CHệễNG 2 QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA APEC VỚI VIỆT NAM QUA TRƯỜNG
2.2. QUAN HEÄ KINH TEÁ ASEAN -VIEÄT NAM TRONG KHUOÂN KHOÅ APEC (1998 - 2005)
2.2.2. CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG ASEAN THÀNH KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO (AFTA) VÀ SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM
Từ khi còn là quan sát viên của tổ chức ASEAN, Việt Nam đã cam kết tham gia vào các chương trình hợp tác khu vực, trong đó có AFTA. Năm 1994, trong thư gửi Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN Mohamad Bolkiah, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã cam kết: Việt Nam sẽ bắt đầu thực hiện Hiệp định về Lộ trình CEPT cho AFTA vào ngày 1/1/1996 trên cơ sở những cam kết đã được cùng nhau thoả thuận bao gồm:
-Đợt đầu tiên trong các cam kết CEPT - AFTA sẽ được thực hiện vào 1/1/1996
-Một thời gian biểu rõ ràng cho việc thực hiện CEPT trước Hội nghị thượng đỉnh lần thứ V (12/1995) của Việt Nam để tuân thủ đầy đủ các cam kết CEPT-AFTA
Mục tiêu hiện thực hoá AFTA là năm 2006. [ 43,tr140]
Sau khi được kết nạp vào ASEAN, nước ta đã có những hoạt động tích cực chuẩn bị cho việc thực hiện CEPT. Đến tháng 12/1995, Việt Nam đã đệ trình 1366 danh mục hàng hoá của mình để tham gia chương trình cắt giảm thuế quan.
Danh mục cắt giảm thuế quan ngay của Việt Nam chủ yếu tập trung vào những mặt hàng có thuế suất hơn 20% và một số mặt hàng có thuế suất cao nhưng Việt Nam đang có lợi thế xuất khẩu.
Sang đầu năm 1996, chính phủ Việt Nam đã ban bố Nghị định 91/CP qui định việc thực hiện CEPT. Việc này cho thấy Việt Nam đánh giá rất cao việc tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế khu vực. Dựa trên kết quả nghiên cứu về AFTA và kinh nghiệm triển khai AFTA của các nước trong khu vực, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã đề ra những nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng lịch trình giảm thuế theo chương trình CEPT của nước ta:
- Không gây ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách - Bảo hộ hợp lý cho nền sản xuất trong nước
- Tạo điều kiện khuyến khích việc chuyển giao kỹ thuật đổi mới công nghệ cho các ngành công nghiệp trong nước
- Hợp tác với các nước ASEAN trên cơ sở các quy định của Hiệp định CEPT để tranh thủ ưu đãi, thị trường cho xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
[43,tr142]
Việt Nam chính thức thực hiện chương trình giảm thuế nhập khẩu vào tháng 1/1/1996 tại Hà Nội. Trong quá trình thực hiện chương trình CEPT/AFTA, Việt Nam đã tham gia trong các chương trình sau:
2.2.2.1.Chương trình cắt giảm thuế quan
Tiến trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam: Việt Nam hiện đang trong giai đoạn bắt đầu cắt giảm thuế nên không áp dụng chương trình giảm thuế cấp tốc. Việt Nam chỉ đưa ra 875 danh mục hàng hoá đã có mức thuế nhập khẩu thấp từ 0% - 5% đáp ứng yêu cầu của CEPT một cách tự nhiên, và giảm thuế nhập khẩu bình thường có lịch trình thực hiện kể từ 1/1/1998. Những việc làm này giúp Việt Nam có thêm thời gian cải tiến hệ thống thuế nội địa, bảo đảm nguồn thu ngân sách và bảo hộ nền kinh tế nước nhà.
Danh mục loại trừ hoàn toàn: bao gồm những nhóm mặt hàng có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, cuộc sống và sức khoẻ con người, động thực vật, đến các giá trị lịch sử, nghệ thuật... cùng với một số những mặt hàng hiện ta đang nhập khẩu nhiều với ASEAN mà không có khả năng xuất khẩu và đang có mức thuế cao trong biểu thuế. Danh mục này hiện có trên 150 mặt hàng thuộc các nhóm mặt hàng như động vật sống, thuốc phiện, thuốc nổ, vũ khí, xăng dầu, ô tô chở khách dưới 15 chỗ ngồi...
Danh mục loại trừ tạm thời: được xây dựng căn cứ vào qui định của CEPT và kế hoạch phát triển đến năm 2010 của các ngành kinh tế trong nước cùng đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam nhằm đạt được yêu cầu không ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách và bảo hộ các ngành sản xuất trong nước.
Danh mục này của Việt Nam có khoảng 1200 mặt hàng, chủ yếu bao gồm các mặt hàng có thuế suất trên 20% và một số mặt hàng tuy có thuế suất thấp hơn 20% nhưng trước mắt phải bảo hộ bằng thuế nhập khẩu, hoặc các mặt hàng đang đựơc áp dụng các biện pháp phi quan thuế ngoài biện pháp hạn chế số lượng như hàng phải có giấp phép của Bộ quản lý chuyên ngành, hàng phải qua
kiểm tra nhà nước về chất lượng, hàng phải qua kiểm tra vệ sinh dịch tể, và hàng phải qua kiểm tra về an toàn lao động, các mặt hàng đang được dự kiến tăng thueá suaát.
Tuy nhiên, từ 1/1/1999 đến 1/1/2003, mỗi năm, Việt Nam phải chuyển 20% danh mục hàng hoá trừ tạm thời sang danh mục cắt giảm thuế.
Danh mục các mặt hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm: bao gồm các mặt hàng như thịt, trứng gia cầm...
Danh mục cắt giảm thuế quan: chủ yếu bao gồm 1633 các mặt hàng hiện đang có thuế suất thấp hơn 20% và một số mặt hàng có thuế suất cao hơn nhưng Việt Nam đang có thế mạnh về xuất khẩu.
2.2.2.2. Chương trình áp dụng các biện pháp phi quan thuế
Chương trình này áp dụng các biện pháp để bảo hộ thị trường như hạn ngạch, giấp phép nhập khẩu, các biện pháp mang tính kỹ thuật tinh vi như qui định các tiêu chuẩn về vệ sinh, về các tiêu chuẩn cần đáp ứng đối với sản phẩm nhập khẩu, về kinh tế, bao bì, về mức độ gây ô nhiễm môi trường cho phép...
[36,tr43].
Việt Nam cũng tham gia vào chương trình này, nhưng ở mức độ còn giản đơn, không như ở các nước ASEAN khác. Vì vậy, thời gian tới, Việt Nam cần phải xem xét nhằm bổ sung các biện pháp phi quan thuế để tăng cường bảo hộ thị trường trong nước khi hàng rào thuế quan ngày càng giảm.
2.2.2.3. Cải tiến hệ thống hải quan
Việc cải tiến hệ thống hải quan có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh quá trình tự do hoá thương mại giữa các nước ASEAN. Chế độ hải quan của mỗi nước ASEAN có những điểm khác biệt, vì vậy, cùng với Hải quan các nước ASEAN, Hải quan Việt Nam đã và đang phối hợp với nhau giải quyết những vấn đề có liên quan tới việc cải tiến hệ thống hải quan:
- Điều hoà thống nhất danh mục biểu thuế quan của các nước ASEAN - Điều hoà thống nhất các hệ thống trị giá hải quan để tính thuế
- Điều hoà thống nhất quy trình thủ tục hải quan ASEAN
- Xuất bản sách Hướng dẫn về các quy trình thủ tục hải quan của các nước
- Triển khai hệ thống Luồng xanh để nhanh chóng hoàn thành các thủ tục hải quan cho các sản phẩm của CEPT
- Tờ khai hải quan chung
- Hiệp định hải quan của các nước ASEAN. [36; 44]
Chương trình xây dựng ASEAN thành khu vực mậu dịch tự do thông qua việc thực hiện kế hoạch thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ở khu vực Đông Nam Á cũng phần nào chịu ảnh hưởng của xu thế tòan cầu hóa nền kinh tế. Thông qua chương trình này, ASEAN hướng tới mục tiêu thực hiện thuận lợi hóa trong trao đổi thương mại giữa các nước thành viên. Và như vậy, nó cũng góp phần thực hiện mục tiêu thuận lợi hóa thương mại mà các nhà lãnh đạo APEC đã đặt ra từ khi tổ chức này được thành lập.
Ngoài tham gia vào AFTA, Việt Nam còn tham gia vào nhiều chương trình hợp tác khác của ASEAN, đáng kể đến là chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO), và Kế hoạch xây dựng khu vực đầu tư ASEAN (AIA). Tuy nhiên, do trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn chưa phát triển như một số nước ASEAN gốc, vì vậy, tham gia của Việt Nam vào các chương trình này còn nhiều hạn chế.