giáo
98
viên mầm non nhằm động viên khuyến khích cán bộ, giáo viên kịp thời tạo động lực cho họ phát huy hết khả năng của mình trong công tác.
+ Những CBQL chưa có đất để làm nhà ở (đặc biệt là những CBQL công tác ở các xã đặc biệt khó khăn, biên giới), Phòng GD&ĐT tham mưu với UBND huyện cấp đất hoặc bán đất theo chế độ ưu đãi để họ làm nhà, tạo điều kiện cho họ yên tâm, gắn bó với địa bàn công tác.
+ Phân công vị trí công tác phù hợp với hoàn cảnh của từng CBQL.
+ Xây dựng và tổ chức tốt đời sống tinh thần cho CBQL các trường MN; phát huy vai trò Công đoàn ngành GD&ĐT, đặc biệt là vai trò của Ban nữ công đối với những CBQL giỏi có thành tích xuất sắc được Công đoàn tổ chức đi thăm quan, du lịch, nghỉ mát trong hè.
- Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá đúng thực chất từng CBQL để có chế độ thưởng, phạt công bằng.
* Để thực hiện vấn đề giao quyền tự chủ cho các trường MN, Phòng GD&ĐT cần tiến hành các bước sau:
- Xây dựng đề án phân cấp quản lý cho các trường MN; - Tổ chức hội thảo để xây dựng đề án;
- Phối hợp với Phòng Nội vụ trình UBND huyện phê duyệt đề án;
- Hướng dẫn các trường MN tổ chức thực hiện.
- Tổ chức kiểm tra, theo dõi, giúp đỡ các trường thực hiện quyền hạn được giao theo phân công, phân cấp.
3.2.5.4 Các điều kiện thực hiện
- Lãnh đạo địa phương phải mạnh dạn giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tạo điều kiện, đảm bảo cho các trường MN thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Các trường MN phải có sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác thực hiện của giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ,…
- Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm là loại hình mới, dễ sai sót nên cần phải tăng cường các hoạt động theo dõi, giám sát, hướng dẫn để giúp cho cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
99 3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp
Trên đây là tổ hợp 5 biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường MN trên địa bàn huyện Điện Biên trong giai đoạn hiện nay. Trong 5 biện pháp trên:
- Biện pháp thứ nhất: “Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường MN theo định hướng Chuẩn hiệu trưởng” là tiền đề để xây dựng đội ngũ CBQL;
- Biện pháp thứ hai: “Đổi mới công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL trường MN” có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo điều hành các hoạt động GD từ đội ngũ CBQL trường MN có chất lượng;
- Biện pháp thứ ba: “Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý trường mầm non” có vai trò đôn đốc, thúc đẩy các CBQL hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt tới trình độ cao hơn;
- Biện pháp thứ tư: “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường MN” là biện pháp tạo khả năng thực
hiện các nhiệm vụ mới đáp ứng những yêu cầu của ngành và địa phương;
- Biện pháp thứ năm: “Hoàn thiện chính sách, tạo môi trường phát triển phù hợp với thực tiễn địa phương” có vai trò hỗ trợ và tạo động lực lao động tích cực cho việc phát triển đội ngũ CBQL trường MN.
Nội dung của các biện pháp có quan hệ biện chứng, đan xen nhau. Vì vậy, khi tổ chức thực hiện cần phải triển khai đồng bộ và nhất quán thì mới có thể đem lại hiệu quả cao.
100
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường MN
3.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
Các biện pháp mà tác giả đã nêu trên là kết quả của quá trình nghiên cứu từ cơ sở lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng công tác phát triển CBQL các trường mầm non huyện Điện Biên. Tác giả đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 04 CBQL Phòng GD&ĐT, 03 CBQL thuộc Phòng GDMN Sở GD&ĐT Điện Biên, 30 hiệu trưởng và 72 phó hiệu trưởng trường mầm non huyện Điện Biên, về tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp đề xuất. Tổng số phiếu phát ra là 109 phiếu, số phiếu thu vào 109 phiếu, tỷ lệ 100%.
Theo quy ước chung, các chữ số ghi ở các cột là tương ứng với mức độ cấp thiết và mức độ khả thi theo thứ tự: số “3” chỉ mức độ cấp thiết, rất khả thi; số “2” chỉ mức độ cấp thiết, khả thi; số “1” chỉ mức độ không cấp thiết, không khả thi.
Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau: CÁC BIỆN PHÁP Biện pháp 5 Biện pháp 2 Biện pháp 4 Biện pháp 3 Biện pháp 1
101
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
TT Các biện pháp ĐVT Tính cấp thiết Tính khả thi
3 2 1 3 2 1
1
Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường MN theo định hướng chuẩn HT Người 17 92 0 16 93 0 % 15.6 84.4 0.0 14.7 85.3 0.0 2
Đổi mới công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL trường MN Người 25 79 5 22 83 4 % 22.9 72.5 4.6 20.2 76.1 3.7 3
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý trường MN
Người 28 79 2 32 75 2
%
25.7 72.5 1.8 29.4 68.8 1.8
4
Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường MN Người 35 74 0 38 71 0 % 32.1 67.9 0.0 34.9 65.1 0.0 5 Hoàn thiện chính sách, tạo môi trường phát triển phù hợp với thực tiễn địa phương
Người 20 85 4 10 90 9
%
18.3 78.0 3.7 9.2 82.6 8.3
Bình quân 5 biện pháp % 22,92 75,06 2,02 21,67 75,57 2,76
Kết quả kết quả khảo sát trên có 97,9% số ý kiến tán thành về tính cấp thiết, 97,2% ý kiến tán thành về tính khả thi của các biện pháp phát triển ĐN CBQL trường MN huyện Điện Biên trong giai đoạn hiện nay mà tác giả đã đề xuất.
102
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trường MN; căn cứ thực trạng đội ngũ CBQL trường MN; căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển GD&ĐT của huyện Điện Biên, đề tài đã đưa ra các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường MN trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay. Để có được đội ngũ CBQL trường MN có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực quản lý giỏi, điều hành có hiệu quả các hoạt động trong các cơ sở GDMN, cần phải thực hiện đồng bộ 5 biện pháp nêu trên. Các biện pháp đã được khảo nghiệm, được các chuyên gia đánh giá cao về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi.
103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trên cơ sở các lý luận về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý trường học; trên cơ sở các lý luận phát triển đội ngũ CBQL giáo dục; căn cứ vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của trường MN và các đặc trưng về quản lý trường MN trong giai