CHệễNG 2 QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA APEC VỚI VIỆT NAM QUA TRƯỜNG
2.2. QUAN HEÄ KINH TEÁ ASEAN -VIEÄT NAM TRONG KHUOÂN KHOÅ APEC (1998 - 2005)
2.2.3. QUAN HỆ KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ GIỮA ASEAN VÀ VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ APEC (1998 - 2005)
2.2.3.1. Cơ sở quan hệ hợp tác đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam
Nhằm thực hiện thành công đường lối Đổi mới của Đảng (đề ra tại Đại hội VI của Đảng, tháng 12/1986) để phát triển kinh tế xã hội trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những bước chuẩn bị cho quan hệ hợp tác đầu tư của các nước phát triển vào Việt Nam, đặc biệt là những nước trong khu vực ASEAN.
Từ sau Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986) đến năm 2000, Nhà nước Việt Nam đã tạo nhiều điều kiện, chính sách, biện pháp và ban hành nhiều văn bản
pháp lý thu hút đầu tư nước ngoài, hợp tác kinh tế, của các nước vào Việt Nam trong đó có các nước ASEAN. Nhiều Hiệp định hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước (trong đó có nhiều nước thuộc khối ASEAN) lần lượt được kí kết.
Bieồu hieọn cuù theồ qua:
- Tháng 12/1987, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành (có hiệu lực tháng 01/1988). Từ khi ban hành có hiệu lực đến năm 2000, bộ luật trải qua 4 lần sửa đổi, bổ sung vào những năm 1990, 1992, 1996 và năm 2000. Việc sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng những thay đổi cần thiết, tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài từ đó thu hút được nhiều hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong đó có nguồn vốn không nhỏ từ các nước ASEAN đầu tư làm ăn ở Việt Nam.
- Bên cạnh đó, những chính sách khác được Nhà nước Việt Nam bổ sung và hoàn thiện dần đã tạo thêm thuận lợi cho các nhà đầu tư trên các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đất đai, thẩm định dư án, ... nhằm khuyến khích, ưu đãi các dự án đầu tư của nước ngoài.
- Riêng đối với các nước trong khối ASEAN, Việt Nam đã kí hàng loạt các Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore, Indonesia (hiệu lực pháp lý kể từ năm 1991, 1992). Các Hiệp định có hiệu lực 10 năm trở lên.
- Tiếp đó vào cuối năm 1995, Việt Nam cùng ASEAN kí Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN (AIA). Ý nghĩa của sự kiện này là nhằm tăng cường đầu tư giữa các nước ASEAN và thu hút vốn đầu tư từ những khu vực khác vào Đông Nam Á.
Sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Á sau một thời gian dài tiến triển đã phần nào chững lại sau cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á (1997). Từ sự kiện trên, Việt Nam đã đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ban hành một số văn bản pháp lý:
- Quy định 08/1998 NĐ-CP (ngày 22/1/1998) về Quy chế thành lập Hiệp hội doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
- Nghị định 01/1998 NĐ-CP (ngày 23/1/1998) về một số biện pháp khuyến khích, bảo đảm đầu tư.
- Chỉ thị số 11-TTG (ngày 16/3/1998) về việc thực hiện nghị định số 10/1998/NĐ-CP về cải tiến thủ tục đầu tư.
- Quyết định số 53/1999/ QĐ-TTG (ngày 26/3/1999) của thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài những hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và ASEAN còn có những hiệp định về kinh tế, thương mại và các lĩnh vực khác giữa Việt Nam với các nước ASEAN được kí kết.
Như vậy, Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, các văn bản thi hành dưới luật cùng các hiệp định kinh tế của Việt Nam với từng nước cũng như với cả khối ASEAN đã xây dựng thành một khung pháp lý quan trọng cho quan hệ hợp tác, đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực cùng sự thịnh vượng chung của khu vực Đông Nam Á.
2.2.3.2. Quá trình đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam (1998- 2005)
Quá trình đầu tư
Sau những bước xúc tiến hội nhập cùng những cơ sở pháp lý về mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước khối ASEAN được ban hành từ năm 1988 và được bổ sung sửa đổi dần cho đến năm 2000, Việt Nam nhanh chóng thu hút được các nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung và các nước khối ASEAN nói rieâng.
Ngay từ rất sớm, các nước ASEAN đã đầu tư vào Việt Nam với những quy mô lớn nhỏ khác nhau trên nhiều lĩnh vực kinh tế được Nhà nước cho phép.
Tuy chưa thể so sánh về quy mô, số lượng với nguồn vốn đầu tư từ những nhà đầu tư ngoài khu vực nhưng nhìn chung, xu hướng tăng cường đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam có chiều hướng tăng dần theo năm. Cụ thể "Đến cuối năm 1990, các nước ASEAN mới chỉ đầu tư được 16 dự án với số vốn 35 triệu USD, thì sang năm 1991 đã tăng lên 28 dự án với số vốn 168 triệu USD.
Tính đến tháng 2 năm 1992, số dự án đã tăng lên gấp 2 lần so với năm 1991 và đạt tổng số vốn 218 triệu USD". [Dẫn lại 10,tr18]
Đến cuối năm 1994, tổng số dự án đầu tư của 6 nước ASEAN ban đầu vào Việt Nam là 172 dự án với tổng số vốn là 2.037,4 triệu USD, chiếm gần 18%
tổng số dự án và 16% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài ở Việt Nam.
Qua đó chúng ta cũng nhận thấy, các dự án đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam trong giai đoạn 1988 -1994 chủ yếu tập trung ở lĩnh vực văn phòng làm việc, khách sạn, tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp và dầu khí, dịch vụ, một số ít dự án và vốn dành cho ngân hàng, thủy hải sản. Số dự án và vốn đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, cơ sở hạ tầng chỉ chiếm số lượng khá khiêm tốn. Xét về quy mô, trừ Singapore và Malaysia có một số dự án đầu tư vào khách sạn và dầu khí với số vốn đầu tư lớn, còn lại hầu hết các dự án của các nước ASEAN vào Việt Nam có quy mô nhỏ, chậm thực hiện mang tính chất thăm dò, tìm hiểu thị trường Việt Nam.
Bước chuyển biến quan trọng trong việc tăng cường đầu tư của ASEAN vào Việt Nam là từ tháng 7 năm 1997, sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN, vốn đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN tăng lên nhanh chóng.
Tính đến hết năm 1995, các nước ASEAN đã đầu tư vào Việt Nam 232 dự án với tổng số vốn đầu tư 2.851 triệu USD.
Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam (1998 – 2004) Năm Khối lượng (triệu USD) Số dự án
1998 9517 377
1999 396
2000 9500 422
2001 9330 457
2003 10700 585
2004 10800 611
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư [Dẫn lại: 41,tr132]
Qua bảng trên, chúng ta nhận thấy, đầu tư nước ngoài từ các nước ASEAN vào Việt Nam có phần giảm hơn trước rất nhiều từ năm 1998, đến năm 2000 mới có dấu hiệu phục hồi. Từ năm 2001 trở đi, dòng vốn đầu tư từ ASEAN vào Việt Nam tương đối ổn định.
Từ những thực tế qua các chỉ số kinh tế trên chúng ta có thể nhận thấy, quá trình đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam mang tính hai mặt.
Một mặt các nhà đầu tư của ASEAN quan tâm đến việc đầu tư ở Việt Nam.
Mặt khác là sự đầu tư của họ thiếu tính ổn định, điều này thể hiện tâm lý chưa hoàn toàn an tâm đầu tư, làm ăn ở Việt Nam. Nguyên nhân rất nhiều nhưng xét về mặt cạnh tranh giữa các nước tư bản, có thể nhận ra rằng các nước ASEAN có tiềm lực kinh tế, vốn, năng lực quá khiêm tốn trước các nhà đầu tư đến từ Châu Âu, Bắc Miõ, Đông Bắc Á... Khủng hoảng kinh tế Châu Á làm cho những nước ASEAN chậm hồi phục tốc độ tăng trưởng kinh tế đồng thời thận trọng hơn trong việc đầu tư kinh tế... Việc tìm một vị trí xứng đáng ở thị trường Việt Nam nơi mà những thương hiệu của các nước ASEAN còn khá xa lạ so với các nước ngoài khu vực là một thiệt thòi lớn, ngoài ra còn sẽ gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt với các tập đoàn đầu tư tư bản lớn trên thế giới... Do vậy, thực trạng đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam vẫn phải đối đầu với những thách thức lớn trước mắt.
Hình thức, quy mô các dự án đầu tư nước ngoài của ASEAN vào Việt Nam
Hình thức đầu tư:
Đa số các nhà đầu tư ASEAN chọn hình thức liên doanh khi đầu tư vào Việt Nam, kế đến là loại hình doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và số dự án còn lại thuộc hình thức hợp doanh. Điều này được nhiều người cho rằng, các nhà đầu tư ASEAN muốn chia sẻ rủi ro với các đối tác Việt Nam, phản ánh tâm trạng sợ mạo hiểm của các nhà đầu tư ASEAN.
Tuy vậy, trong những năm gần đây, do làm quen với môi trường đầu tư của Việt Nam, tỷ lệ các dự án 100% vốn nước ngoài từ các nước ASEAN vào
Việt Nam có tăng lên, hình thức liên doanh giảm dần. Hình thức hợp doanh vẫn chiếm số lượng nhỏ trong các dự án.
Cơ cấu và qui mô đầu tư
Tình hình đầu tư của ASEAN vào các ngành kinh tế của Việt Nam (1988-1994)
ẹụn vũ tớnh: trieọu USD Nước Dầu
khí
Coâng nghieọp
Noâng laâm nghieọp
Thuyû hải sản
KS, VP làm vieọc
Dòch vuù
Ngaân hàng
Cô sở hạ taàng
Toồng cộng
Singapore 22.0 371.79 10.35 528.1 80.37 10 1.042
Malaysia 65.0 347.20 95.00 2.39 10 5.39 581
Thái Lan 15.0 55.10 8.86 21.12 76.28 22.60 45 4.6 289
Indonesia 26.5 45.25 35.36 10 117
Phillippine 40.92 1.63 16.00 59
Nguồn: Danh mục các dự án đầu tư 1988-1994 [Dẫn lại 36,tr76]
Lĩnh vực mà các nước ASEAN chọn để đầu tư vào Việt Nam trong giai đoạn 1998 - 2005 cũng không có những thay đổi đáng kể so với giai đoạn trước đó. Vốn đầu tư của các nứơc ASEAN tập trung vào các lĩnh vực khách sạn, du lịch và dịch vụ, tiếp theo là ngành công nghiệp. Những dự án đầu tư vào nông lâm ngư nghiệp vốn là thế mạnh của các nước ASEAN lại rất ít. Điều này được các nhà nghiên cứu cho là phù hợp với các chỉ số của cơ cấu kinh tế hiện đại, công nghiệp hoá: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
Vì cơ cấu đầu tư của các nước ASEAN (trừ Singapore) tương đối giống nhau và trình độ công nghệ có giới hạn, cho nên, các nước ASEAN chủ yếu đầu tư vào Việt Nam ở ngành công nghiệp lắp ráp và chế biến, xây dựng cơ sở hạ tầng... Các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp - chuyển giao công nghệ hiện đại không có nhiều, số vốn không cao. Các nhà đầu tư ASEAN chọn các lĩnh vực thu hồi vốn và lợi nhuận nhanh nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có và lực lượng lao động với giá rẻ và sử dụng có hiệu quả công nghệ của họ.
Cho đến giữa năm 1998, trong tổng số 377 dự án đầu tư của các nước ASEAN đang triển khai ở Việt Nam chỉ có 136 dự án với 3.725 triệu USD đầu tư vào các ngành công nghiệp, chiếm 76% tổng số dự án và 39,5% tổng vốn đầu tư của ASEAN vào Việt Nam. Giai đạon sau, đầu tư nước ngoài của ASEAN vào Việt Nam có tăng về số dự án và vốn đầu tư, nhưng như đã nói ở trên, cơ cấu đầu tư ít thay đổi. [41,tr133]
Nhìn chung, qui mô các dự án đầu tư của ASEAN vào Việt Nam tương đối nhỏ, với qui mô vốn chỉ từ 1- 1,5 triệu USD, ngoài một số dự án của Singapore đầu tư vào khách sạn, khu công nghiệp kỹ thuật cao và dự án của Malaysia đầu tư vào dầu khí có số vốn đầu tư khá lớn.
Đầu tư của một số nước ASEAN vào Việt Nam (tính đến cuối năm 2000)
Nước đầu tư Số dự án Tổng số vốn (trieọu USD)
Singapore 235 6.744.684.282
Thái Lan 92 1.081.002.247
Malaysia 79 1.009.827.131
Phillippine 18 260.969.612
Indonesia 8 113.002.000
Nguồn:Vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài [Dẫn lại 41,tr134]
Đầu tư theo vùng lãnh thổ:
Cho đến nay, các dự án đầu tư của ASEAN vào Việt Nam có mặt ở nhiều tỉnh, thành Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn vốn đầu tư chủ yếu tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai... Những vùng kinh tế khó khăn có chính sách ưu tiên phát triển chưa được các nhà đầu tư ASEAN quan tâm.
Đầu tư của các nước ASEAN vào các vùng lãnh thổ Việt Nam (tính đến năm 2000) ST
T
Địa phương Số dự án
Tổng vốn đầu tư (trieọu USD)
Tỷ trọng (%)
1 Hà Nội 57 3.3983102.964 37.82
2 TP Hoà Chí Minh 146 1.941.386.651 20.99
3 Lâm Đồng 8 718.281.375 7.77
4 Đồng Nai 37 587.396.193 6.35
5 Bỡnh Dửụng 61 587.002.346 6.35
6 Hà Tây 9 434.767.000 4.70
7 Bà Rịa-Vũng Tàu 20 297.656.140 3.22
8 Hải Dương 4 289.998.000 3.14
9 Quảng Ninh 8 220.339.236 2.38
10 Dầu khí ngoài khơi 2 101.600.000 1.10
11 Hải Phòng 12 81.713.461 0.88
12 Ninh Bình 1 60.000.000 0.65
13 Đà Nẵng 7 54.198.510 0.59
14 Vónh Phuùc 4 47.840.000 0.52
15 Long An 6 46.121.667 0.50
16 Phuù Yeân 5 43.122.200 0.47
17 Taây Ninh 10 42.208.814 0.46
18 Hửng Yeõn 1 39.000.000 0.42
19 Caàn Thô 6 31.659.000 0.34
20 Khánh Hoà 6 30.575.000 0.33
21 Thái Nguyên 2 23.556.000 0.25
22 Tuyeân Quang 1 11.200.000 0.12
23 Hà Tĩnh 3 9.845.000 0.11
24 Bình Phước 2 9.000.000 0.10
25 Thanh Hoá 2 8.800.000 0.10
26 Yên Bái 1 5.457.500 0.06
27 Ngheọ An 1 5.208.528 0.06
28 An Giang 1 5.117.800 0.06
29 Tieàn Giang 1 3.360.038 0.04
30 Hueá 1 3.257.340 0.04
31 Beán Tre 1 2.500.000 0.03
32 Gia Lai 1 2.300.000 0.02
33 Bỡnh ẹũnh 1 1.797.000 0.02
34 Bình Thuận 2 1.514.000 0.02
35 Kieân Giang 1 1.000.000 0.01
36 ẹaộc Laộc 1 1.000.000 0.01
37 Cà Mau 1 875.000 0.01
38 Quảng Nam 1 500.000 0.01
39 Đồng Tháp 1 362.037 0.00
Toồng soỏ 435 9.246.618.800 100 Nguồn: Vụ Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư [Dẫn lại 10,tr12]