CHệễNG 3 QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA APEC VỚI VIỆT NAM QUA TRƯỜNG
3.1. KHÁI QUÁT VỀ KHỐI BẮC MĨ
Xét về vị trí địa lí, khu vực Bắc Mĩ bao gồm hai nước là Mĩ và Canada. Ở đây, chúng tôi đề cập đến khối Bắc Mĩ trên phương diện kinh tế, bao gồm ba
nước Hoa Kì, Canada, Mexico. Tháng 1/1989, Hoa Kì và Canada chính thức kí hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do song phương (CAFTA) và gần đây là khu vực mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) vào ngày 01/01/1994.
Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản nhưng khí hậu rất đa dạng. Phía tây là hệ thống Coocdier, ở giữa là đồng bằng và miền sơn nguyên, núi già ở phía đông. Nguồn tài nguồn thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng.
Sự phân bố dân cư ở khu vực Bắc Mĩ đang biến động cùng với các chuyển biến trong trong nền kinh tế thị trường ở các quốc gia trên lục địa này. Hơn 3/4 dân số Bắc Mĩ sống ở các đô thị. Quá trình đô thị hoá nhanh ở Bắc Mĩ là kết quả của sự phát triển công nghiệp ở các nước này, nhất là ở Hoa Kì.
Về kinh tế, nông nhiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và áp dụng kĩ thuật tiên tiến. Hoa Kì và Canada là những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Mexico tuy có trình độ phát triển thấp hơn nhưng cũng là nước đi đầu trong cuộc cách mạng xanh, đảm bảo lương thực trong nước.
Hoa Kì và Canada cũng là hai nước ở khu vực Bắc Mĩ có nền công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới. Các ngành công nghiệp chế biến chiếm ưu thế.
Các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, hàng không vũ trụ... rất được chú trọng.
Ngoài ra, các nước ở khu vực Bắc Mĩ rất coi trọng vai trò của các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông... Nhìn chung, các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng khá cao trong nền kinh tế Bắc Mĩ.
Dưới tác động của xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá cùng nhiều nguyên nhân khác, các nước thuộc khu vực Bắc Mĩ đã thành lập Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) nhằm kết hợp thế mạnh của cả ba nước, tạo nên một thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh của khu vực trên thế giới.
Trong khối Bắc Mĩ, nước có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất là Hoa Kì.
Hoa Kì là một nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy không phải lệ thuộc nhiều vào bên ngoài như các nền kinh tế công nghiệp mới như Nhật Bản,
Hàn Quốc… nhưng các quan hệ kinh tế quốc tế cũng đóng góp 30% cho tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội [7,tr32]. Do đó, Hoa Kì rất coi trọng quan hệ hợp tác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, vì đây là khu vực mang lại nhiều lợi ích cho Hoa Kì, chiếm tới 40% ngoại thương của nền kinh tế hùng mạnh này. Các công ty xuyên quốc gia của Hoa Kì đã đầu tư rất nhiều ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các công ty Hoa Kì đẩy mạnh đầu tư vào khu vực này nhằm tiếp cận nhu cầu tiêu dùng ngày càng thay đổi, sử dụng công nghệ cao, sử dụng nguồn nhân lực dồi dào từ đó thâm nhập vào thị trường khu vực để tiết kiệm chi phí vận chuyển và giành được những lợi thế về chi phí sản xuất.
Thuộc khu vực Bắc Mĩ, Canada nằm ở phía Bắc của Bắc Mĩ. Canada là một trong những thành viên của khối G8, cơ cấu kinh tế của Canada rất gần với cơ cấu kinh tế của các nước trong khối G8: ngành công nghiệp chiếm 31%, nông nghiệp 3% và dịch vụ 66%. Nhìn chung, nền kinh tế Canada trong thế kỉ XX có tốc độ tăng trưởng khá nhanh: 5,1% năm 1999, 4,7% năm 2000 [71,tr66]. Canada theo đuổi chính sách kinh tế thương mại mở, cho phép và tạo điều kiện cho tự do và cạnh tranh bình đẳng, trong một môi trường kinh doanh có trật tự pháp luật chặt chẽ. Canada hiện là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như APEC, WTO, ARF...
Canada là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, với trữ lượng lớn niken, vàng, sắt, uranium, đồng... điều này đã làm cho Canada trở thành một trong những nước có mức sống cao nhất thế giới. Canada còn là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu lương thực, nhất là lúa mì. Ngoài ra, xuất khẩu cá và hải sản của Canada cũng đứng hàng đầu thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Canada là xe máy và các thiết bị xe máy, máy bay, máy công nghiệp, máy bay, thiết bị bưu chính viễn thông, hoá chất, phân bón, bột gỗ, gỗ, dầu thô... Các đối tác chủ yếu của Canada là Hoa Kì (86,6%), Nhật Bản (2,1%), Anh 1,4% (số liệu naêm 2003). [81]
Năm 2004, Canada nhập khẩu hàng hoá trị giá 256,1 tỉ USD, chủ yếu nhập máy móc, thiết bị, hoá chất... Nhập khẩu từ Hoa Kì chiếm 60,6%, từ Trung Quốc chiếm 5,6%, từ Nhật Bản chiếm 4,1%...[81] Sau khi kí hiệp định thương
mại tự do với Hoa Kì năm 1989 và hiệp định thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA) năm 1994, doanh số thương mại Canada - Hoa Kì tăng hàng năm. Tuy nhiên, từ sau sự kiện 11/9/2001, Hoa Kì thắt chặt hơn trao đổi thương mại làm giải pháp an toàn biên giới đã ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế Canada.
Canada thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài khá cao. Năm 2003, tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Canada là 6,3 tỉ USD. Tốc độ tăng tổng đầu tư trong nước trung bình hàng năm khoảng 6%.
Mặc dù nằm ở Trung Mĩ, nhưng Liên bang Mexico là một thành viên của khu vực mậu dịch tự do Bắc Mĩ.
Mexico rất tích cực trong việc hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Mexico hiện là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế như WTO, NAFTA, ARF...
Mức độ tăng trưởng kinh tế của Mexico khá cao. Năm 2003, tăng trưởng kinh tế khoảng 8%. Cơ cấu ngành trong nền kinh tế Mexico chủ yếu là dịch vụ (73,7%), kế đến là công nghiệp (24,7%), nông nghiệp 1,6% (số liệu năm 1999) [81]. Các ngành công nghiệp chính của Mexico là năng lượng công nghiệp, dầu mỏ, thép, phương tiện đi lại có động cơ, công nghiệp vũ trụ không gian, hoá chất, viễn thông, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, gỗ...
Cũng trong năm này, kim ngạch xuất khẩu của Mexico đạt hơn 29 triệu USD. Các số mặt hàng xuất khẩu chính của Mexico là máy bay, thiết bị của phương tiện đi lại có động cơ, máy tính, các thiết bị viễn thông... (49%), nguyên liệu công nghiệp (hoá chất hữu cơ) (26,8%), hàng tiêu dùng (15%), nông sản (9,2%)... Các đối tác xuất khẩu chủ yếu của Mexico là Hoa Kì, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc...
Về nhập khẩu, năm 2003, kim ngạch nhập khẩu của Mexico vào khoảng gần 14 triệu USD. Một số mặt hàng nhập khẩu chính của Mexico là nguyên liệu công nghiệp (32,9%), tư liệu sản xuất (30,4%), hàng tiêu dùng (31,8%), nông sản (4,9%)...[81]. Các đối tác nhập khẩu chính của Mexico là Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức...
Năm 2003, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mexico là 39,9 tỉ USD. Viện trợ kinh tế vào khoảng 6,9 tỉ USD.
Đối với diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Mexico cũng như các nước Mĩ latinh rất hoan nghênh việc thành lập diễn đàn này. Năm 1994, Mexico chính thức được kết nạp là thành viên của APEC. Từ đó trở đi, Mexico rất cố gắng phát triển quan hệ với các nước châu Á - Thái Bình Dương, và những việc làm của Mexico như cắt giảm hàng rào thuế quan, thủ tục hải quan, luật đầu tư... được xem là rất tích cực và có hiệu quả.
Theo Luật đầu tư nước ngoài của Mexico, ngoài các ngành đặc biệt, nước ngoài có quyền được đầu tư 100% cổ phần. Các ngành đặc biệt là 1)Dầu mỏ, hợp chất khía carbonium, hoá dầu, điện năng, năng lượng hạt nhân và quặng phóng xạ 2) Thông tin vệ tinh, điện báo, điện báo vô tuyến, cảng khẩu và đường sắt 3) Phát hành tiền và đúc tiền 4) Hải cảng, sân bay và bãi đỗ trực thăng 5) Các ngành hữu quan khác đã được qui định trong pháp luật [24;243]. Ngoài ra, Luật đầu tư của Mexico cũng qui định một số ngành được phép góp vốn với những mức cổ phần khác nhau, cũng như các ngành chỉ cho phép tư bản trong nước đầu tư.5
Hiện nay, Mexico không hạn chế đối với việc chuyển lợi nhuận, ngoại tệ ra nước ngoài cũng như rút vốn đầu tư trực tiếp liên quan. Ngoài ra, Mexico còn thông qua việc tiếp tục thúc đẩy tư hữu hoá để thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Mexico ở các ngành sản xuất hàng hoá, các ngành trang bị cơ sở hạ tầng.
5 Các ngành chỉ cho phép tư bản trong nước đầu tư: 1) Vận chuyển hàng hoá và khách du lịch trong nước 2) Bán lẻ xăng dầu và khí đốt hoá lỏng 3) Phát thanh và truyền hình (không bao gồm truyền hình cáp) 4) Hội tương trợ tín dụng, ngân hàng phát triển và các loại dịch vụ kĩ thuật, ngành nghề hữu quan theo qui định của pháp luật.