Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam qua mối quan hệ ASEAN - Vieọt Nam trong khuoõn khoồ APEC

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Quan hệ hợp tác giữa các khối nước trong diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với Việt Nam qua trường hợp khối Bắc Mĩ và khối ASEAN (1998 - 2005) (Trang 157 - 161)

Chương VI: Các qui định liên quan đến tính minh bạch, công khai và quyeàn khieỏu kieọn goàm 8 ủieàu

CHệễNG 4 ĐẶC ĐIỂM, BÀI HỌC KINH NGHIỆM, NHỮNG CƠ HỘI VÀ

4.3. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA KHỐI BẮC MĨ, KHỐI ASEAN VỚI VIỆT NAM TRONG KHUÔN

4.3.2. Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam qua mối quan hệ ASEAN - Vieọt Nam trong khuoõn khoồ APEC

Như chúng ta đã biết, việc triển khai AFTA ở Việt Nam không dễ dàng.

Lần đầu tiên tham gia vào một cơ chế hợp tác thương mại khu vực có những nguyên tắc vận hành khá mới mẻ, Việt Nam không tránh khỏi những lúng túng.

Chỉ xét đến cơ cấu thuế, giữa Việt Nam và các nước ASEAN khác đã có sự khác biệt. Biểu thuế nhập khẩu của nước ta có những điểm không phù hợp với thông lệ quốc tế. Tính đến tháng 1/1996, khi bắt đầu triển khai AFTA, Việt Nam chỉ áp dụng một loại thuế duy nhất là thuế nhập khẩu với mức thuế suất cao so với các nước ASEAN khác, nhất là thuế đánh vào hàng tiêu dùng và hàng xa xỉ phẩm.

[43,tr144]

Thêm vào đó, trong biểu thuế xuất khẩu của Việt Nam không phân biệt mức thuế suất ưu đãi, mức thuế suất phổ thông và mức thuế suất tạm thời, mặc dù trong luật thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam có những qui định về các mức thuế suất theo các hiệp định quốc tế. Những khác biệt này làm cho việc giảm thuế theo chương trình CEPT của Việt Nam gặp phải những khó khăn. Và việc khắc phục những hạn chế này sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức.

Một khó khăn khác được xem là lớn nhất của Việt Nam khi tham gia AFTA là xoá bỏ hạn ngạch và các hàng rào phi quan thuế khác.

Để bảo hộ thị trường trong nước, Việt Nam áp dụng các biện pháp như hạn ngạch, giấp phép nhập khẩu... Việc xoá bỏ ngay các hàng rào thuế quan sẽ đẩy các ngành công nghiệp còn non trẻ của nước ta đứng bên bờ phá sản do chưa đủ sức cạnh tranh với ngành công nghiệp của các nước trong khu vực. Nếu như các ngành công nghiệp trong nước bị phá sản sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế, và kèm theo nó là những hậu quả tai hại về các lĩnh vực khác của đất nước.

Việt Nam là nước tham gia AFTA sau, trình độ phát triển còn thấp xa so với các nước trong khối ASEAN, hầu hết các ngành kinh tế còn non yếu, mặt khác, thuế nhập khẩu còn là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, cho nên, việc xây dựng và đưa ra danh mục hàng hoá cắt giảm thuế, danh mục các biện pháp phi quan thuế... cũng phải tính toán đến nhiều điều kiện trong nước.

Mặc dù còn nhiều khó khăn như vậy, Việt Nam rất cố gắng nhằm vừa đáp ứng được những yêu cầu của AFTA - CEPT, vừa đảm bảo duy trì sự phát triển nền kinh tế của mình theo một tiến trình giảm thuế hợp lý. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn nhận rằng, trong giai đoạn đầu, các cam kết của Việt Nam trong thực hiện AFTA - CEPT vẫn còn mang tính đối phó. Nhưng dù sao đi nữa, việc tham gia AFTA - CEPT cũng đã có nhiều tác động đến Việt Nam

- Trước mắt, vấn đề nhập khẩu của Việt Nam từ các nước ASEAN chưa có những gia tăng đáng kể. Việt Nam nhập siêu lớn nhất là từ Singapore, kế đến là Thái Lan, Malayxia, Indonexia... trong đó, chiếm tỷ trọng lớn là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất... Các mặt hàng này hiện đã có thuế

suất dưới 5%. Thêm vào đó, các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu với khối lượng khá lớn từ ASEAN như xăng dầu, xe máy... chưa được đưa vào danh mục cắt giảm thuế.

Tuy nhiên, khi tham gia vào AFTA, cơ cấu công nghiệp của các nước có những thay đổi theo hướng chuyên môn hoá, chất lượng sản phẩm sẽ tăng và giá thành hạ, khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng của các nước ASEAN tại Việt Nam sẽ chiếm ưu thế, cho dù mức thuế suất không thay đổi. Thêm vào đó, hàng năm, Việt Nam cũng phải đưa một số mặt hàng trong danh mục cắt giảm thuế tạm thời có thuế suất cao trên 20% vào diện cắt giảm thuế và loại trừ dần các hàng rào phi quan thuế, điều này có thể dẫn đến những mặt hàng đến từ các nước ASEAN sẽ tăng lên, nếu như các mặt hàng sản xuất trong nước không đủ khả năng cạnh tranh.

- Trên lý thuyết, AFTA làm tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá của các nước ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng trong ASEAN. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, trên thực tế, khả năng AFTA làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN là không đáng kể. Điều này được lý giải bởi các nguyeân nhaân sau:

Thứ nhất, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam hiện nay là dầu thô, nông lâm hải sản chưa qua chế biếnhoặc sơ chế, dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ... Những mặt hàng này cũng tương tự như nhiều nước ASEAN.

Thứ hai, CEPT dành ưu đãi chủ yếu cho chế biến, trong khi đó, tỷ trọng hàng chế biến trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ có 18%. Những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như dầu thô, nông sản chưa được các nước tham gia AFTA đưa vào CEPT.

Về lâu dài, AFTA có tác động làm thay đổi cơ cấu công nghiệp của các nước ASEAN, do đó, có những mặt hàng có thể giảm ở các nước ASEAN khác, tạo điều kiện cho sản phẩm của Việt Nam có cơ hội chiếm lĩnh thị trường ở các nước ASEAN như hàng dệt may, chế biến thực phẩm...

Thêm vào đó, tham gia AFTA giúp Việt Nam có cơ hội nhập được nguyên liệu sản xuất từ các nước ASEAN với giá rẻ hơn, việc này cũng có thể gián tiếp

làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các thị trừơng ngoài ASEAN.

Tham gia vào AFTA cũng giúp Việt Nam có điều kiện khai thác những lợi thế mới trong quan hệ với các nước lớn.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần biết rằng, do các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam và các nước ASEAN tương đối giống nhau về cơ cấu, cho nên, việc cạnh tranh giữa các thành viên ASEAN khi tham gia vào thị trường buôn bán bên ngoài là không thể tránh khỏi. Việt Nam cần phải có nhiều cố gắng để có một vị trí vững chắc trên thị trường quốc tế.

- Tham gia vào AFTA, Việt Nam có cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ hơn trước, nhất là trong những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, chế biến thực phẩm... Ngoài những lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài sẵn có, như môi trường đầu tư hoà bình và phát triển ổn định, các nhà đầu tư nước ngoài giờ đây khi đầu tư vào Việt Nam cũng sẽ có cơ hội đầu tư vào thị trường ASEAN rộng lớn.

Đối với các nước ASEAN cũng vậy. Mặc dù là khu vực nhận đầu tư từ các nước phát triển, nhưng các nước ASEAN vẫn có khả năng đầu tư ra nước ngoài.

Do AFTA có những tác động đến cơ cấu kinh tế các nước, cho nên, một số ngành công nghiệp sẽ không có hiệu quả, buộc các nhà kinh doanh muốn tồn tại phải đầu tư ra nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, dưới tác động của AFTA, sẽ có sự chuyển dịch vốn đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều nhân công như ngành dệt, may mặc... Việt Nam là nơi có ưu thế về giá nhân công khá rẻ so với các nước ASEAN khác

Việt Nam cũng đang tham gia đàm phán để tiến tới thiết lập khu vực đầu tư ASEAN. Việc làm này sẽ tạo ra những thuận lợi về thủ tục hành chính và về tâm lý cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nước ASEAN.

- Về nguồn thu ngân sách, theo số liệu năm 1995, nhập khẩu từ các nước ASEAN chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, thuế nhập khẩu đóng góp khoảng 1/4 tổng số thu ngân sách [49,tr48]. Do đó, khi tham gia vào chương trình cắt giảm thuế quan, chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều đến nguồn thu ngân sách.

Tuy nhiên, về lâu dài, AFTA sẽ có tác động làm tăng hiệu quả sản xuất trong nước, thu hút mạnh mẽ đầu tư nứơc ngoài, cũng như tăng kim ngạch buôn bán giữa ASEAN với Việt Nam, giữa các nước ngoài ASEAN với Việt Nam. Vì vậy, việc thất thu ngân sách nhà nước do thực hiện CEPT sẽ phần nào được bù ủaộp.

- Về công nghiệp, AFTA tạo điều kiện cho các nước ASEAN mở rộng hợp tác và thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích sản xuất trong nước, từng bước nõng cao chất lượngù hàng hoỏ, dịch vụ để tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường nội địa, khu vực và quốc tế. Cũng như đối với các nước ASEAN khác, AFTA sẽ có tác động làm thay đổi cơ cấu công nghiệp ở Việt Nam, trong đó, một số ngành sẽ phát triển và một số ngành không đủ sức cạnh tranh sẽ bị bóp chết dần.

Khi tham gia AFTA, Việt Nam phải chấp nhận tham gia vào sự cạnh tranh khốc liệt ấy. Tuy nhiên, chúng ta cũng có điều kiện và thời gian chuẩn bị để có thể đứng vững trên thương trường khu vực và quốc tế. Khi tham gia AFTA, Việt Nam được một số ưu đãi. Chẳng hạn như, thời gian hoàn thành CEPT của Việt Nam sẽ được cộng thêm 3 năm, Việt Nam cũng như các nước ASEAN khác không cần hoàn thiện ngay danh mục cắt giảm thuế quan...

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Quan hệ hợp tác giữa các khối nước trong diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với Việt Nam qua trường hợp khối Bắc Mĩ và khối ASEAN (1998 - 2005) (Trang 157 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)