Singapore và Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Quan hệ hợp tác giữa các khối nước trong diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với Việt Nam qua trường hợp khối Bắc Mĩ và khối ASEAN (1998 - 2005) (Trang 77 - 80)

CHệễNG 2 QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA APEC VỚI VIỆT NAM QUA TRƯỜNG

2.2. QUAN HEÄ KINH TEÁ ASEAN -VIEÄT NAM TRONG KHUOÂN KHOÅ APEC (1998 - 2005)

2.2.4. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ GIỮA CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN ASEAN TRONG KHỐI APEC VỚI VIỆT NAM

2.2.4.1. Singapore và Việt Nam

Singapore là bạn hàng buôn bán lớn nhất và là chủ đầu tư quan trọng nhất của Việt Nam trong các nước ASEAN. Quan hệ buôn bán giữa hai nước đã được tiến hành trước khi hai bên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (1/8/1973), Việt Nam đã thành lập cơ quan đại diện các tổng công ty xuất nhập khẩu ở Singapore để điều hành các hoạt động thương mại.

Sau những bất đồng về các vấn đề chính trị chung của khu vực, như vấn đề Campuchia..., quan hệ giữa Singapore và Việt Nam ngày càng được củng cố.

Hàng loạt các hiệp định kinh tế đã được kí kết: Hiệp định hàng hải (4/1992), Hiệp định về vận chuyển hàng không (4/1992), Hiệp định thương mại (10/1992), Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư (10/1992), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn thuế, lậu thuế (3/1994) [26,tr342].

Singapore xuất khẩu sang Việt Nam khoảng 20 mặt hàng khác nhau, chiếm số lượng nhiều nhất là dầu tinh chế, thuốc lá, sau đó là các mặt hàng như máy xử lý dữ liệu, thiết bị điện dân dụng, thiết bị mạch điện, điều hoà nhiệt độ, đồ gia dụng... Nhiều mặt hàng có xu hướng gia tăng.

Việt Nam xuất sang Singapore những mặt hàng truyền thống như dầu thô, gia vị, cà phê, hạt và quả có dầu, hải sản, hoa quả... trong đó, dầu thô là mặt hàng đứng đầu trong nhiều năm. Từ năm 1996, nhiều mặt hàng mới đã được xuất khẩu từ thị trường Việt Nam vào Singapore, như đồ chơi trẻ em, quần áo, vật liệu xây dựng... góp phần làm đa dạng thêm cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.

Tình hình xuất khẩu hàng Singapore sang Việt Nam (1999-2000)

ẹụn vũ tớnh: trieọu ủoõ Sing

STT Mặt hàng 1999 2000

1 Daàu tinh cheá 834.626 1.516.230

2 Thuốc lá 195.324 262.724

3 Nhạc cụ và đĩa nhạc 12.274 73.824

4 Máy tính 107.727 125.904

5 Máy in 1.548 20.882

6 Thieỏt bũ ủieọn 71.883 82.732

7 Các sản phẩm của dầu mỏ 40.568 50.379

8 Thieỏt bũ ủieọn daõn duùng 55.962 79.003

9 Máy chạy điện 61.911 73.421

10 Thiết bị in và phụ kiện máy in 54.909 79.136 11 Thiết bị liên lạc viễn thông 44.487 55.035

12 Máy ảnh và máy quay phim 27.824 38.324

13 Máy phát điện và thiết bị 18.533 24.169

14 Đồ gia dụng 28.278 35.080

15 Vô tuyến và bóng bán dẫn 76.442 82.943

16 Dầu và hương liệu thơm 10.828 16.016

17 Hoá chất 16.224 16.863

18 Thiết bị đo lường 26.778 19.260

19 Thiết bị văn phòng 16.114 19.906

20 Oáng saét 17.710 15.110

21 Các mặt hàng khác 812.530 924.756

Tổng cộng 2.532.479 221.231

Nguồn:Cục phát triển thương mại Singapore, 11/1999 [Dẫn lại 26,tr357]

Tình hình xuất khẩu hàng Việt Nam sang Singapore (1999-2000)

ẹụn vũ tớnh: trieọu ủoõ Sing

STT Mặt hàng 1999 2000

1 Daàu thoâ 413.785 959.221

2 Gia vò 123.131 91.835

3 Giày dép 29.156 35.885

4 Gạo 44.057 31.820

Au… Cá đông lạnh 15.117 20.212

6 Tivi màu 6.304 7.894

7 Hàng dệt kim 12.291 15.076

8 Thiết bị liên lạc viễn thông 7.562 7.899

9 Máy phát điện 5.512 8.086

10 Đồ nội thất 6.667 9.210

11 Tôm cua đông lạnh 14.520 15.481

12 Cà phê 26.066 9.177

13 Thieỏt bũ ủieọn daõn duùng 6.077 9.101

14 Cao su thieân nhieân 32.082 16.046

15 Đường và mật ong 81 1.490

16 Thieỏt bũ ủieọn 2.564 3.251

17 Hàng may mặc (nam) 11.490 7.544

18 Hàng dệt đan (nam) 5.113 5.788

19 Đổ nhựa 5.369 6.920

20 Các mặt hàng khác 103.097 137.934

Tổng cộng 888.038 1.413.215

Nguồn: Cục phát triển thương mại Singapore, 11/1999 [Dẫn lại 26,tr357]

Kim ngạch thương mại giữa hai nước ngày càng tăng lên nhanh chóng.

Tuy nhiên, tỷ trọng kim ngạch thương mại với Việt Nam chiếm phần rất nhỏ trong tổng kim ngạch thương mại của Singapore. Việt Nam cần có những cố

gắng hơn nữa để có được vị trí tương xứng trong quan hệ thương mại giữa hai nước.

Về đầu tư:

Đầu tư trực tiếp chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa Singapore và Việt Nam. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, Singapore đã thăm dò khả năng đầu tư vào Việt Nam. Cho đến nay, Singapore luôn đứng đầu trong danh sách các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam.

Các dự án đầu tư vào Việt Nam của Singapore chủ yếu có qui mô vừa và nhỏ, còn lại là các dự án có qui mô vốn lớn từ 50 triệu USD trở lên. Nhiều dự án đầu tư có qui mô lớn được thực hiện trong thời gian này có thể kể đến dự án nâng cấp khách sạn Caravelle 4 sao với vốn đầu tư 61 triệu USD, hoặc dự án Metabox xây dựng nhà máy sản xuất đồ uống với công suất 460 triệu hộp/năm có số vấn đầu tư hàng trăm triệu USD [10,tr13].

Hiện tại, các doanh nghiệp Singapore đã có mặt trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam, nhưng tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực xây dựng khách sạn và văn phòng, căn hộ cho thuê (44 dự án được cấp giấy phép vơi trên 2,1 tỷ USD) [26,tr347]. Lĩnh vực công nghiệp cũng thu hút số lượng lớn các dự án. Các công ty Singapore tập trung nhiều vào việc phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, đô thị, cảng...

Nhìn chung, đầu tư của Singapore cho đến nay chưa có thay đổi lơn so với các giai đoạn trước đó. Mặc dù đầu tư của ASEAN vào Việt Nam nói chung, Singapore đầu tư vào Việt Nam nói riêng chưa có tác dụng lớn tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, nhưng nó cũng góp phần làm thay đổi bộ mặt đầu tư của nước ta, tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý của Việt Nam học hỏi kinh nghiệm của các nước láng giềng, nhằm chuẩn bị tốt cho bước đường hội nhập.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Quan hệ hợp tác giữa các khối nước trong diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với Việt Nam qua trường hợp khối Bắc Mĩ và khối ASEAN (1998 - 2005) (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)