Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 100)

Các biện pháp mà tác giả đã nêu trên là kết quả của quá trình nghiên cứu từ cơ sở lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng công tác phát triển CBQL các trường mầm non huyện Điện Biên. Tác giả đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 04 CBQL Phòng GD&ĐT, 03 CBQL thuộc Phòng GDMN Sở GD&ĐT Điện Biên, 30 hiệu trưởng và 72 phó hiệu trưởng trường mầm non huyện Điện Biên, về tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp đề xuất. Tổng số phiếu phát ra là 109 phiếu, số phiếu thu vào 109 phiếu, tỷ lệ 100%.

Theo quy ước chung, các chữ số ghi ở các cột là tương ứng với mức độ cấp thiết và mức độ khả thi theo thứ tự: số “3” chỉ mức độ cấp thiết, rất khả thi; số “2” chỉ mức độ cấp thiết, khả thi; số “1” chỉ mức độ không cấp thiết, không khả thi.

Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau: CÁC BIỆN PHÁP Biện pháp 5 Biện pháp 2 Biện pháp 4 Biện pháp 3 Biện pháp 1

101

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

TT Các biện pháp ĐVT Tính cấp thiết Tính khả thi

3 2 1 3 2 1

1

Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường MN theo định hướng chuẩn HT Người 17 92 0 16 93 0 % 15.6 84.4 0.0 14.7 85.3 0.0 2

Đổi mới công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL trường MN Người 25 79 5 22 83 4 % 22.9 72.5 4.6 20.2 76.1 3.7 3

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý trường MN

Người 28 79 2 32 75 2

%

25.7 72.5 1.8 29.4 68.8 1.8

4

Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường MN Người 35 74 0 38 71 0 % 32.1 67.9 0.0 34.9 65.1 0.0 5 Hoàn thiện chính sách, tạo môi trường phát triển phù hợp với thực tiễn địa phương

Người 20 85 4 10 90 9

%

18.3 78.0 3.7 9.2 82.6 8.3

Bình quân 5 biện pháp % 22,92 75,06 2,02 21,67 75,57 2,76

Kết quả kết quả khảo sát trên có 97,9% số ý kiến tán thành về tính cấp thiết, 97,2% ý kiến tán thành về tính khả thi của các biện pháp phát triển ĐN CBQL trường MN huyện Điện Biên trong giai đoạn hiện nay mà tác giả đã đề xuất.

102

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trường MN; căn cứ thực trạng đội ngũ CBQL trường MN; căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển GD&ĐT của huyện Điện Biên, đề tài đã đưa ra các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường MN trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay. Để có được đội ngũ CBQL trường MN có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực quản lý giỏi, điều hành có hiệu quả các hoạt động trong các cơ sở GDMN, cần phải thực hiện đồng bộ 5 biện pháp nêu trên. Các biện pháp đã được khảo nghiệm, được các chuyên gia đánh giá cao về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi.

103

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trên cơ sở các lý luận về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý trường học; trên cơ sở các lý luận phát triển đội ngũ CBQL giáo dục; căn cứ vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của trường MN và các đặc trưng về quản lý trường MN trong giai đoạn hiện nay; đề tài định ra được các lĩnh vực quản lý chủ yếu của CBQL trường MN và từ đó đi đến nhận diện các nội dung phát triển đội ngũ CBQL trường MN. Tiếp đó đề tài đã phân tích được các yêu cầu phát triển đội ngũ CBQL trường MN trong giai đoạn hiện nay.

Qua thực tế quản lý và qua khảo sát có thể nhận thấy: thực trạng chất lượng CBQL trường MN trên địa bàn huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên hiện nay còn thấp hơn so với yêu cầu chung; các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường MN huyện Điện Biên vẫn còn có những khiếm khuyết nhất định. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lượng CBQL trường MN của huyện chưa cao so với yêu cầu mới là chưa có các biện pháp khả thi, đồng bộ để phát triển đội ngũ CBQL trường MN.

Căn cứ vào những luận cứ về phát triển đội ngũ CBQL trường MN; căn cứ thực trạng đội ngũ CBQL trường MN và thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL trường MN huyện Điện Biên, đề tài đề xuất 5 biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường MN trên địa bàn huyện Điện Biên trong giai đoạn hiện nay như sau:

Biện pháp 1: Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non theo định hướng Chuẩn hiệu trưởng

Biện pháp 2: Đổi mới công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL trường mầm non

Biện pháp 3: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý trường mầm non

Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường MN

Biện pháp 5: Hoàn thiện chính sách, tạo môi trường phát triển phù hợp với với thực tiễn địa phương.

104

Qua việc xin ý kiến chuyên gia, tác giả đề tài nhận thấy các biện pháp trên là cấp thiết và có tính khả thi cao. Nếu triển khai thực hiện tốt các biện pháp nêu trên sẽ nâng cao được chất lượng đội ngũ CBQL trường MN huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên, đáp ứng được yêu cầu phát triển GDMN trong giai đoạn hiện nay.

2. Khuyến nghị

Để thực hiện có hiệu quả các biện pháp đã đề xuất, đề tài xin có những khuyến nghị sau đây:

2.1. Với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý, sâu sát với cơ sở, kịp thời nắm bắt những mặt mạnh, yếu của CBQL trường mầm non để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp.

Tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh về việc chỉ đạo thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các cơ sở GD nói chung và các trường MN nói riêng.

2.2. Với UBND huyện Điện Biên

- Chỉ đạo xây dựng đề án và triển khai thực hiện nghiêm túc việc luân chuyển CBQL trường MN cho phù hợp với tình hình mới và phù hợp với điều kiện thực tế của huyện;

- Chỉ đạo Phòng GD&ĐT xây dựng và thực hiện đề án thi tuyển CBQL trường MN; thực hiện phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường MN.

- Điều chỉnh, bổ sung các chính sách của huyện nhằm khuyến khích, động viên đội ngũ CBQL GDMN, đặc biệt là đối với CBQL giỏi và CBQL công tác ở các vùng đặc biệt khó khăn, biên giới.

- Tạo điều kiện cho Phòng GD&ĐT tăng nguồn kinh phí chi cho đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường mầm non.

- Tăng cường công tác thanh tra hoạt động quản lý giáo dục của CBQL các cơ sở trường học nói chung và trường MN nói riêng.

2.3. Với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên

- Rà soát lại và hoàn thành việc quy hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường MN đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

105

- Nhanh chóng xây dựng đề án thi tuyển CBQL trường MN và tham mưu và triển khai thực hiện phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường MN.

- Tham mưu cho UBND huyện và Sở GD&ĐT liên kết mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng QL cho CBQL các trường MN trong huyện, đặc biệt hướng tới các CBQL trẻ công tác tại các xã đặc biệt khó khăn, biên giới.

- Tạo điều kiện thuận lợi về tinh thần và vật chất cho CBQL trường MN tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý, sâu sát với cơ sở, kịp thời nắm bắt những mặt mạnh, yếu của từng CBQL để có kế hoạch bồi dưỡng và sử dụng cho phù hợp.

- Thực hiện nghiêm túc công tác luân chuyển CBQL trường MN cho phù hợp với tình hình mới và phù hợp với điều kiện của từng trường.

- Quan tâm đầu tư xây dựng nhà công vụ, bổ sung thiết bị và các điều kiện làm việc cho các CBQL thực hiện nhiệm vụ; khuyến khích các trường lập website riêng và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.

2.4. Với đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện Điện Biên

- Tích cực tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng CBQL do các cấp tổ chức để vừa nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý trường học, vừa cập nhật được những thay đổi về chính sách giáo dục và những tiến bộ về khoa học quản lý giáo dục và quản lý trường học.

- Tích cực trong việc tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho bản thân, thông qua các hoạt động thực tiễn trong công tác quản lý tại ngay các trường MN, đặc biệt là học tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương nơi đang công tác và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường.

- Thường xuyên chủ động tham mưu, đề xuất các nội dung cần bồi dưỡng (trong quá trình thực tế công tác còn gặp khó khăn, vướng mắc), để các cấp có thẩm quyền kịp thời điều chỉnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của CBQL trường MN./.

106

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), “Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Điều lệ trường mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008)

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 3619/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 02/6/2011 về việc hướng dẫn đánh giá hiệu trưởng trường mầm non theo Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 630/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 16/02/2012 về việc Hướng dẫn đánh giá, xếp loại phó hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông và phó giám đốc Trung tâm GDTX.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 05/VBHN-BGDĐT ngày 13/02/2014 về việc Ban hành Điều lệ trường Mầm non.

6. Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT. Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV, 2008.

7. Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Thông tư số 71/2007/TTLT- BGDĐT- BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007 liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ, hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở GDMN công lập. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14/4/2011, ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008, của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường mầm non.

10. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học quản lý. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Lý luận quản lý và quản lý nhà trường. Bài giảng Cao học QLGD, Khoa sư phạm, ĐHQG Hà Nội, 2005.

12. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về việc quy định quyền tự chủ tự chịu trách

107

nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn

vị sự nghiệp công lập.

13. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 Quy định về trách nhiệm QL nhà nước về giáo dục.

14. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quyết định Số

149/2006/QĐ-TTg, ngày 23 tháng 06 năm 2006, Phê duyệt Đề án "Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015"

15. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản khoa

học kỹ thuật, Hà Nội, 1997.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

19. Đặng Xuân Hải (2012), Quản lý sự thay đổi. Bài giảng lớp cao học quản lý

giáo dục. Bài giảng lớp Cao học QLGD K12.

20. Nguyễn Trọng Hậu (2012), Hệ thống giáo dục quốc dân, quản lý nhà trường. Bài giảng lớp Cao học QLGD K12.

21. Huyện ủy Điện Biên, Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Điện Biên về Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ huyện thực hiện Thông báo số 242-TB/TW của Bộ Chính trị về thực hiện nghị quyết TW 2 (khóa VIII) về phát triển Giáo dục và Đào tạo đến năm 2020.

22. Trần Kiểm (2006), “Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên) - Đặng Quốc Bảo -Nguyễn Trọng Hậu - Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Sĩ Thư (2012), Quản lý giáo dục: một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

108

24. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên, Báo cáo tổng kết năm học từ năm học 2011-2012 đến năm học 2013-2014.

26. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục.Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Trung ương I, Hà Nội.

27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo. Hà Nội, 2003.

30. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg “Quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 - 2015”.

31. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020.

32. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 về việc Phê duyệt Đề án Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010- 2015.

33. Nguyễn Phú Trọng - Trần Xuân Sầm (2001), “Những luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thời kỳ CNH - HĐH đất nước” NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Trung tâm biên soạn từ điển (1995). Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội.

35. UBND tỉnh Điện Biên, Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010-2015 và định hướng

đến năm 2020 (số 31/QĐ-UBND ngày 14/01/2009).

36. UBND tỉnh Điện Biên, Quyết định số 359/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm

109

non cho trẻ em năm tuổi, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010-2015; định hướng đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện điện biên tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)