CHệễNG 1 DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á – THÁI BÌNH
1.1. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA APEC
1.1.1.1. Những nhân tố dẫn đến sự ra đời của APEC
Sự tăng trưởng cao liên tục của các nền kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Từ những năm 1980, trong khi nền kinh tế thế giới bị suy thoái, các nước ở khu vực châu Á luôn dẫn đầu thế giới về tốc độ phát triển kinh tế. Mức tăng trưởng kinh tế gần 50%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế các khu
vực khác trên thế giới. Xuất khẩu là động lực tăng trưởng ở các nước thuộc khu vực này. Trong những năm 1980 -1992, "xuất khẩu của các nước châu Á tăng nhanh nhất thế giới, đạt tốc độ bình quân hàng năm trên 10% so với 4% của các nước châu Âu và Mĩ Latinh và 6% của các nước công nghiệp phát triển" [55,tr 19].
Đặc biệt, ở châu Á, Đông Á đã trở thành khu vực có tiềm năng và sức tăng trưởng nhanh nhất, đã thu hút nhiều sự chú ý của thế giới. Mức tăng trưởng kinh tế bình quân của khu vực Đông Á trong khoảng 20 năm qua là trên 8%, trong khi đó, mức tăng trưởng bình quân của toàn bộ các nước đang phát triển là 4,3%, của các nước phát triển là 3% [34,tr17-18].
Chính sự phát triển nhanh trong buôn bán và đầu tư là một trong những nhân tố quyết định góp phần vào sự tăng trưởng cao của các nền kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế cao và ổn định trong khu vực, hợp tác và liên kết kinh tế khu vực trở thành nhu cầu vô cùng caáp thieát.
Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá phát triển mạnh
Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, của xu thế hoà bình , ổn định, hợp tác và phát triển cũng như quá trình tự do hoá nền kinh tế , kinh tế thị trường… quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ từ khoảng hai thập niên cuối cùng của thế kỷ XX.
Đặc trưng cơ bản của toàn cầu hoá là mạng lưới sản xuất toàn cầu được hình thành với những chủ thể chính là các tập đoàn kinh doanh toàn cầu- các công ty xuyên quốc gia (TNCs). Cùng với nó là sự gia tăng và phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, của đầu tư và tài chính quốc tế, của liên kết kinh tế quốc tế. Nếu năm 1989, số lượng các hiệp định thương mại tự do là 26 thì năm 2002, con số này đã là 143 [34,tr40]
Bước sang những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, dưới tác dụng của làn sóng mới của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ, của quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức, của tự do hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình
toàn cầu hoá nền kinh tế có những bước phát triển mới. Xu hướng tự do hoá trong các hoạt động kinh tế trở thành phổ biến, nhất là trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư. Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế sẽ phá vỡ những giới hạn của điều kiện tự nhiên, hình thành hệ thống phân công lao động toàn cầu, và tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể cũng như trình độ phát triển ở mỗi nước, nóù sẽ lôi kéo tất cả các nước trên thế giới tham gia vào quá trình này.
Tuy nhiên, trên thực tế, toàn cầu hoá kinh tế chưa thực sự tạo ra một hệ thống kinh tế công bằng, chưa mang tính nhân bản, cho nên gặp phải nhiều chống đối. Điều này có thể lý giải bởi nhiều nguyên nhân. Mặc dù là một quá trình phát triển dựa trên cơ sở những cam kết, thoả thuận tự nguyện và phối hợp điều tiết giữa các chủ thể chính như các nhà nước quốc gia dân tộc, các công ty xuyên quốc gia và các tổ chức kinh tế thế giới cũng như khu vực, nhưng toàn cầu hoá kinh tế hiện nay đang bị chi phối bởi các nước công nghiệp phát triển, đứng đầu là Hoa Kì và Tây Âu. Vì vậy, nhiều người cũng cho rằng toàn cầu hoá kinh tế là “Hoa Kì hoá, Tây hoá và Tư bản hoá”.
Điều này càng được khẳng định hơn khi chúng ta xem qua báo cáo của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP): "Kể từ khi làn sóng toàn cầu hoá bùng nổ từ cuối thập niên 80 của thế kỷ XX đến nay, thì chỉ có 10 nước giàu lên nhờ tận dụng được những cơ hội do xu hướng nhất thể hoá nền kinh tế thế giới mang lại, trong khi đó có tới 130 nước nghèo đi, trong đó có 60 nước GDP bình quân đầu người thấp hơn 10 năm trước”. Thêm vào đó, nếu những năm 1960, chênh lệch thu nhập của 20% dân số thuộc tầng lớp giàu nhất và nghèo nhất là 30 lần, thì đến năm 1990 con số này đã tăng lên 60 lần, và năm 1997 là 74 lần. Các nước phát triển chiếm 1/5 dân số thế giới nhưng chiếm tới 86% GDP toàn cầu, 4/5 thị trường xuất khẩu, 1/3 vốn đầu tư nước ngoài, trong khi đó, các nước nghèo nhất với số dân tương ứng chỉ chiếm 1% GDP thế giới [57,tr12]. Như vậy, chúng ta thấy rằng, trong nền kinh tế thị trường toàn cầu, lợi ích mà các quốc gia thu được nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ công nghệ, vốn, kinh nghiệm quản lý, chất lượng nguồn nhân lực…
Cùng với toàn cầu hoá và như một sự ứng phó với toàn cầu hóa, xu thế khu vực hoá và địa phương hoá cũng sẽ phát triển mạnh mẽ cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Đặc trưng chủ yếu của xu thế này là thành lập các khu vực kinh tế mới, mở rộng các khu vực đang tồn tại, tăng vai trò của các nhóm cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ trong quản lý… Từ cuối những năm 1980, liên kết kinh tế khu vực ở châu Âu và Bắc Mĩ đã được đẩy mạnh thêm một bước. Sự hợp tác của các nước châu Âu liên tục phát triển theo một trình tự logic. Từ Cộng đồng than thép châu Âu (CECS) ra đời năm 1951 đến Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời năm 1957, và sau đó là liên minh Châu Aâu (EU) với một đồng tiền chung, nghị viện chung, an ninh chung... Ngày 1/1/1999, đồng EURO chính thức ra đời, đánh dấu sự hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa các nước châu Âu, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao vị thế của EU trên thế giơi. Và cho đến nay, liên minh châu Âu đã vượt khỏi phạm vi một số nước ban đầu, mở rộng về phía đông và nam Âu với tổng số nước tham gia là 25. Còn ở Bắc Mĩ, tháng 1/1989, Hoa Kì và Canada chính thức kí Hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do song phương (CAFTA), và gần đây là khu vực mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) dự định sẽ hình thành một khu vực mậu dịch tự do Tây bán cầu, trải dài từ Alaska tới Tierra de Fuego trong năm nay.
Khu vực hoá và toàn cầu hoá vừa đối nghịch nhau, vừa bổ sung cho nhau.
Do có những cam kết và thỏa thuận ưu đãi riêng trong khu vực nên khu vực hoá tạo nên sự cạnh tranh và phân biệt đối xử giữa những nước trong với những nước ngoài khu vực cũng như giữa khu vực này với khu vực khác. Mặt khác, tất cả các nước trong từng khu vực khác nhau lại bị chi phối lẫn nhau do cùng tham gia vào hệ thống sản xuất toàn cầu thống nhất do các công ty xuyên quốc gia tạo thành.
Tất cả các nước đều hướng tới tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế.
Cho nên, “khu vực hoá chính là biểu hiện quá độ của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu”.
Trước sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của liên kết ở các tiểu khu vực, thì châu Á – Thái Bình Dương tuy có ổn định tương đối về chính trị, năng động về kinh tế, có nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng lại chưa có một hình thức liên
kết nào có tính toàn khu vực, để bảo đảm cho sự phát triển ổn định của các quốc gia trong khu vực. Đó cũng là vấn đề băn khoăn đối với các nước, nhất là các nước phát triển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Sự tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các nền kinh tế
Sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương ngày càng chặt chẽ hơn vào những năm 70 – 80 của thế kỷ XX. Ở lĩnh vực thương mại, xuất khẩu hàng hoá của các nước châu Á - Thái Bình Dương sang Hoa Kì chiếm 25,8% tổng giá trị xuất khẩu của họ, trong khi xuất khẩu của Hoa Kì sang châu Á – Thái Bình Dương chiếm 30,5% tổng giá trị xuất khẩu của Hoa Kì. Xuất khẩu của Nhật Bản sang Hoa Kì chiếm 34,2% giá trị xuất khẩu của Nhật Bản và xuất khẩu của Hoa Kì sang Nhật Bản chiếm 12,3% tổng giá trị xuất khẩu của Hoa Kì. Hoa Kì hiện nhập khẩu từ Singapore 18,2 tỉ USD và xuất sang thị trường của nước này 16,3 tỉ USD hàng năm. Ở lĩnh vực đầu tư, các dòng đầu tư lẫn nhau cũng tăng lên. Năm 2002, lần đầu tiên, Trung Quốc thay thế Hoa Kì trở thành địa điểm đầu tư ở nước ngoài lớn nhất của Hàn Quốc.
Sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày một tăng đã tạo ra nhu cầu gắn kết, phối hợp giữa các nền kinh tế trong khu vực với nhau.
Như vậy, đứng trước những bối cảnh quốc tế và khu vực, trong dòng chảy không thể cưỡng lại được của xu thế quốc tế hoá nền kinh tế, diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) đã ra đời nhằm phối hợp các chính sách về lĩnh vực kinh tế, thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư, tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học - kỹ thuật giữa các nền kinh tế thành viên, hướng tới mục tiêu cao hơn là duy trì sự phát triển kinh tế cao và bền vững của khu vực châu Á – Thái Bình Dương khi bước vào thế kỷ mới. APEC ra đời là kết quả tác động của các nhân tố: sự tăng trưởng cao liên tục của các nền kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá cũng như sự tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các nền kinh tế.