Quyền sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Quan hệ hợp tác giữa các khối nước trong diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với Việt Nam qua trường hợp khối Bắc Mĩ và khối ASEAN (1998 - 2005) (Trang 112 - 116)

“Quyền sở hữu trí tuệ” bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế, tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa, thông tin bí mật (bí mật thương mại), kiểu dáng công nghiệp và quyền đối với giống thực vật [45;15]. Chương 2 gồm có 18 điều. Theo đó, các nguyên tắc về quyền sở hữu trí tuệ được đưa ra như sau:

Các cam kết không vượt quá qui định của WTO.

Các cam kết không vượt quá cam kết phổ biến của các nước khác trong hiệp định song phương mà Hoa Kì đã kí với các nước đó.

Thể hiện được điều kiện cụ thể của các bên kí kết.

Hiệp định cho phép Việt Nam chuẩn bị các điều kiện thực hiện với thời gian ngắn nhất là 12 tháng và dài nhất là 30 tháng kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Chương 3: Thương mại dịch vụ gồm 11 điều

Hiệp định qui định các bên dành cho nhau qui chế đối xử tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia và pháp luật quốc gia.

Hiệp định đưa ra bảng lộ trình cam kết dịch vụ cụ thể. Theo đó, các công ty Hoa Kì được tiến hành hoạt động thương mại tại Việt Nam theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam dưới các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, xí

nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. Các công ty Hoa Kì được phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Các văn phòng này không được tiến hành hoạt động thu lợi nhuận tại Việt Nam.

Về các lĩnh vực và ngành cụ thể, hiệp định qui định như sau:[45; 98-114]

Các dịch vụ pháp lý: các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kì có thể cung cấp dịch vụ dưới hình thức chi nhánh, công ty 100% vốn Hoa Kì, liên doanh Hoa Kì – Việt Nam. Trong đó, thời hạn hoạt động của chi nhánh công ty luật Hoa Kì là 5 năm kể từ ngày cấp phép và gia hạn 5 năm một lần.

Các dịch vụ kế toán, kiểm toán: trong vòng 3 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, các công ty 100% vốn Hoa Kì sẽ được cấp phép tùy từng trường hợp, và số lượng sẽ do Bộ Tài chính Việt Nam quyết định tùy vào tình hình thị trường Việt Nam; các công ty kiểm toán có vốn đầu tư Hoa Kì, trong vòng hai năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án có sự tài trợ của nước ngoài tại Việt Nam.

Các dịch vụ tư vấn về thuế: các công ty cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư Hoa Kì chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án có sự tài trợ của nước ngoài ở Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Sau đó thì không hạn chế.

Các dịch vụ kỹ thuật: các công ty 100% vốn Hoa Kì chỉ được cung cấp dịch vụ cho các xí nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong vòng hai năm đầu sau khi thành lập, sau đó không hạn chế.

Các dịch vụ về vi tính và các dịch vụ có liên quan: trong vòng hai năm đầu sau khi thành lập, các xí nghiệp 100% vốn Hoa Kì chỉ được cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Các dịch vụ quảng cáo (trừ các dịch vụ quảng cáo đối với mặt hàng rượu và thuốc lá): chỉ thông qua liên doanh hay hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác Việt Nam được phép kinh doanh một cách hợp pháp. Phần góp vốn ban đầu của phía Hoa Kì không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh, sau 5 năm sẽ là 51% và sau 7 năm thì không hạn chế về tỷ lệ góp vốn.

Các dịch vụ nghiên cứu thăm dò thị trường: các qui định giống với các qui định về dịch vụ quảng cáo.

Các dịch vụ tư vấn quản lý: chỉ thông qua liên doanh hay hợp đồng hợp tác kinh doanh, sau 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, các công ty 100% vốn Hoa Kì được phép thành lập.

Các dịch vụ viễn thông: vốn đóng góp của phía Hoa Kì không được phép vượt quá 49% trong thời gian khoảng từ 5 – 6 năm tùy từng loại dịch vụ cụ thể.

Các dịch vụ nghe nhìn: bao gồm các dịch vụ sản xuất và phân phối phim, các dịch vụ chiếu phim. Hiệp định chỉ thông qua các liên doanh với các đối tác được cung cấp các dịch vụ này một cách hợp pháp tại Việt Nam. Phần vốn đóng góp của Hoa Kì không vượt quá 49% và sau 5 năm, hạn chế về vốn sẽ là 51%.

Các dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật có liên quan: trong vòng 3 năm đầu khi thành lập và hoạt động, các xí nghiệp 100% vốn Hoa Kì chỉ được cung cấp dịch vụ cho các xí nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Các dịch vụ phân phối: được phép lập liên doanh sau 3 năm hiệp định có hiệu lực, vốn đóng góp phía Hoa Kì không quá 49%, sau 6 năm hạn chế này bị bãi bỏ.

Các dịch vụ giáo dục: chỉ dưới hình thức liên doanh., 7 năm sau khi hiệp định có hiệu lực được phép lập trường 100% vốn Hoa Kì.

Các dịch vụ bảo hiểm: ba năm sau mới cho phép lập liên doanh 50% vốn và 5 năm sau mới thành lập công ty 100% vốn Hoa Kì. Tuy nhiên, hiện nay cũng đã có một số công ty bảo hiểm nhân thọ 100% vốn Hoa Kì.

Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác: 8 năm sau khi hiệp định có hiệu lực, các tổ chức có vốn đầu tư Hoa Kì mới được phát thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia; 9 năm sau mới được phép thành lập ngân hàng 100%

vốn Hoa Kì tại Việt Nam. Trước mắt, chi nhánh ngân hàng không được đặt máy rút tiền tự động ngoài văn phòng, không được lập các điểm giao dịch phụ thuộc.

Các dịch vụ y tế: được phép thành lập các cơ sở chữa bệnh 100% vốn Hoa Kì. Vốn đầu tư tối thiểu cho bệnh viện là 20 triệu USD, phònh khám đa khoa là 2 triệu USD, phòng khám chuyên khoa là 1 triệu USD.

Các dịch vụ du lịch và dịch vụ lữ hành liên quan: các dịch vụ khách sạn và nhà hàng được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn Hoa Kì; các dịch vụ đại lý và điều phối du lịch lữ hành: phần vốn đóng góp của Hoa Kì không vượt quá 49% và sau 3 năm, hạn chế về vốn sẽ là 51%, sau 5 năm hạn chế này sẽ bị bãi bỏ.

Trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, Việt Nam cũng bảo lưu quyền không cho phép các công ty Hoa Kì kinh doanh phân phối các mặt hàng thiết yếu nhất như xăng dầu, khí đốt, phân bón, thuốc trừ sâu, rượu bia, thuốc lá, thuốc chữa bệnh, kim loại quý, đá quý, chất nổ, gạo, bột mì, ấn phẩm, thiết bị in ấn, băng đĩa đã ghi âm thanh, thiết bị thu phát sóng, tem các loại. Về phía mình, Hoa Kì cam kết mở cửa thị trường cho 103 phân ngành dịch vụ của Hoa Kì cho Việt Nam như đối với các thành viên WTO khác.

Chương 4: Phát triển quan hệ đầu tư, bao gồm 15 điều

Việt Nam bảo lưu quyền ban hành hoặc duy trì các ngoại lệ về chế độ đối xử quốc gia đối với khoảng 20 lĩnh vực như: phát thanh, truyền hình, xuất bản các sản phẩm văn hóa, đầu tư về bảo hiểm, ngân hàng, môi giới chứng khoán, thăm dò khai thác khoáng sản, xây dựng, vận hành các phương tiện viễn thông, xây dựng vận hành cảng biển, cảng sông, vận tải hàng hóa, hành khách bằng đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đánh bắt hải sản và kinh doanh bất động sản.

Hiệp định cũng qui định việc bảo lưu có thời hạn yêu cầu gắn đầu tư nước ngoài với việc phát triển nguồn nguyên liệu trong nước như chế biến giấy, dầu thực vật, sữa, đường mía, chế biến gỗ (trừ dự án sử dụng gỗ nhập khẩu). Yêu cầu này được duy trì 5 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực.

Hiệp định qui định những lĩnh vực mà Việt Nam có thể yêu cầu dự án đầu tư phải xuất khẩu ít nhất 80% sản phẩm: sản xuất xi măng, các loại sơn và sơn xây dựng, gạch ốp lát và sứ vệ sinh, nhựa PVC và các sản phẩm nhựa khác, giày

dép, hàng may mặc, thép xây dựng, bột giặt, phân bón NPK, thức uống có cồn, thuốc lá, giấy… Yêu cầu này được duy trì 7 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực.

Về giá, phí một số hàng hóa dịch vụ do nhà nước quản lý, Việt Nam đang trong quá trình cải cách hệ thống giá để xây dựng một hệ thống giá và phí thống nhất. Để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn và không phân biệt đối xử, Việt Nam cam kết sau 2 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực, mức phí giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp Hoa Kì sẽ đồng nhất ở phí đăng kiểm phương tiện vận tải, phí cảng biển quốc tế và cước thuê bao điện thoại nội hạt…

Trong vòng 4 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ từng bước xóa bỏ sự phân biệt về giá và phí đối với tất cả các hàng hoá và dịch vụ khác.

Ngoài ra, hiệp định cũng qui định những yêu cầu về vốn đầu tư, về công tác tổ chức liên doanh, trợ cấp và hỗ trợ của chính phủ, sở hữu, sử dụng đất đai và nhà ở. Việt Nam duy trì không thời hạn việc cấp phép đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Chương V: Tạo thuận lợi cho kinh doanh gồm 3 điều

Hai bên cam kết cho phép công dân và công ty hai bên hoạt động hợp pháp tại nước mình được nhập khẩu và sử dụng thiết bị văn phòng; được tiếp cận và sử dụng nơi ở và nơi làm việc trên cơ sở không phân biệt đối xử; được thuê các đại lý, nhà tư vấn và phân phối sản phẩm theo giá cả và điều kiện thỏa thuận giữa các bên; được quảng cáo sản phẩm và dịch vụ bằng cách thỏa thuận trực tiếp với các tổ chức thông tin quảng cáo; trực tiếp liên hệ để bán sản phẩm đầu tư; tiến hành nghiên cứu thị trường một cách trực tiếp hoặc thông qua hợp đồng; được dự trữ đầy đủ hàng mẫu và phụ tùng thay thế; được tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ do chính phủ cung cấp, bao gồm các tiện ích công cộng, trên cơ sở không phân biệt đối xử và theo giá cả công bằng và thỏa đáng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Quan hệ hợp tác giữa các khối nước trong diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với Việt Nam qua trường hợp khối Bắc Mĩ và khối ASEAN (1998 - 2005) (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)