Thái Lan và Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Quan hệ hợp tác giữa các khối nước trong diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với Việt Nam qua trường hợp khối Bắc Mĩ và khối ASEAN (1998 - 2005) (Trang 82 - 86)

CHệễNG 2 QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA APEC VỚI VIỆT NAM QUA TRƯỜNG

2.2. QUAN HEÄ KINH TEÁ ASEAN -VIEÄT NAM TRONG KHUOÂN KHOÅ APEC (1998 - 2005)

2.2.4. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ GIỮA CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN ASEAN TRONG KHỐI APEC VỚI VIỆT NAM

2.2.4.3. Thái Lan và Việt Nam

Trong giai đoạn này, quan hệ kinh tế là lĩnh vực rất được chú trọng trong quan hệ song phương Thái Lan - Việt Nam. Đến nay, Thái Lan và Việt Nam đã kí gần 30 hiệp định và thoả thuận hợp tác, đáng kể là Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư...

Về thương mại:

Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á, quan hệ thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam giai đoạn này vẫn có những bước phát triển.

Quan hệ Thái Lan - Việt Nam (1998 -2002)

ẹụn vũ tớnh: trieọu USD

1998 1999 2000 2001 2002

Xuaỏt khaồu 295.26 312.73 388.90 322.77 228 Nhập khẩu 673.67 556.26 868.99 801.54 956 Quan heọ xuaỏt

nhập khẩu

-378.41 -243.53 -480.09 -478.77 -728

Tổng kim ngạch 968.93 868.99 1201.84 1.124.31 1.184 Mức tăng trưởng 27.6% -10.3% 38.3% -9.1% 0.95%

Qua bảng trên, chúng ta thấy quan hệ thương mại song phương Thái Lan - Việt Nam vẫn được duy trì. Mặc dù cán cân thương mại giữa hai nước có phần thâm hụt nghiêng về phía Việt Nam, nhưng cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những sự chuyển hướng nhất định, chủ yếu là nguyên liệu và khoáng sản , có cả các sản phẩm chế tạo như thiết bị điện, linh kiện điện tử, quần áo, giày deùp.

Thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Thái Lan là dầu thô, thủy hải sản... Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này trong thời gian gần đây cuõng taêng leân.

Thái Lan xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu ở các nhóm mặt hàng như máy móc, thiết bị, xe máy, nhóm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất như sắt thép, phân bón, xăng dầu, hàng tiêu dùng, hàng điện tử... Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Thái Lan tăng lên từ 352,6 triệu USD năm 1994 lên 1,183 tỷ USD năm 2002 và năm 2003 đạt 1,55 tỷ USD.

Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam đôi lúc cũng xảy ra những tranh chấp căng thẳng, chẳng hạn như xuất khẩu gạo. Năm

2000, hai bên đã đạt được những thoả thuận về xuất khẩu gạo và tích cực hợp tác trong lĩnh vực này.

Cùng với thương mại, phát triển quan hệ đầu tư cũng là vấn đề quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa Thái Lan với Việt Nam. "Cả hai bên công nhận tầm quan trọng của đầu tư như sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế quốc gia cũng như cho quan hệ song phương" [26,tr318]. Thái Lan là một trong những nước đầu tư vào nước ta tương đối sớm (từ những năm 1988-1990). Trong các nước ASEAN, đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam đứng thứ hai sau Singapore.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã có ảnh hưởng nhiều đến đầu tư của nước này vào Việt Nam.

Đến nay, Thái Lan hiện đứng thứ 9 trong số 62 nước đầu tư vào Việt Nam với 112 dự án với trị giá vốn đăng kí là 1,376 tỉ USD. Xét về cơ cấu đầu tư, Thái Lan tập trung vào các lĩnh vực khai thác nông hải sản, khoáng

sản, xây dựng, chế biến thực phẩm, khách sạn, du lịch, ngân hàng. Đây là những ngành đòi hỏi sử dụng nhiều lao động, vì thế, Thái Lan có cơ hội tận dụng được lợi thế về nguồn lao động với giá rẻ và nguyên liệu sẵn có của Việt Nam.

Cơ cấu đầu tư trực tiếp của Thái Lan ở Việt Nam (1-1-1998 - 30-9-1998)

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (10/1998). [Dẫn lại 10,tr18]

Các lĩnh vực kinh tế Dự án Vốn đầu tư (trieọu USD)

Vốn thực hieọn (trieọu USD)

Doanh thu (trieọu USD)

Việc làm (người)

Công nghiệp nặng 19 252.9 53.1 66.8 981

Coõng nghieọp nheù 12 91.8 25.6 73.5 918

CN thực phẩm 3 6.4 1.4 00 73

Noõng laõm nghieọp 11 138.0 71.4 194.8 1526

Khách sạn, du lịch 8 142.8 102.1 23.2 1082

Xây dựng 17 381.1 48.8 10.8 342

Các ngành khác 8 72.6 139.9 35.2 121

Tổng số (Thái Lan) 78 1085.6 441.3 333.9 5043

Toồng soỏ (ASEAN) 377 9437.0 3007.0 1969.5 34074

Đến năm 2003, cơ cấu đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam tuy cũng khá đa dạng nhưng không có nhiều thay đổi so với trước. Thái Lan cũng chủ yếu đầu tư vào công nghiệp và các ngành khác như xây dựng, du lịch...Việc đầu tư nhiều vào công nghiệp phù hợp với chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam. Tuy nhiên, các dự án của Thái Lan thuộc loại vừa và nhỏ, bình quân mỗi dự án đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam đạt 11,7 triệu USD.

Đầu tư trực tiếp của Thái Lan theo ngành (Được cấp giấy phép cho đến tháng 6/2003)

ẹụn vũ tớnh: trieọu USD STT Ngành Số dự án Số vốn đầu tư

1 Công nghiệp và xây dựng 75 473.89

2 Noõng - Laõm nghieọp 13 408.39

3 Dũch vuù 29 500.83

Toồng soỏ: 117 1.383.11

Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư (năm 2003) [Dẫn lại 26,tr319]

Xét về hình thức đầu tư, các nhà đầu tư Thái Lan đầu tư vào Việt Nam ở cả ba hình thức liên doanh, hợp doanh và 100% vốn nước ngoài, trong đó chiếm số lượng nhiều nhất là hình thức liên doanh. Nổi bật trong số đó là dự án có vốn đầu tư trên 40 triệu như Công ty phát triển khu công nghiệp Long Bình, Công ty sản xuất phụ tùng ôtô, xe máy. Hình thức xí nghiệp 10% vốn nước ngoài có khoảng 30 dự án, chiếm 18,4% tổng vốn đầu tư. [Dẫn lại 10,tr18]

Cho đến nay, mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam vẫn được hai bên công nhận tương đối hiệu quả và có tác động không nhỏ đến công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Quan hệ hợp tác giữa các khối nước trong diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với Việt Nam qua trường hợp khối Bắc Mĩ và khối ASEAN (1998 - 2005) (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)