QUAN HEÄ KINH TEÁ HOA KÌ – VIEÄT NAM TRONG KHUOÂN KHOÅ APEC (1998-2005)

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Quan hệ hợp tác giữa các khối nước trong diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với Việt Nam qua trường hợp khối Bắc Mĩ và khối ASEAN (1998 - 2005) (Trang 109 - 112)

CHệễNG 3 QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA APEC VỚI VIỆT NAM QUA TRƯỜNG

3.2. QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA HOA KÌ VỚI VIỆT NAM TRONG KHUOÂN KHOÅ APEC (1998 – 2005)

3.2.2. QUAN HEÄ KINH TEÁ HOA KÌ – VIEÄT NAM TRONG KHUOÂN KHOÅ APEC (1998-2005)

3.2.2.1. Hiệp định thương mại song phương Hoa Kì -Việt Nam

Những nguyên tắc cơ bản của Hiệp định thương mại song phương Hoa Kỡ -Vieọt Nam

Hiệp định thương mại Hoa Kì -Việt Nam là cơ sở pháp lý quan trọng trong mối quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước.

Phần mở đầu của Hiệp định xác định ba nguyên tắc chung của hiệp định là “thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế và thương mại bình đẳng và cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau”, “các bên chấp nhận và tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn thương mại quốc tế”. [45,tr5]

Hiệp định thỏa thuận “các mối quan hệ kinh tế, thương mại và việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là những nhân tố quan trọng và cần thiết cho việc tăng cường quan hệ song phương giữa hai nước”.

Hiệp định cũng ghi nhận rằng “Việt Nam là một nước đang phát triển có trình độ phát triển thấp, đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế và đang tiến hành các bước hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, trong đó có việc tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và đang tiến tới trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)”. [45,tr5]

Như vậy, khi kí kết Hiệp định thương mại song phương, cả Hoa Kì lẫn Việt Nam đều dựa trên những nguyên tắc và tiêu chuẩn của thương mại quốc tế.

Soi vào những nguyên tắc hoạt động của APEC, có thể nói, các nguyên tắc của Hiệp định thương mại song phương Hoa Kì - Việt Nam cũng tuân thủ những nguyên tắc chung của tổ chức kinh tế khu vực.

Trên những cơ sở đó, Hoa Kì và Việt Nam đã tiến hành tổng cộng 9 vòng đàm phán từ tháng 9/1996 đến tháng 9/1999 để tiến đến kí kết Hiệp định thương mại song phương Hoa Kì - Việt Nam thành công.

Một số nội dung chính của Hiệp định thương mại Hoa Kì - Việt Nam Để đi đến Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kì, Việt Nam đã trải qua nhiều thử thách, nhất là việc hoàn thiện chính sách thương mại, Luật thương mại cũng như các hoạt động liên quan đến hoạt động kinh tế của đất nước. Đó cũng là những vấn đề mà phía Hoa Kì rất quan tâm. Trong tiến trình đàm phán, phía Hoa Kì đã trao cho Việt Nam bản Dự thảo Hiệp định thương

mại, và nêu nhiều câu hỏi về chính sách thương mại của Việt Nam về các vấn đề như quyền sở hữu trí tuệ, hệ thống thuế, luật và chính sách đầu tư, hệ thống ngân hàng…

Hiệp định thương mại Hoa Kì - Việt Nam là một hiệp định thương mại theo nghĩa rộng, bao gồm cả lĩnh vực thương mại hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ và phát triển quan hệ đầu tư. Hiệp định gồm có 7 chương, 71 điều và 9 phụ lục.

Chương 1: Lĩnh vực thương mại hàng hóa bao gồm 9 điều

Ở lĩnh vực thương mại hàng hóa, Hoa Kì và Việt Nam thỏa thuận dành cho nhau quy chế đối xử tối huệ quốc trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng luật lệ và tập quán quốc tế. Trong đó, Việt Nam cam kết tuân thủ quy định của GATT/WTO. Hoa Kì chỉ thực hiện quy chế tối huệ quốc vĩnh viễn khi nào Việt Nam gia nhập WTO. Hàng năm, Quốc hội Hoa Kì quyết định gia hạn điều này cho đến khi Việt Nam gia nhập WTO.

Hoa Kì sẽ dành cho hàng hóa Việt Nam mức thuế suất thuế nhập khẩu tối huệ quốc trung bình khoảng 3% (trước đây là 40 – 50%) [72]. Khi hiệp định có hiệu lực, nếu Hoa Kì thực hiện giảm thuế cho các nước khác do kết quả đàm phán trong WTO thì cũng dành cho Việt Nam chế độ như vậy, dù lúc đó Việt Nam chưa là thành viên của WTO. Hoa Kì cũng cam kết xem xét khả năng dành cho Việt Nam quy chế “Thuế quan ưu đãi phổ cập” (GST) với thuế suất bằng 0 đối với một số mặt hàng. Ngược lại, từ 3 đến 6 năm sau khi hiệp định có hiệu lực, tùy theo mặt hàng, Việt Nam sẽ thực hiện giảm thuế.

Về quy chế đối xử quốc gia (dành cho hàng hóa nhập khẩu sự đối xử như hàng hóa sản xuất trong nước), hai bên cam kết dành cho nhau quy chế đối xử quốc gia theo quy định của GATT/WTO. Phía Hoa Kì cam kết dành ngay quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu tại Hoa Kì cho mọi công dân và công ty Việt Nam.

Còn Việt Nam sẽ thực hiện từng bước theo một lộ trình: khi hiệp định có hiệu lực, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp Hoa Kì mới được kinh doanh xuất nhập khẩu trong mọi lĩnh vực hàng hóa. Ba năm sau khi hiệp định có hiệu lực, các doanh nghiệp này được phép liên doanh với các đối tác Việt Nam để tiến

hành kinh doanh xuất nhập khẩu tất cả các mặt hàng. Phần góp vốn liên doanh của các công ty Hoa Kì không được phép quá 49%, ba năm tiếp theo nâng mức hạn chế lên 51% và 7 năm sau mới được lập công ty 100% vốn để kinh doanh xuất nhập khẩu tất cả các mặt hàng trong hiệp định. Về mặt hàng, Việt Nam xây dựng danh mục gồm 255 nhóm hàng (khoảng 2590 mặt hàng) quan trọng, cho phép các doanh nghiệp Hoa Kì kinh doanh xuất nhập khẩu theo lộ trình từ 5 – 10 năm sau khi hiệp định có hiệu lực.

Hiệp định cũng qui định áp dụng hệ thống định giá hải quan, dựa trên giá trị hàng hóa giao dịch để tính thuế. Hai năm sau khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bãi bỏ bảng giá tối thiểu để tính thuế nhập khẩu và áp dụng biện pháp xác định giá trị tính thuế nhập khẩu theo quy định của WTO.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Quan hệ hợp tác giữa các khối nước trong diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với Việt Nam qua trường hợp khối Bắc Mĩ và khối ASEAN (1998 - 2005) (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)