CHệễNG 2 QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA APEC VỚI VIỆT NAM QUA TRƯỜNG
2.3. CÁC QUAN HỆ KHÁC
Đồng thời là thành viên của ASEAN và APEC, các nước trong khối ASAN cũng tham gia vào các chương trình hợp tác chung của tổ chức khu vực.
Ngoài quan hệ kinh tế là chủ yếu, các quan hệ hợp tác trên lĩnh vực chính trị, văn hoá, giáo dục y tế... giữa các nước ASEAN với Việt Nam trong khuôn khổ APEC cũng được các nhà lãnh đạo các nước thành viên quan tâm.
2.3.1 HỢP TÁC CHÍNH TRỊ, AN NINH
Để tiến hành thảo luận và trao đổi về các vấn đề chính trị và an ninh khu vực, ASEAN đã đề xướng thành lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Thời gian đầu, tham gia ARF có 5 nước ASEAN ban đầu và Brunei, 3 nước quan sát viên (Việt Nam, Lào, Papua New Guinea), 7 nước đối thoại (Hoa Kì, EC, Nhật Bản, Canada, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, và hai nước thành viên tư vấn (Nga, Trung Quốc). Với thành phần tham gia ARF như vậy đã phản ánh tư duy mới của ASEAN trên các vấn đề an ninh và hợp tác an ninh chính trị: gắn an ninh với phát triển, gắn quốc gia với khu vực, gắn khu vực với quốc tế, chú trọng xây dựng cán cân Đông Nam Á trên cơ sở cân bằng lợi ích giữa các nước lớn [43,tr134]. Tuy nhiên, do tính chất đa dạng của các thành viên về văn hóa, tôn giáo, trình độ phát triển cũng như lợi ích an ninh, cho nên, để có một quan điểm chung về vấn đề an ninh khu vực khá khó khăn.
Tham gia vào ARF, Việt Nam có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề an ninh khu vực và hiểu biết quan điểm của các bên liên quan đến vấn đề đó. Quan điểm của Việt Nam là "ARF tuân thủ phương châm đã được nhất trí thông qua là tiến triển dần dần, duy trì đối thoại, tránh gây đối đầu, tạo sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với tính đa dạng của khu vực"
[43,tr150]. Vấn đề tôn trọng độclập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước được đặt lên hàng đầu. Tham gia ARF cũng giúp Việt Nam có một môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, ARF chỉ có khả năng ngoại giao phòng ngừa và giải quyết xung đột mà không có khả năng ngăn chặn xung đột nên tác dụng chủ yếu chỉ là
"xây dựng lòng tin" [43,tr135]. Vì vậy, để đảm bảo an ninh quốc gia, Việt Nam cũng cần phải tìm kiếm các hình thức hợp tác khác với các nước trong khu vực.
Vấn đề an ninh không ngừng được các nhà lãnh đạo ASEAN quan tâm.
Cho đến tháng 10/1993, tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9, tổ chức tại Bali, các nhà lãnh đạo ASEAN đã chính thức tuyên bố thành lập "Cộng đồngASEAN bao gồm 3 trụ cột: hợp tác chính trị, an ninh, hợp tác kinh tế và hợp tác kinh tế xã hội hào quyện vào nhau và tăng cường lẫn nhau vì mục đích đảm bảo hoà bình lâu dài, ổn định và chia sẻ thịnh vượng trong khu vực" [23,tr67].
Cộng đồng ASEAN bao gồm 3 cấu thành: cộng đồng an ninh (ASC), Cộng đồng kinh tế (AEC) và cộng đồng văn hoá xã hội (ASCC), trong đó ASC được xem là cấu thành thứ nhất.
Tham gia vào ASC, Việt Nam cùng các nước ASEAN khác muốn tăng sức đề kháng của ASEAN, phản ánh cam kết của ASEAN đối với hoà bình và an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
2.3.2. HỢP TÁC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Hợp tác khoa học công nghệ của ASEAN được thực hiện trong 8 lĩnh vực:
khoa học công nghệ về lương thực, khí tượng và vật lí địa cầu, vi điện tử và công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, khoa học công nghệ vật liệu, nghiên cứu năng lượng phi truyền thống, khoa học về biển, phát triển hạ tầng và tiềm lực khoa học công nghệ. 8 tiểu ban tương ứng với các lĩnh vực trên cũng được thành lập.
Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia vào 20 dự án hợp tác khoa học công ngheọ cuỷa ASEAN:
-Khoa học công nghệ lương thực: tham gia vào các dự án đảm bảo chất lượng hoa quả nhiệt đới và chế biến. Bộ Công nghiệp Việt Nam đang tham gia vào dự án chuyển giao công nghệ và xử lý nước sạch và trình diễn sản xuất sạch...
- Lĩnh vực khí tượng và vật lý địa cầu: tham gia dự án xây dựng Trung tâm khí tượng chuyên ngành ASEAN. Ở các dự án thuộc các lĩnh vực vi điện tử và công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, khoa học công nghệ vật liệu, nghiên cứu năng lượng phi truyền thống, khoa học về biển, phát triển hạ tầng và tiềm lực khoa học công nghệ nước ta đều có tham gia.
- Lĩnh vực năng lượng: tham gia đóng góp xây dựng Viện nghiên cứu năng lượng ASEAN tại Manila. Năm 2000, các nhà lãnh đạo ASEAN đã vạch ra kế hoạch hợp tác nối mạng điện giữa các nứơc trong khu vực. Việt Nam hiện đang nối mạng điện với Lào, Campuchia và trong tương lai là Thái Lan. Hệ thống đường ống dẫn khí đốt ASEAN được dự kiến thực hiện trong những năm tới, với vốn đầu tư khoảng 7 tỉ USD [43,tr152].
Các nước ASEAN đang thảo luận cùng nhau hợp tác nối mạng thông tin khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu vũ trụ. Việt Nam cũng có sáng kiến thành lập Trung tâm công nghệ ASEAN tại Việt Nam, và sẽ là một trong những dự án của ASEAN trong tương lai gần.
2.3.3. HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
Tháng 2/1990, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO).
Đến tháng 7/1995, sau khi gia nhập ASEAN, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam được công nhận là thành viên của Tiểu ban giáo dục của ASEAN.
Từ các chương trình hợp tác với SEAMEO, trên 500 cán bộ khoa học, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên của ta đã được cử tham dự các khoá đào tạo ngắn hạn do các trung tâm đào tạo khu vực của SEAMEO tổ chức.
Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia vào các chương trình cấp học bổng của các nước láng giềng ở các cấp trung học, đại học. Số học bổng ngày càng tăng lên. Các hoạt động giao lưu văn hoá, nghiên cứu khoa học cũng được mở rộng.
Singapore, Thái Lan là những nước ASEAN có nhiều du học sinh Việt Nam theo học.
Khi tham gia vào Tiểu ban Giáo dục của ASEAN, các hoạt động của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cũng được đánh giá cao. Thông qua các chương
trình hợp tác này, Việt Nam có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm phát triển của các nước láng giềng, tiếp cận với các tiến bộ khoa học công nghệ được áp dụng trong giáo dục.
Bên cạnh những thuận lợi, cơ hội có được, tham gia hợp tác với các nước ASEAN của Việt Nam vẫn còn gặp một số khó khăn về khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, trình độ tin học còn hạn chế, thiếu kinh ngiệm... dẫn đến hiệu quả hợp tác chưa cao. Vì vậy, Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn nữa để khắc phục các hạn chế trên.
2.3.4. CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ
Ngoài việc tham gia vào các chương trình hợp tác của ASEAN, Việt Nam cũng tham gia vào các chương trình hợp tác quốc tế trong ASEAN.
- Hoàn thành tốt vai trò điều phối viên của ASEAN trong quan hệ với Cộng hoà New Zealand, Cộng hoà Liên bang Nga và Nhật Bản. Hiện nay, Việt Nam đang đảm nhận vai trò điều phối viên quan hệ ASEAN - EU.
- Là một trong những thành viên sáng lập diễn đàn hợp tác Á - Aâu (ASEM) vào tháng 3/1996.
- Đưa ra sáng kiến về hợp tác phát triển các vùng nghèo liên quốc gia dọc hành lang đông tây thuộc khu vực sông Mêkông ở Việt Nam, Lào, Campuchia, đông bắc Thái Lan để xoá đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước và các vùng trong hiệp hội. Sáng kiến này
được các nhà lãnh đạo ASEAN đánh giá cao và chấp nhận.
Với những hoạt động có hiệu quả và tham gia tích cực vào chương trình hợp tác của ASEAN, Việt Nam được ASEAN tin tưởng giao cho việc đăng cai và tổ chức hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần VI (tháng 12/1998). Tại hội nghị này, các văn kiện quan trọng đã được thông qua như Tuyên bố Hà Nội, Chương trình hành động Hà Nội... Hội nghị thành công tốt đẹp đã để lại trong lòng các nước láng giềng một ấn tượng tốt đẹp về Việt Nam, nâng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực.
Nhìn chung, quan hệ ASEAN - Việt Nam nói riêng và khi nói đến mối quan hệ giữa các nước ASEAN với Việt Nam trong khuôn khổ APEC, chúng ta
thấy được mối quan hệ này diễn ra khá chặt chẽ theo từng bước hội nhập của Việt Nam vào tổ chức khu vực này. Từ khi còn là quan sát viên đến khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Việt Nam luôn tích cực tham gia vào các chương trình hợp tác khu vực của ASEAN. Mặc dù còn những hạn chế, những tác động không tốt đến từ bên ngoài, nhưng Việt Nam luôn tỏ rõ thiện chí và khẳng định uy tín, năng lực của mình đối với các nước trong cùng hiệp hội. "Chính sự tương đồng, về lợi ích giữa Việt Nam và các nước ASEAN đang tạo ra nền móng chắc chắn cho sự phát triển quan hệ của mối quan hệ trong thế kỷ XXI"
[43,tr173-174].
Điểm lại quan hệ thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên ASEAN trong APEC với Việt Nam, chúng ta thấy rằng, các chương trình hợp tác thương mại và đầu tư của các nước ASEAN trong APEC với Việt Nam trước hết là phục vụ cho lợi ích của mỗi quốc gia, sau đó là vì sự phát triển ổn định, bền vững của toàn khu vực Đông Nam Á. Thông qua các chương trình hợp tác kinh tế của các nước ASEAN trong APEC với Việt Nam cho thấy, các nước ASEAN cũng nhằm hướng đến việc thực hiện thuận lợi hóa, tự do hóa thương mại và đầu tư trong APEC.
Cơ cấu tổ chức khá lỏng lẻo của APEC đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nước thành viên được tự do kí kết các thỏa thuận song phương, sao cho không đem lại những tác động tiêu cực đến lợi ích khu vực, và vì sự phát triển ổn định, bền vững trước hết là của quốc gia, sau đó là khu vực.
CHệễNG 3