CHệễNG 3 QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA APEC VỚI VIỆT NAM QUA TRƯỜNG
3.2. QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA HOA KÌ VỚI VIỆT NAM TRONG KHUOÂN KHOÅ APEC (1998 – 2005)
3.2.1. Tiến trình bình thường hóa quan hệ kinh tế Hoa Kì – Việt Nam
Đối với Việt Nam, Hoa Kì thực hiện chính sách cấm vận từ tháng 5/1964 chống miền Bắc Việt Nam và sau ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất, Hoa Kì đã mở rộng cấm vận kinh tế, chính trị… trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời Hoa Kì cũng ngăn chặn nhiều nước đồng minh và nhiều tổ chức quốc tế có quan hệ kinh tế với Việt Nam. Vì vậy, một số nước tỏ ra ngần ngại trong quan hệ với Việt Nam, ít hưởng ứng chính sách kinh tế mở cửa của Việt Nam.
Chính sách cấm vận của Hoa Kì đã gây nhiều khó khăn cho Việt Nam, mặc dù mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy từng thời kỳ lịch sử, nhưng càng về sau tác hại cũng có phần giảm đi. Chính sách cấm vận của Hoa Kì tác động mạnh mẽ đến Việt Nam trong những năm 1976 – 1985. Nước ta vừa phải khắc phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại, vừa xây dựng lại đất nước trong bối cảnh viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa ngày một giảm đi, mà cấm vận
của Hoa Kì ngày một tăng lên. Việt Nam ngày càng bị cô lập hơn trên trường quốc tế, trong nước lâm vào khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng.
Từ năm 1986, Việt Nam đã tìm được lối thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội trong nước bằng công cuộc đổi mới toàn diện. Quan hệ hợp tác quốc tế theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa được thực hiện, góp phần đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bị cô lập. Các công ty trong khu vực Đông và Đông Nam Á đầu tư vào nước ta ngày càng nhiều. Lượng hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước trong khu vực cũng tăng. Những nguồn lực mới này đã tạo ra được không khí kinh doanh và cách thức làm kinh tế đối ngoại không chỉ dựa hoàn toàn vào nguồn viện trợ nước ngoài như trước đây. Trong thời gian này, dù bị cấm vận, Việt Nam đã nhập khẩu từ Hoa Kì khoảng 5 triệu USD hàng hóa (theo số liệu Việt Nam). Theo số liệu của Hoa Kì, nước này đã xuất sang Việt Nam 23 triệu USD năm 1987, 15 triệu USD năm 1988 và 11 triệu USD năm 1989.
[31,tr12]
Bước sang năm 1988, Hoa Kì tiến hành nới lỏng cấm vận từng phần đối với Việt Nam. Phía Hoa Kì tiến hành hoạt động tìm kiếm người Hoa Kì mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Cuối năm 1988, Hoa Kì đã cho phép gởi sách báo, văn hóa phẩm từ Hoa Kì về Việt Nam với số lượng không hạn chế. Ngoài ra, Hoa Kì cũng cho phép cấp thị thực nhập cảnh Hoa Kì cho người Việt đến nước này với mục đích trao đổi khoa học có thời hạn theo nguồn kinh phí của các tổ chức phi chính phủ. Đáp lại, Việt Nam đã rất tích cực trong việc tìm kiếm người Hoa Kì mất tích cùng một loạt các hoạt động khác đã góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước tiến một bước xa hơn.
Tháng 12 năm 1990, quan hệ giữa hai nước đã mở sang trang mới khi hai bên thỏa thuận mở cơ quan đại diện nhà nước tại thủ đô của hai nước, tiến tới bình thường hóa quan hệ ngoại giao và các quan hệ khác.
Tháng 4 năm 1991, chính quyền G. Bush đã nêu lên một lộ trình gồm các bước mà Việt Nam và Hoa Kì sẽ thực hiện để tiến tới bình thường hóa các mối quan hệ, trong đó Hoa Kì quan tâm đến những việc như Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, tiến độ giải quyết vấn đề tù binh chiến tranh, người Hoa Kì mất
tích... Lộ trình này bao gồm 4 giai đoạn, ở cuối mỗi giai đoạn Hoa Kì sẽ thiết lập nâng cấp các mối quan hệ về ngoại giao, kinh tế, xã hội… Nhìn chung, để cải thiện quan hệ Hoa Kì – Việt Nam, đòi hỏi cả hai bên phải hợp tác giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại nhằm khép lại quá khứ, và mở rộng quan hệ kinh tế thương mại để hướng đến tương lai.
Tháng 11 năm 1991, đại diện hai nước (Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Mai và Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao R.Solomon) đã có cuộc đàm phán chính thức lần đầu tiên về bình thường hóa quan hệ hai nước. Hai bên có nhiều hoạt động thiết thực nhằm thực hiện lộ trình đã đề ra.
Năm 1992, Hoa Kì cho phép xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng phục vụ các nhu cầu thiết yếu của con người như quần áo, lương thực, vật dụng gia đình, dụng cụ y tế, giáo dục…, bãi bỏ các hạn chế đối với các tổ chức phi chính phủ Hoa Kì trong các hoạt động viện trợ nhân đạo. Giữa tháng 12 năm 1994, trước khi kết thúc nhiệm kỳ, tổng thống G.Bush đã cho phép các công ty Hoa Kì được kí các hợp đồng kinh doanh với Việt Nam, được lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, được phép thuê người làm việc…
Từ năm 1993, Tổng thống Hoa Kì Bill Clinton đã đóng góp rất nhiều cho tiến trình bình thường hóa quan hệ Hoa Kì – Việt Nam. Tháng 7 năm này, Tổng thống Bill Clinton quyết định không ngăn cản việc các nước có quan hệ kinh tế, ngoại giao với Việt Nam. Tháng 9 năm 1993, tổng thống Bill Clinton kí đạo luật cho phép doanh nghiệp Hoa Kì được tham gia và thực hiện dự án phát triển tại Việt Nam do các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ, các công ty dịch vụ của Hoa Kỡ cũngù được đào tạo hướng nghiệp cho cụng dõn Việt Nam.
Đầu năm 1994, trước sức ép của dư luận Hoa Kì, nhất là giới doanh nghiệp cũng như nhận thấy rõ những lợi ích mà thị trường Việt Nam đem lại, chính phủ Hoa Kì đã đi đến một quyết định quan trọng trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Tháng 2 năm 1994, tổng thống Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại lâu dài đối với Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp Hoa Kì được phép tiến hành các giao dịch tài chính, thương
mại và các giao dịch khác đối với Việt Nam, các quan chức chính phủ Hoa Kì có thể sang Việt Nam làm công tác phục vụ mục đích kinh doanh hoặc thương mại.
Cũng trong tháng 2 năm 1994, chính quyền của tổng thống Hoa Kì Bill Clinton cũng đã thông báo ý định thiết lập các văn phòng phi ngoại giao ở thủ đô hai nước.
Tiếp theo đó là việc xem xét lại địa vị của Việt Nam đối với việc kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kì. Trước ngày Hoa Kì bãi bỏ lệnh cấm vận, Việt Nam là một trong các nước thuộc nhóm Z, nhưng sau đó, Bộ thương mại Hoa Kì đã xếp Việt Nam vào các nước nhóm Y.6
Trong thời gian này, nhiều hoạt động tích cực từ hai phía đã thúc đẩy quan hệ giữa hai nước ngày càng được cải thiện. Phía Hoa Kì đã bãi bỏ qui định cấm tàu biển và máy bay Hoa Kì vận chuyển hàng hóa sang Việt Nam, cho phép tàu mang cờ Việt Nam vào các cảng của Hoa Kì. Việt Nam cũng tổ chức nhiều hội thảo, những cuộc triển lãm nhằm giới thiệu cho các doanh nghiệp Hoa Kì cũng như những người Hoa Kì quan tâm đến tình hình kinh tế – xã hội, môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam. Phía Hoa Kì cũng giới thiệu cho các doanh nhân Việt Nam về thị trường, tập quán kinh doanh và các luật lệ có liên quan của Hoa Kì.
Bước sang năm 1995, Hoa Kì có những chuyển biến tích cực trong chính sách kinh tế đối với Việt Nam. Đầu năm này, Văn phòng liên lạc ngoại giao hai nước được thành lập tại thủ đô Washington và Hà Nội. Tuy nhiên, ban đầu, văn phòng liên lạc phía Hoa Kì không có một quan chức ngoại thương nào. [42,tr38]
Tiếp đó, ngày 11/7/1995, Tổng thống Bill Clinton công nhận ngoại giao và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Các văn phòng liên lạc ở thủ đô hai nước trở thành các đại sứ quán chính thức. Tháng 8 năm 1995, Ngoại trưởng Werren Christopher thăm Hà Nội và chính thức mở Đại sứ quán Hoa Kì tại Việt Nam. Hai bên nhất trí thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại và xúc tiến những
6 Nhóm Z bao gồm các nước chịu cấm vận kinh tế hoàn toàn
Nhóm Y: bao gồm các nước bị cấm vận hạn chế, trong đó, các giấy phép xuất khẩu chỉ được chấp thuận trên cơ sở từng trường hợp.
biện pháp cụ thể nhằm đi đến thỏa thuận kí kết hiệp định thương mại song phửụng.
Khi bình thường hóa các quan hệ với Việt Nam, vấn đề người Hoa Kì quan tâm vẫn là người Hoa Kì mất tích và tù nhân chiến tranh. Về kinh tế, tổng thống B.Clinton công nhận sẽ bắt đầu bình thường hóa các quan hệ thương mại với Việt Nam, chính sách của Hoa Kì là sẽ thực hiện các chương trình thích hợp của chính phủ Hoa Kì để phát triển quan hệ thương mại với Việt Nam phù hợp với luật pháp Hoa Kì. Nhưng ở đây, ông lại gắn chương trình phát triển thương mại với đòi hỏi phải bàn bạc và thực hiện các vấn đề như “nhân quyền”, “quyền lao động”, “tự do tôn giáo”… Mặc dù còn nhiều vướng mắc cần được giải quyết trong quan hệ hai nước, nhưng những nỗ lực mà hai chính phủ Việt Nam và Hoa Kì đạt được là không thể phủ nhận. Và “chính quyền của tổng thống Clinton đã làm hơn bất kì chính quyền nào khác để phát triển các quan hệ Hoa Kì – Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc”. [7,tr127]
Như vậy, dù còn nhiều bất đồng, nhưng từ năm 1995, thay cho chiến tranh cũng như cấm vận và trừng phạt là những nỗ lực từ cả hai phía nhằm cải thiện các mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ hai nước Hoa Kì và Việt Nam.
Từ sau năm 1995, quan hệ kinh tế cũng như các quan hệ khác giữa Hoa Kì và Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, hướng tới bình thường hóa quan hệ kinh tế giữa hai nước. Từ năm 1996, Hoa Kì và Việt Nam bắt đầu đàm phán về hiệp định thương mại.
Tháng 4 năm 1996, phía Hoa Kì trao cho Việt Nam văn bản về “Những yếu tố bình thường hóa quan hệ kinh tế – thương mại với Việt Nam”. Đáp lại, tháng 7/1996, Việt Nam chuyển văn bản “Năm nguyên tắc bình thường hóa quan hệ kinh tế thương mại và hiệp định đàm phán thương mại với Hoa Kì”. Vòng đàm phán thứ nhất về hiệp định thương mại song phương giữa hai nước được tiến hành. Sau đó là hàng loạt những chuyến thăm của các quan chức cấp cao Hoa Kì sang thăm Việt Nam, tiêu biểu là chuyến đi của Bộ trưởng Tài chính Hoa Kì Robert Rubin, sau đó là chuyến thăm của Ngoại trưởng M. Albright. Chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Albright đã đánh dấu một bước ngoặt quan
trọng trong quan hệ kinh tế, chính trị giữa hai quốc gia. Nhân chuyến đi này, ngoại trưởng hai nước đã kí Hiệp định về Quyền tác giả. Đây là bước chuyển để hướng tới kí kết hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ trong hiệp định thương mại song phửụng.
Tiến một bước gần hơn đến quan hệ đầy đủ với Việt Nam, ngày 10/3/1998, tổng thống B.Clinton đã tuyên bố bãi miễn áp dụng tu chính án Jackson – Vanik đối với Việt Nam. Trước đây, việc không áp dụng chính sách này với Việt Nam được chính phủ Hoa Kì gia hạn hàng năm. Theo đó, những trở ngại liên quan đến các hoạt động của các cơ quan chính phủ như Ngân hàng xuất nhập khẩu (EXIMBANK), Công ty đầu tư tư nhân hải ngoại (OPIC), Cơ quan phát triển quốc tế Mĩ (USAID)… là các cơ quan tài trợ cho các công ty của Hoa Kì tại Việt Nam bị bãi bỏ. Sự hỗ trợ của các tổ chức này sẽ giúp cho các công ty của Hoa Kì làm ăn ở Việt Nam có khả năng cạnh tranh với các công ty nước ngoài khác một cách có hiệu quả trên lãnh thổ Việt Nam. Việc bãi bỏ điều luật này được xem là một quyết định hợp lý và đúng hướng, góp phần thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ kinh tế giữa hai nước.
Tháng 3/1998, sau khi điều luật Jackson – Vanik được bãi bỏ, chính phủ hai nước đã kí kết hiệp định về hoạt động của Công ty đầu tư tư nhân nước ngoài ở Việt Nam. Theo hiệp định này, OPIC sẽ hỗ trợ các dự án đầu tư của Hoa Kì tại Việt Nam thông qua các hình thức cho vay, bảo lãnh vốn vay, bảo hiểm đầu tư, hỗ trợ tài chính kỹ thuật để thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp Hoa Kì tại Việt Nam. Hiệp định này được kí kết đã tác động mạnh mẽ đến các công ty Hoa Kì. Hơn 19 công ty Hoa Kì đã tỏ ra rất quan tâm đến sự hỗ trợ của OPIC cho các công ty của họ ở Việt Nam. [42,tr45]
Cùng với OPIC, EXIMBANK cũng thông báo bắt đầu xem xét việc cung cấp tài chính, hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu và dịch vụ hàng hóa của các công ty Hoa Kì sang Việt Nam. Ngân hàng cũng có chính sách hỗ trợ tài chính ngắn hạn và trung hạn cho việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang Việt Nam. Ngày 9/12/1999, Hiệp định Bảo lãnh khung và Hiệp định khuyến khích dự
án giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kì được kí kết.
Như vậy, việc kí kết hiệp định của OPIC và EXIMBANK với Việt Nam đóng vai trò khá quan trọng trong quan hệ kinh tế – thương mại giữa Hoa Kì và Việt Nam. Các nhà tài trợ của Hoa Kì có thể nhờ sự tài trợ của EXIMBANK để xuất hàng sang Việt Nam, sẽ làm cho lượng hàng xuất khẩu từ Hoa Kì sang Việt Nam tăng lên. Mặt khác, một bầu không khí mới trong hoạt động giao thương giữa hai nước được hình thành, có thể khuyến khích sự tham gia ngày càng nhiều các nhà đầu tư Hoa Kì vào Việt Nam, giúp Việt Nam nhận được nhiều vốn đầu tư của Hoa Kì để phát triển. [42,tr46]
Việc chính phủ Hoa Kì bãi bỏ áp dụng tu chính án Jackson – Vanik đã chuyển Việt Nam từ một trong những thành viên của các nước “nhóm Y” sang các nước “nhóm V”, mức thấp nhất trong các nước bị kiểm soát, đồng thời, là điều kiện để Việt Nam và Hoa Kì tiến đến kí kết hiệp định thương mại song phửụng.
Từ tháng 9 năm 1996 đến tháng 9 năm 1999, hai phía Hoa Kì và Việt Nam đã thực hiện nhiều cuộc đàm phán với những khó khăn và phức tạp. Dưới nỗ lực của hai nước, ngày 13/7/2000, tại thủ đô Washington, Bộ trưởng thương mại Việt Nam Vũ Khoan và bà Charlene Barshefsky, đại diện thương mại Hoa Kì, thay mặt chính phủ hai nước kí chính thức Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kì. Hiệp định được kí mang tính đồng bộ, đề cập một cách toàn diện các lĩnh vực kinh tế – thương mại dựa trên các nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, theo các quy tắc và tiêu chuẩn của WTO.
Hiệp định này còn phải chờ Quốc hội hai nước thông qua mới có hiệu lực.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, quá trình phê chuẩn Hiệp định này đã trở nên phức tạp hơn bởi những thay đổi phức tạp trong nền chính trị Hoa Kì từ khi tổng thống G.W.Bush lên cầm quyền. Cuối cùng, sau gần một năm, chính quyền Hoa Kì đã chuyển Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì lên Quốc hội xem xeùt.
Ngày 17/7/2001, Ủy ban tài chính Thượng viện Hoa Kì nhất trí thông qua Hiệp định thương mại Hoa Kì - Việt Nam. Ngày 26/7/2001, Ủy ban tài chính và ngân sách hạ viện Hoa Kì biểu quyết thông qua Hiệp định. Đây là bước đi cụ thể, tích cực đầu tiên chuẩn bị cho các cuộc bỏ phiếu chính thức thông qua hiệp định tại hạ viện và thượng viện Hoa Kì.
Đến tháng 9/2001, Hạ viện Hoa Kì thông qua Hiệp định thương mại Hoa Kỡ - Vieọt Nam.
Ngày 3/10/2001, Thượng viện Hoa Kì thông qua thông qua hiệp định thương mại giữa hai nước với 88 phiếu thuận và 12 phiếu chống [72]. Ngày 18/10/2001, Tổng thống G.W.Bush kí văn bản ban hành Hiệp định thành luật.
Đến ngày 28/10/2001, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa X nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Nghị quyết phê chuẩn “Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kì về quan hệ thương mại”.
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kì được kí kết đánh dấu sự kết thúc tiến trình tiến đến bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, mở ra một thời kì mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị, bình đẳng, lâu dài, tôn trọng lẫn nhau giữa hai quốc gia. Hiệp định được kí kết thành công sẽ thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại giữa hai nước phát triển. Hơn thế nữa, hiệp định này sẽ góp phần giúp Việt Nam kí kết thành công hiệp định thương mại với các nước khác, có lợi cho Việt Nam thúc đẩy tiến trình gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.
Sau khi Hiệp định thương mại có hiệu lực, quan hệ kinh tế – thương mại giữa hai nước đã có những chuyển biến tích cực. Mặc dù còn nhiều thách thức phớa trước, nhưng hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỡứ được kớ kết và được Quốc hội hai nước phê chuẩn mở ra triển vọng lớn cho nền kinh tế Việt Nam.